WHO: tiêm tăng cường vắc xin sẽ không giúp xóa sổ đại dịch
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi cập nhật các vắc xin hiện có và phát triển vắc xin mới để xóa sổ Covid-19, thay vì tiêm tăng cường như hiện nay.
WHO cho rằng việc tiêm tăng cường lặp lại với các vắc xin hiện có sẽ không bền vững. Ảnh REUTERS
Hãng AFP ngày 12.1 dẫn lời nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo rằng việc lặp đi lặp lại các mũi tăng cường vắc xin Covid-19 hiện có không phải là chiến lược có thể thành công đối phó các biến thể mới xuất hiện.
Theo đó, cần có các vắc xin mới để phòng ngừa tốt hơn đối với khả năng lây nhiễm của những biến thể SARS-CoV-2.
“Một chiến lược tiêm chủng dựa trên các liều tăng cường lặp lại của vắc xin ban đầu không phải là phù hợp hay bền vững”, theo Nhóm Cố vấn kỹ thuật của WHO về chế phẩm vắc xin (TAG-Co-VAC).
Do đó, có thể phải cần cập nhật các vắc xin hiện hữu nhằm đối phó tốt hơn các biến thể mới như Omicron có mức độ lây lan nhanh và hiện đã xuất hiện tại ít nhất 149 nước.
Thực hư biến thể lai Omicron – Delta
Các chuyên gia cho rằng việc phát triển những vắc xin mới không chỉ bảo vệ những người nhiễm Covid-19 khỏi bệnh nặng, mà còn giúp tránh nhiễm virus ngay từ đầu.
Điều đó sẽ giúp giảm lây nhiễm trong cộng đồng cũng như các biện pháp y tế, xã hội nghiêm ngặt và trên diện rộng.
TAG-Co-VAC kêu gọi các chuyên gia phát triển vắc xin nên cố gắng tạo những loại có thể tạo phản ứng miễn dịch diện rộng, mạnh mẽ và kéo dài nhằm giảm nhu cầu phải tiêm các mũi tăng cường sau đó.
Theo WHO, có 331 ứng viên vắc xin hiện đang được nghiên cứu và phát triển trên thế giới. Trước khi các vắc xin mới được phát triển, các chế phẩm vắc xin hiện nay cần được cập nhật, TAG-Co-VAC kêu gọi.
Đến nay, thế giới đã tiêm khoảng 8 tỉ liều vắc xin Covid-19 tại ít nhất 219 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong khi các nước thu nhập cao đã tiêm trên 67% dân số với ít nhất 1 mũi, các nước thu nhập thấp chỉ mới tiêm chưa đến 11% dân số, theo Liên Hiệp Quốc.
WHO: 5 "công cụ" then chốt để Việt Nam kiểm soát siêu biến chủng Omicron
Việc siêu biến thể Omicron xuất hiện ở Việt Nam dấy lên lo ngại về một làn sóng Covid-19 mới, trong bối cảnh tình hình dịch ở nhiều địa phương, đặc biệt là Hà Nội đang rất nóng.
Trưa 28/12, Bộ Y tế công bố ca nhiễm biến thể Omicron đầu tiên tại Việt Nam. Đây là hành khách trên chuyến bay QH9028 từ Anh Quốc về Việt Nam. Đáng chú ý, theo điều tra có 165 người đi cùng chuyến bay với bệnh nhân này, trong đó chủ yếu là người ở Hà Nội và 3 địa phương khác.
Sáng 31/12, Quảng Nam tiếp tục phát hiện 14 trường hợp nhập cảnh dương tính biến thể Omicron.
Việt Nam đã ghi nhận các trường hợp nhập cảnh nhiễm Omicron đầu tiên (Ảnh minh họa: Đỗ Linh).
Các mẫu dương tính với SARS-CoV-2 biến thể Omicron là những trường hợp đi trên 4 chuyến bay, trong đó có một chuyến bay từ Mỹ và 3 chuyến bay từ Hàn Quốc về Việt Nam và hiện đang cách ly tại các khách sạn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Việc siêu biến thể Omicron xuất hiện ở Việt Nam dấy lên lo ngại về một làn sóng Covid-19 mới trong bối cảnh tình hình dịch ở nhiều địa phương, đặc biệt là Hà Nội đang rất nóng.
Trả lời trong cuộc phỏng vấn với Dân trí, TS Kidong Park, Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam, đã chỉ ra 5 "công cụ" then chốt để Việt Nam có thể kiểm soát Omicron. Qua đó, Việt Nam có thể ngăn ngừa việc vượt qua "ranh giới đỏ" và bảo vệ các nhóm dân số dễ bị tổn thương.
Việt Nam có thể ghi nhận thêm các ca nhiễm Omicron
PV: Từ những dữ liệu đã thu thập được, WHO đánh giá thế nào về sự nguy hiểm của biến thể Omicron?
TS Kidong Park: Omicron (B.1.1.529) đã được chỉ định là một biến thể đáng quan ngại (VOC) vì nó có số lượng đột biến cao và thông tin ban đầu cho thấy nó dễ lây truyền hơn các biến thể đáng quan ngại khác, bao gồm cả Delta.
Hiện tại, WHO đang làm việc cùng với các đối tác để hiểu rõ hơn về Omicron, bao gồm khả năng lây nhiễm, mức độ nghiêm trọng và tác động của biến thể này.
TS Kidong Park, Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam (Ảnh: WHO).
