Wasabi có tác dụng cải thiện trí nhớ ở người cao tuổi
Một nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng wasabi, một loại gia vị truyền thống của Nhật Bản và thường được sử dụng để ăn cùng món sushi, có thể đem lại lợi ích trong việc tăng cường trí nhớ và năng lực nhận thức của người cao tuổi.
Hợp chất hexaraphane ( chống oxy hóa và chống viêm) được tìm thấy với số lượng nhỏ trong thân và rễ của cây wasabi. Ảnh: byfood.com
Nghiên cứu do tâp đoàn chế biến thực phẩm Nhật Bản Kinjirushi và Đại học Tohoku phối hợp thực hiện, tập trung vào một loại dầu mù tạt có tên hexaraphane được tìm thấy với số lượng nhỏ trong thân và rễ của cây wasabi. Mục đích của việc nghiên cứu nhằm đánh giá xem hợp chất hexaraphane, vốn đã được biết là có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm trên cơ thể, có tác động tích cực đến chức năng nhận thức ở người trưởng thành khỏe mạnh từ 60 tuổi trở lên hay không.
Tổng cộng có 72 người trưởng thành khỏe mạnh từ 60 đến 80 tuổi được chia thành hai nhóm để nghiên cứu. Nhóm thứ nhất dùng 0,8mg hexaraphane như một chất bổ sung mỗi ngày, tương đương với 5g thân rễ wasabi, và trong 12 tuần. Nhóm còn lại chỉ sử dụng giả dược.
Các bài kiểm tra nhận thức sau thử nghiệm cho thấy nhóm dùng chất bổ sung có sự cải thiện đáng kể về trí nhớ so với nhóm dùng giả dược.
Sự cải thiện về nhận thức đặc biệt rõ ràng trong khả năng xử lý các cuộc hội thoại ngắn, thực hiện các phép tính đơn giản và ghép tên với khuôn mặt.
Video đang HOT
Các chuyên gia của công ty Kinjirushi cho biết họ đang nghiên cứu khả năng sử dụng phát hiện này để phát triển các sản phẩm mới giúp tăng cường trí nhớ. Một quan chức của công ty cho biết: “Trong bối cảnh dân số toàn cầu đang già đi, chúng tôi mong muốn tận dụng lợi ích về mặt sức khỏe của wasabi để nâng cao tuổi thọ và thể trạng của người già”.
Phát hiện trên đã được công bố trên ấn bản trực tuyến của Tạp chí Nutrients của châu Âu.
Vì sao Trung Quốc kêu gọi người cao tuổi trở lại làm việc?
Việc dân số giảm đi lần đầu tiên sau 6 thập kỷ và tốc độ già hóa dân số tăng nhanh buộc Trung Quốc phải kêu gọi người trên 60 tuổi trở lại lực lượng lao động.
Lời tòa soạn:
Hình ảnh người già tiếp tục làm việc trong những năm tháng hưu trí không còn là hiếm ở nhiều quốc gia trên thế giới. Vấn đề già hóa dân số, thiếu lao động đã được giải quyết phần nào nhờ lực lượng "tóc bạc" này.
Theo tờ Economic Daily, sau hơn 3 thập kỷ thực hiện chính sách một con, Trung Quốc đang phải đối mặt với tình trạng già hóa dân số nhanh chóng. Chính phủ Trung Quốc dự báo, số người trên 60 tuổi ở nước này vào năm 2035 sẽ đạt 400 triệu, bằng 30% dân số. Tới 2050, số người cao tuổi sẽ tăng lên hơn 500 triệu.
Tình trạng này đang gây áp lực nặng nề lên quỹ lương hưu nhà nước, các cơ sở chăm sóc cho người cao tuổi và dịch vụ y tế. Để đối phó với khó khăn trước mắt, truyền thông Trung Quốc đã kêu gọi 137 triệu người cao tuổi khỏe mạnh trở lại làm việc.
