Vượt qua mặc cảm “kém cỏi”, nữ sinh 9x giành học bổng danh giá Châu Âu
Hoàng Phương Hải Châu (23 tuổi, Hà Nội) giành học bổng toàn phần chương trình học bổng Erasmus Mundus của Liên minh châu Âu năm 2021, ngành Kinh tế học phát triển
Trong số hàng trăm người nộp hồ sơ vào ngành Kinh tế học phát triển theo chương trình học bổng Erasmus Mundus ( Học bổng toàn phần hệ thạc sĩ của Liên minh châu Âu EU) năm 2021, Hoàng Phương Hải Châu, 23 tuổi, là một trong khoảng 20 sinh viên được trao học bổng toàn phần danh giá này.
Hải Châu tại Hội nghị WFUNA International Model UN tại New York, Mỹ. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Theo chia sẻ của Hải Châu, cô tìm hiểu về học bổng Erasmus Mundus từ hai năm trước.
Khi tìm hiểu, Châu nghĩ mình “không đủ giỏi” để ứng tuyển do các ứng viên khác có điểm cao và hồ sơ tốt. Tuy nhiên, Châu vượt qua mặc cảm “kém cỏi”, dành hai năm nghiên cứu về tiêu chí học bổng, rèn luyện bản thân, tham gia các hoạt động ngoại khóa…
Kết quả, Châu là một trong số ít sinh viên được trao học bổng toàn phần trị giá 45.000 euro (hơn 1,2 tỷ đồng) cho hai năm học thạc sĩ tại Pháp, Cộng hòa Séc, Italy và cơ hội thực tập ở một nước thứ tư.
Được biết, ngay từ khi còn học phổ thông, Hải Châu đã chịu khó tìm kiếm các học bổng ở nước ngoài để có cơ hội mở mang kiến thức, trải nghiệm ở các nước.
Hải Châu từng là chủ nhân học bổng toàn phần Đại học Tsukuba – một trong những trường đại học Quốc lập lâu đời nhất Nhật Bản cách đây 4 năm.
Châu là cựu học sinh lớp tiếng Pháp, trường Trung học phổ thông chuyên Ngoại ngữ, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Châu cho biết, cô học kém các môn tự nhiên, đặc biệt là Toán. “Tôi đã nghĩ sẽ không bao giờ học được môn này”, Châu nói. Tuy nhiên, do muốn thử sức ở lĩnh vực mới thay vì lĩnh vực về ngôn ngữ và xã hội, Châu chọn chuyên ngành kinh tế và kiên trì học tập.
Những ngày đầu du học, Châu cảm thấy chán nản vì không bắt kịp các kiến thức giảng viên truyền tải, nhất là các môn học liên quan đến con số. Do đó, Châu đã phải tự tạo ra tính kỷ luật cho mình bằng việc đối mặt với khó khăn, từng bài toán dù giải không được cũng không bỏ cuộc. Sự kiên trì đó đã giúp Châu dần tìm được sự yêu thích và say mê hơn với các môn học về kinh tế.
Chia sẻ về điểm mạnh trong hồ sơ của mình, Châu cho biết đó là kinh nghiệm làm việc liên quan đến phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc, khả năng nghiên cứu độc lập cùng nền tảng kiến thức khoa học xã hội, tiềm năng đóng góp xã hội thông qua các hoạt động cộng đồng. Đây cũng là những tiêu chí mà chương trình học bổng đang tìm kiếm.
Trong những năm học phổ thông, Hải Châu tham gia nhiều hội thảo về học thuật và hoạt động thiện nguyện. Nữ sinh tham gia Hội thảo mô phỏng Liên Hợp Quốc ở Việt Nam từ khi 15 tuổi.
Video đang HOT
Trong thời gian học đại học, Châu đã có cơ hội sang Mỹ, Thụy Sĩ… tham dự các hội thảo. Châu từng làm chủ tọa Hội đồng Kinh tế và Xã hội tại hội thảo WIMUN New York, Mỹ, và đến Thuỵ Sĩ làm Thư ký cho hội thảo WIMUN Geneva. “Những hoạt động này giúp tôi trau dồi kỹ năng mềm, vượt khỏi giới hạn của bản thân do có những ngày lịch họp nhiều, mình phải làm việc tới 18 tiếng”, Châu cho biết.
Khi chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển học bổng, nữ sinh cho biết cô lo lắng vì nghĩ nhiều người có hồ sơ tốt hơn mình. Mặc cảm tự ti là khó khăn lớn nhất trong quá trình chuẩn bị hồ sơ.
Châu thậm chí dừng sử dụng mạng xã hội hơn một năm để dành thời gian suy nghĩ, rèn luyện bản thân. “Trước đây tôi hay chia sẻ nhiều trên mạng xã hội nên khi mình quyết định dừng sử dụng, bạn bè cũng ngạc nhiên. Nhưng hơn một năm ấy rất ý nghĩa, nó giúp mình hiểu bản thân, gạt bỏ rào cản tâm lý bằng cách tìm hiểu kỹ về học bổng, tham gia các chương trình ngoại khóa”, Châu nói.
