WHO cảnh báo ca mắc lao gia tăng toàn cầu sau gần 20 năm
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo số người mắc bệnh lao phổi (TB) trên toàn cầu đã tăng lần đầu tiên sau gần hai thập kỷ.
Virus lao Mycobacterium gây bệnh lao, chủ yếu ảnh hưởng đến phổi của người. Ảnh: Getty Images
Theo một báo cáo được công bố ngày 27/10, WHO ghi nhận mức tăng trong các ca mắc lao phổi là 4,5% so với cùng kỳ năm 2021. Một số chuyên gia chỉ ra xu hướng gia tăng loại bệnh này ít được chú ý do dịch chủ yếu ảnh hưởng đến các khu vực nghèo.
Báo cáo của WHO nêu rõ trong tổng cộng 10,6 triệu người được chẩn đoán mắc bệnh lao phổi vào năm ngoái, 1,6 triệu người đã tử vong. Các quan chức WHO cho rằng đại dịch COVID-19 đã góp phần làm tăng đột biến số ca tử vong liên quan đến bệnh lao phổi do các lệnh phong tỏa cản trở việc chẩn đoán hoặc điều trị của nhiều bệnh nhân.
Nhận xét số liệu thống kê trong báo cáo, Tiến sĩ Lucica Ditiu – Giám đốc điều hành Tổ chức Phòng ngừa Lao, viết: “Mặc dù tỷ lệ tử vong và mắc bệnh lao có xu hướng tăng đáng kinh ngạc song kinh phí cho việc ngăn ngừa bệnh lao đã giảm xuống trong năm 2020 và 2021 từ mức vốn đã thấp đến mức cực kỳ thấp”.
Video đang HOT
Bà đặt nghi vấn liệu việc thiếu nguồn lực có phải là nguyên nhân dẫn đến xu hướng gia tăng lây nhiễm tại các quốc gia nghèo hay không.
Theo một báo cáo của Nhóm Hành động Điều trị và Phòng ngừa Lao công bố vào tháng 12/2021, tổng số tiền viện trợ toàn cầu cho nghiên cứu bệnh lao là 915 triệu USD vào năm 2020 – thấp hơn hẳn so với với mục tiêu 2 tỷ USD mà Liên hợp quốc đặt ra vào năm 2018. Tuy nhiên, số tiền đó cuối cùng được đầu tư vào phát triển và sản xuất vaccine ngừa COVID-19, thay vì nghiên cứu vaccine ngừa lao.
WHO cũng ghi nhận tài trợ toàn cầu cho các dịch vụ thiết yếu điều trị lao giảm từ 6 tỷ USD năm 2019 xuống còn 5,4 tỷ USD sau 2 năm.
Bệnh lao là một bệnh do virus lao Mycobacterium gây ra có khả năng gây chết người, chủ yếu ảnh hưởng đến hai lá phổi của người bệnh. Những người bị suy dinh dưỡng và có hệ thống miễn dịch kém đặc biệt có nguy cơ cao mắc bệnh.
Cứu người đàn ông vỡ động mạch, ho ra khoảng 20ml mỗi ngày
Trong quá trình nằm viện, bệnh nhân sốt liên tục, lạnh run, tức ngực phải, ho ra máu đỏ tươi khoảng 20ml mỗi ngày.
Ngày 30-10, Bệnh viện Thống Nhất TP HCM công bố vừa phát hiện một ca vỡ động mạch thân tay đầu hiếm gặp.
Bệnh viện Thống Nhất TP HCM-nơi phát hiện ca bệnh ca vỡ động mạch thân tay đầu hiếm gặp
Bệnh nhân là nam, 69 tuổi, nhập viện vì sốt liên tục 2 tuần, kèm tức ngực phải. Tiền sử bệnh lao và đã điều trị khỏi cách đây 17 năm và tăng huyết áp. Kết quả chụp lồng ngực phát hiện túi giả phình kích thước 50 x 42mm ở mặt dưới thân động mạch thân tay đầu phải, nghi dọa vỡ. Trong quá trình nằm viện, bệnh nhân sốt liên tục, lạnh run, tức ngực phải, ho khạc máu đỏ tươi khoảng 20ml mỗi ngày.
Sau 3 tuần điều trị kháng sinh, bệnh nhân bớt sốt nhưng còn đau tức ngực, ho ra máu đỏ tươi 40ml/ngày, vùng da mặt cổ và ngực trên đen sạm.
Bệnh nhân được phẫu thuật cấp cứu, tạo cầu nối động mạch cảnh trái -cảnh phải và đặt stent phủ vào động mạch thần tay đầu và dưới đòn phải, giúp đảm bảo tưới máu bán cầu não phải và phòng trường hợp nhiễm trùng túi giả phình tiến triển...
Sau 3 tuần đều trị, bệnh nhân ho từ máu bầm chuyển sang đàm trắng, không còn đau ngực, không sốt; khối phình giảm kích thước. Sau 6 tháng, bệnh nhân không còn các triệu chứng gì và trở lại sinh hoạt bình thường.
Theo TS-BS Nguyễn Duy Tân (Bệnh viện Thống Nhất) phình động mạch trên quai động mạch chủ (động mạch dưới đòn, thân tay đầu, cảnh chung, trong và ngoài, đốt sống phía dưới nền sọ) là rất hiếm gặp nhưng tỉ lệ biến chứng và tử vong cao nếu không được điều trị.
Bệnh sinh có thể do nhiễm trùng, do chấn thương hoặc do các thủ thuật, phẫu thuật u vùng cổ hoặc trung thất. Khối giả phình động mạch khi lớn sẽ gây các triệu chứng đau, khó thở, khó nuốt, khàn giọng, hoặc huyết khối làm tắc mạch. Khi khối phình vỡ vào các cơ quan như phổi, màng phổi, thực quản, khí quản sẽ gây sốc mất máu và tử vong.
WHO công bố danh sách các loại nấm gây bệnh nhiễm trùng nguy hiểm nhất thế giới Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa công bố danh sách những loại nấm có thể gây các bệnh nghiêm trọng nhằm cảnh báo và kêu gọi chính phủ các nước tìm cách đối phó với mối đe dọa ngày càng gia tăng của bệnh do nấm. Ý tưởng về những loại nấm chết người có thể gợi lên hình ảnh những...