Cho đến nay, không có thông tin nào cho thấy biến thể này gây bệnh nặng hơn hay có ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine trong việc ngăn ngừa mắc bệnh nặng hoặc ảnh hưởng đến khả năng chẩn đoán.
Dữ liệu sơ bộ cho thấy Omicron có thể làm tăng nguy cơ tái nhiễm, ngay cả ở những người đã được tiêm đủ liều vaccine phòng Covid-19.
Vừa qua, Việt nam đã ghi nhận những trường hợp nhiễm biến thể Omicron đầu tiên. WHO đánh giá thế nào về nguy cơ mà Việt Nam sẽ phải đối mặt?
Theo chúng tôi, Việt Nam có thể sẽ ghi nhận thêm trường hợp nhiễm Omicron khác trong những ngày tới.
Tính đến ngày 27 tháng 12 năm 2021, Omicron đã được phát hiện ở 124 quốc gia tại 6 khu vực của WHO.
Tuy nhiên, nguy cơ hiện tại mà Việt Nam phải đối mặt là sự gia tăng số trường hợp mắc mới và tử vong kể từ cuối tháng 10 năm 2021. Việt Nam cần ngăn chặn sự gia tăng này càng nhanh càng tốt.
5 công cụ kiểm soát để Omicron không vượt qua "ranh giới đỏ"
Sử dụng hệ thống phát hiện sớm và đáp ứng có mục tiêu là một trong các công cụ để kiểm soát Omicron (Ảnh minh họa).
Thông tin ban đầu cho thấy chủng Omicron có khả năng lây lan mạnh hơn cả biến thể Delta. Trong bối cảnh hiện tại, Việt Nam cần làm gì để kiểm soát sự lây nhiễm của biến thể Omicron, tránh tình trạng quá tải hệ thống y tế?
Các khuyến cáo của WHO để kiểm soát sự lây lan của virus SARS-CoV-2, trong đó bao gồm biến thể Delta vẫn còn nguyên giá trị và có thể áp dụng cho Omicron.
WHO khuyến cáo 5 công cụ then chốt tới các quốc gia nhằm ngăn ngừa việc vượt qua "ranh giới đỏ" (là khi hệ thống y tế bị quá tải) và bảo vệ các nhóm dân số dễ bị tổn thương:
Tăng cường tiêm phòng vaccine Covid-19;Tùy chỉnh các biện pháp xã hội và y tế công cộng;Tăng cường các lộ trình chăm sóc sức khỏe; (áp dụng điều trị tại nhà cho các trường hợp mắc bệnh nhẹ cùng với thiết lập hệ thống chuyển tuyến phù hợp).Sử dụng hệ thống phát hiện sớm và đáp ứng có mục tiêu;Các biện pháp kiểm soát biên giới quốc tế dựa trên đánh giá nguy cơ.
Các công cụ này cần được hỗ trợ bởi hoạt động truyền thông hiệu quả, giám sát (bao gồm giải trình tự gen) và truy vết tiếp xúc.
Còn quá sớm để coi Omicron là vaccine tự nhiên
Một số quan điểm cho rằng, Omicron có các triệu chứng nhẹ và có thể trở thành vaccine tự nhiên giúp chấm dứt đại dịch, WHO nhận định thế nào về quan điểm này?
Còn quá sớm và mạo hiểm để nói điều này.
Ngay cả khi triệu chứng có vẻ nhẹ, nhưng nó có gây nên số lượng bệnh nhân lớn do khả năng lây nhiễm gia tăng, gây quá tải hệ thống y tế và cướp đi sinh mạng của những người dễ bị tổn thương.
Chúng ta cần thận trọng và tiếp tục các biện pháp 5K để ngăn ngừa lây nhiễm Covid-19, bao gồm cả biến thể Delta và Omicron.
Biến thể Omicron được phát hiện lần đầu tiên tại châu Phi và hiện đã lan ra hơn 100 quốc gia trên thế giới. Omicron chứa số đột biến nhiều chưa từng thấy ở bất cứ biến thể nào của SARS-CoV-2.
Các nghiên cứu ban đầu cho thấy, Omicron có khả năng lây lan cao hơn và dễ né miễn dịch hơn. Một nghiên cứu của các nhà khoa học Anh mới đây nói rằng, Omicron gây nguy cơ tái nhiễm gấp 5,4 lần so với biến chủng Delta.
"Omicron đang lây lan nhanh hơn đáng kể so với Delta ở các quốc gia ghi nhận lây nhiễm trong cộng đồng", báo cáo cập nhật của WHO ngày 24/12 cho biết.
Theo báo cáo của WHO, hiện vẫn chưa rõ tốc độ lây lan nhanh chóng của ca nhiễm Omicron kể từ tháng 11 là do bản thân chủng virus này dễ lây lan hơn hay do kháng vaccine, tuy nhiên nhiều khả năng là do kết hợp cả 2 yếu tố này.
"Dữ liệu ban đầu từ Nam Phi, Anh và Đan Mạch cho thấy nguy cơ nhập viện do Omicron thấp hơn so với Delta", báo cáo của WHO cho biết thêm.
Chỉ 1,2% F0 tại Hà Nội diễn biến nặng, nguy kịch Dù số ca mắc Covid-19 tại Hà Nội tăng cao trong thời gian qua, nhiều ngày thậm chí vượt TP.HCM, tỷ lệ người diễn biến nặng của thành phố ở mức thấp. Theo thống kê của Bộ Y tế tối 20/12, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 1.612 F0 tại Hà Nội, tăng 207 F0 so với ngày...