"Trước tình trạng dân số già hóa, việc người cao tuổi trở lại lực lượng lao động là cần thiết, và bản thân họ cũng mong muốn tiếp tục làm việc", một chuyên gia tại Học viện Lao động và An sinh xã hội Trung Quốc nói.
Hiện tại, tuổi nghỉ hưu ở Trung Quốc là 60 với nam và 55 với nữ, thấp hơn các nước phát triển như Nhật Bản hay Pháp. Bắc Kinh đang tính tới việc kéo dài thời hạn về hưu, nhưng các chính sách cụ thể vẫn đang được thảo luận.
Theo Tân Hoa Xã, Trung Quốc có 6,6 triệu người lao động từ 60 tuổi trở lên vào năm 2022, tương đương 8,8% lực lượng lao động. Số liệu này cho thấy người cao tuổi ở đại lục sẵn sàng trở lại làm việc nếu có cơ hội.
"Kiềm tiền chỉ là phụ, điều quan trọng nhất là tôi có thể sử dụng kiến thức của mình để đóng góp cho xã hội", ông Tôn, một nhà nghiên cứu 64 tuổi cho biết.
Người lao động cao tuổi tại Trung Quốc. Ảnh: VGC
Không chỉ trở lại làm việc, người cao tuổi ở Trung Quốc còn không ngần ngại sử dụng công nghệ và mạng xã hội như giới trẻ.
Một chủ nhà hàng ở Bắc Kinh tiết lộ, chỉ ít lâu sau khi nghỉ kinh doanh ở tuổi 60, ông đã mở lại một nhà hàng nhỏ. Lần này, ông sử dụng mạng xã hội Douyin để hỗ trợ việc kinh doanh, và nó đã phát huy hiệu quả rõ rệt. "Tôi có thể bán được 100 suất chân giò mỗi ngày. Tôi cảm thấy thoải mái khi được làm việc", người chủ nhà hàng nói với Tân Hoa Xã.
Ủy ban Dân số Trung Quốc cho biết, nghề nghiệp của người cao tuổi vô cùng đa dạng, bao gồm bảo vệ, nhân viên bán hàng, kỹ sư, nhà nghiên cứu... Điểm chung của các đối tượng lao động này là khỏe mạnh và năng động, và họ được gọi chung là "người cao tuổi sôi nổi".
Tuy vậy, việc người cao tuổi trở lại làm việc cũng có nhiều khó khăn, liên quan tới các vấn đề phúc lợi và an toàn lao động.
"Khi thuê người trên 60 tuổi, chủ lao động chỉ cần trả lương mà không phải đóng các chi phí xã hội khác. Luật hiện hành không bảo vệ người cao tuổi khi đi làm. Trong trường hợp có tranh chấp hoặc tai nạn, họ có thể phải chịu thiệt thòi vì đã quá tuổi nghỉ hưu", ông Trương, chuyên gia tới từ Đại học Kinh tế và Kinh doanh thủ đô cho biết.
Theo chuyên gia này, Chính phủ Trung Quốc cần có các chính sách để bảo vệ quyền lợi của lao động cao tuổi. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng cần trở nên linh hoạt khi sử dụng người lao động hơn 60 tuổi, không nên yêu cầu họ đảm nhận các công việc đòi hỏi quá nhiều thể lực hoặc có nguy cơ cao.
Người cao tuổi nhất Italy qua đời ở tuổi 113 Theo phóng viên TXVN tại Italy, người cao tuổi nhất nước này, cụ bà Domenica Ercolani, đã qua đời ở thành phố Pesaro, tỉnh Pesaro-Urbino thuộc vùng Marche vào ngày 17/11, hưởng thọ 113 tuổi. Cụ bà Domenica Ercolani. Ảnh: ansa.it Sinh ra ở thành phố Urbino, cũng thuộc vùng Marche vào ngày 3/7/1910, cụ bà Ercolani kết hôn với một người quản...