Khi nhận được tin giành học bổng toàn phần, Châu báo tin cho mẹ đầu tiên. Cô vỡ oà, những nỗ lực bao lâu đã được đền đáp.
Châu cho biết: “Tôi báo cho mẹ đầu tiên bởi mẹ là người bên cạnh động viên, ủng hộ tôi suốt hành trình giành học bổng”.
Được biết, mẹ Hải Châu là phó giáo sư, tiến sĩ đầu tiên của người Hà Nhì – Lý Phương Duyên. Mẹ luôn cổ vũ tinh thần Châu những lúc khó khăn và là tấm gương cho Châu cố gắng mỗi ngày.
Hiện tại, Hải Châu đang tích cực học tập để hoàn thành chương trình Đại học và tháng 9 tới, Hải Châu sẽ sẽ du học thạc sỹ theo chương trình học bổng Erasmus Mundus. Cô chia sẻ là rất háo hức về hành trình mới ở Châu Âu và sẽ chuẩn bị kỹ trước khi kỳ học bắt đầu.
'Bí kíp' của 9X liên tiếp giành học bổng toàn phần
Mới học thạc sĩ được vài tháng, Nguyễn Thanh Lương đã tiếp tục nhận được học bổng toàn phần vào chương trình tiến sĩ của ĐH Uppsala (Thụy Điển).
Tháng 9/2020, Nguyễn Thanh Lương (sinh năm 1995) sang Bỉ theo học bổng toàn phần Ares của Chính phủ Bỉ. Lương học tại ĐH Liège, ngành Quản lý nguy cơ sức khỏe (Health Risk Management).
Và từ tháng 10/2021, Lương sẽ bắt đầu làm nghiên cứu sinh với học bổng toàn phần tại ĐH Uppsala, trường ĐH nổi tiếng lâu đời tại Thụy Điển. Đây cũng là Trung tâm Cảnh giác dược (theo dõi tác dụng bất thường của thuốc) lớn nhất thế giới.
Nguyễn Thanh Lương vừa giành học bổng tiến sĩ toàn phần tại ĐH Upsala (Thụy Điển). Ảnh: NVCC
Chuyên tâm với ngành học
Trước đó, từ năm 2013-2017, Lương theo học ngành Y tế công cộng ở Trường ĐH Y Hà Nội sau khi thiếu 1 điểm để trúng tuyển vào ngành Bác sĩ đa khoa theo NV1.
"Năm đó, mình cũng chỉ thiếu 1 điểm là đỗ ĐH Dược Hà Nội, nên lúc đầu khá thất vọng. Tuy nhiên, sau này trong quá trình học, mình phát hiện ra khá phù hợp với ngành y tế công cộng".
Ra trường, Lương đi làm ở Trung tâm Nghiên cứu y tế công cộng và hệ sinh thái (CENPHER), cậu được biết đến ý tưởng về One Health - Một sức khỏe.
Đây là giải pháp phối hợp hành động giữa các ngành như y tế, thú y và môi trường, trong đó kháng kháng sinh là một vấn đề trọng tâm mà cách tiếp cận One Health có thể giúp để giải quyết được.
Giải thích kỹ hơn về One Health, Lương cho biết đơn giản là trước đây thì các nghiên cứu thường mang tính đơn ngành, ví dụ nghiên cứu sức khỏe trên người thường riêng rẽ với trên động vật hoặc các vấn đề môi trường, ít khi kết nối với các nghiên cứu về bệnh tật.
"Nhưng thực tế là con người, động vật và hệ sinh thái có mối quan hệ không thể tách rời. Có các mầm bệnh gây bệnh cả ở động vật và người như bệnh dại, cúm H5N1. Hoặc vấn đề kháng kháng sinh cũng là một trọng tâm nghiên cứu của One Health. Muốn giải quyết gốc rễ vấn đề thì cần phải có sự phối hợp giữa nhân y và thú y" - Lương cho biết.
Kháng kháng sinh là vấn đề sức khỏe toàn cầu, hiện đang là một trong những chủ đền được quan tâm trong y tế công cộng, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Tổ chức Y tế thế giới chính thức đưa nó vào kế hoạch hành động toàn cầu từ năm 2015.
"Việt Nam là một điểm nóng về kháng kháng sinh trên thế giới, nhưng theo mình biết, các nỗ lực và giải pháp vẫn đang dừng nhiều ở mức khuyến cáo".
Với suy nghĩ đó, Lương quyết định theo học về Quản lý nguy cơ sức khỏe. Theo lý giải của Lương, thực chất đó là áp dụng One Health vào giải quyết các vấn đề sức khỏe y tế công cộng.
"Bọn mình không tập trung vào phát triển các loại kháng sinh mới, đó là công việc của các dược sĩ. Thay vào đó, bọn mình nghiên cứu các chính sách, luật, hành vi con người như là bác sỹ, bệnh nhân, người nông dân... để tìm các giải pháp giảm việc sử dụng kháng sinh bừa bãi, từ đó có thể kiểm soát được tốc độ kháng kháng sinh" - Lương nói.
Lương dự kiến sẽ so sánh các chính sách và các dự án can thiệp giảm kháng kháng sinh trên thế giới giữa 3 nhóm nước chậm phát triển, đang phát triển và phát triển để có các khuyến nghị cho chính sách của chính phủ.
Nguyễn Thanh Lương trong một hoạt động khi còn ở Việt Nam. Ảnh: NVCC
Kinh nghiệm để liên tục có học bổng
Xác định "kiếm" bằng được học bổng toàn phần do điều kiện kinh tế gia đình không dư dả, Lương đã lên kế hoạch từ năm thứ 2 đại học.
Kinh nghiệm của Lương là không nên dàn trải mà chỉ tập trung nghiên cứu một số học bổng mà mình thích. Bên cạnh đó, nên kết nối với các cựu sinh viên của chương trình để học hỏi kinh nghiệm (dùng LinkedIn là hiệu quả nhất).
Việc chuẩn bị nên được thực hiện sớm, trung bình trước ít nhất khoảng một năm.
"Những tiêu chí cứng như GPA, điểm IELTS, GRA nên thi đạt đủ điều kiện, vì nếu hồ sơ rất tốt mà chứng chỉ tiếng Anh không đạt yêu cầu thì cũng bị loại từ vòng gửi xe".
Ngoài ra, ngay từ khi vào đại học cần xác định rõ sẽ đi theo hướng nào để tập trung xây dựng hồ sơ thật mạnh theo hướng đó.
Tại thời điểm nộp hồ sơ thạc sĩ, Lương đã có một số báo báo khoa học, giải thưởng nghiên cứu. Cậu cũng đã đi Đức, Úc, Thái Lan tham gia các đào tạo ngắn hạn, trao đổi. Điểm mạnh, như Lương tự đánh giá, là kinh nghiệm nghiên cứu và kinh nghiệm làm việc quốc tế.
Nguyễn Thanh Lương cùng bạn học tại Bỉ. Ảnh: NVCC
Vì chương trình thạc sĩ chỉ kéo dài 1 năm, do đó ngay khi đặt chân sang Bỉ, ngoài việc học, Lương cũng bắt đầu tìm hiểu về học bổng tiến sĩ.
Lương thực sự bắt tay vào làm hồ sơ xin học bổng tiến sĩ trong thời gian chỉ khoảng 3 tuần. Lần này, ngoài kinh nghiệm nghiên cứu, theo Lương, điểm mạnh trong hồ sơ của mình là có thư giới thiệu từ thầy giáo, sếp cũ - đều là những người có thành tựu trong lĩnh vực này. Ngoài ra, Lương cũng nhờ các anh, chị đi trước tập dượt bằng cách phỏng vấn thử.
Vào cuộc phỏng vấn thật, đa số các câu hỏi đều là những tình huống Lương đã chuẩn bị trước hoặc có hình dung đến. Tuy nhiên, cũng có một câu hỏi mà cậu chưa từng nghĩ tới, đó là so sánh về môi trường học tập và làm việc giữa Việt Nam và Châu Âu.
"Mặc dù không chuẩn bị trước câu này nhưng mình đoán được dụng ý của người hỏi, đây cũng là một tips cho các bạn nộp hồ sơ ở Thụy Điển. Đó là người Thụy Điển rất xem trọng việc mình có phù hợp về cách làm việc, cách sống của họ không. Nếu giáo sư thấy cách làm việc không hợp thì ông ý cũng không chọn bạn".
Lương cho biết trong câu trả lời, cậu có lấy dẫn chứng cụ thể là ở Việt Nam đã từng làm việc với nhiều giáo sư đầu ngành và có nhiều hợp tác quốc tế. Phong cách làm việc ở Việt Nam có phần khác biệt so với Châu Âu.
"Tuy nhiên, mỗi quốc gia, mỗi nền khoa học ở mỗi giai đoạn cần tìm cho mình gia tốc, một kiểu phát triển phù hợp. Mình thì thấy mình là người có khả năng thích nghi, nên ở môi trường nào cũng sẽ nhanh chóng hòa nhập được" - với cách nghĩ đó, câu trả lời của Lương đã ghi điểm.
Tháng 10 tới đây, sau khi hoàn thành chương trình thạc sĩ, Lương sẽ sang ngay Thụy Điển để bắt đầu hành trình làm nghiên cứu sinh.
9X thành công sau hai năm liền 'săn' học bổng Erasmus Mundus Thời gian này, Đỗ Phú Tiến đang chuẩn bị cho hành trình "730 ngày Du và Học" sau khi chinh phục thành công học bổng Erasmus Mundus - một chương trình học bổng toàn phần danh giá và cạnh tranh toàn cầu. Đỗ Phú Tiến (sinh năm 1994) lớn lên ở Hội An - một vùng đô thị cổ nằm ở hạ lưu...