Vườn cây cả tỷ đồng bỗng chốc biến thành đống củi khô, nông dân xót xa
Hạn mặn kéo dài suốt hơn 2 tháng nay khiến hàng nghìn ha sầu riêng bị rụng lá, chết khô, gây thiệt hại lớn cho nông dân.
Anh Trần Quang Vinh, trú tại ấp 12, xã Long Trung ( huyện Cai Lậy, Tiền Giang) vừa nói vừa chỉ tay ra vườn sầu riêng rộng mênh mông bị rụng lá: “Năm nay là năm tồi tệ nhất đối với trái cây miền Tây. Do không có nước ngọt tưới nên 10 vườn thì 8 vườn chết hết sạch, 2 vườn cũng sắp chết. Hạn nặng khiến chất lượng quả không đạt, thương lái họ không mua hoặc mua với giá rẻ. Riêng nhà tôi thì mất trắng”.
Những cây sầu riêng hàng 20 năm tuổi chết khô do hạn mặn.
Nếu được mùa, vườn sầu riêng Ri 6 và Chuồng bò nhà anh Vinh với hơn 100 gốc sẽ cho thu hoạch khoảng 15 tấn quả. “Năm ngoái được mùa, thương lái đến tận vườn thu mua với giá 50.000 – 60.000 đồng/kg, sau khi trừ hết các chi phí cũng được khoảng 500 triệu đồng. Năm nay hạn nặng, mương máng nào cũng cạn đáy, đất khô nứt nẻ, đến nước sinh hoạt cũng không có thì lấy gì tưới cho cây? Mà nếu như tưới thì cũng hao nước lắm, tiền đâu mà chịu nổi”, anh Vinh nói.
Anh Vinh chỉ tay về phía những cây sầu riêng chết khô, khó khăn chồng chất.
Để cứu cây, những nhà gần đường lớn sẽ mua nước ngọt lấy từ Cần Thơ, Đồng Tháp chở về bán cho nhà vườn với giá 30.000/m3. Nếu vườn có diện tích 10.000m2, mỗi tuần tưới 1 lần sẽ mất chi phí khoảng 10 triệu, mỗi tháng 40-50 triệu tiền nước ngọt.
“Một số nhà mua nước tưới cầm chừng, cứu được cây nhưng quả thì bé xíu, cơm không đạt nên chỉ bán cho hàng kém với giá 5.000 đồng/kg, như vậy chỉ có lỗ chứ lời lãi gì đâu”, anh Vinh nói.
Người nông dân bao năm sống nhờ cây sầu riêng, giờ mất trắng, nếu trồng lại phải mất 5-6 năm chăm sóc cây mới cho quả bói. “Trái bói còi còi, không biết bao lâu mới đạt chất lượng để bán nữa, cuộc sống sắp tới khó khăn lắm”, anh Vinh thở dài.
Video đang HOT
Những cây sầu riêng hơn 20 năm tuổi trong vườn anh Vinh bị chặt bỏ.
Hiện nay, tại “vương quốc” sầu riêng huyện Cai Lậy (Tiền Giang) có khoảng 12.000 ha cây sầu riêng đang trong tình trạng khủng hoảng thiếu nước ngọt trầm trọng.
Hơn 2 tháng qua, mặn xâm nhập sâu tại các tỉnh phía Tây của tỉnh này thông qua nhánh sông Hàm Luông. Vì vậy đến nay, huyện Cai Lậy vẫn chưa đón được đợt nước ngọt nào từ thượng nguồn đổ về để người dân tưới cây.
Hàng nghìn ha sầu riêng khô héo, trụi lá do không đủ nước tưới.
Nhiều ngày qua, người dân lẫn chính quyền địa phương đã nỗ lực thuê sà lan chở nước ngọt từ thượng nguồn sông Tiền về tưới sầu riêng, cũng như các loại cây ăn trái khác. Còn người dân có người đã mạnh dạn chi hàng chục triệu đồng để tưới cây. Chính quyền địa phương cũng đã thuê hàng trăm lượt sà lan chở nước cấp miễn phí cho bà con nhưng không ăn thua.
Những cây sầu riêng có giá trị cả tỷ đồng giờ bị chặt bỏ thành củi xếp ngổn ngang quanh vườn.
Theo Sở NNPTNT tỉnh Tiền Giang, toàn tỉnh có khoảng 12.100ha sầu riêng bị ảnh hưởng hạn, mặn. Riêng huyện Cai Lậy, nhiều xã như: Tam Bình, Ngũ Hiệp, Tân Phong, Long Trung, Long Tiên… có gần 1.000ha sầu riêng bị rụng lá, chết khô chủ yếu do thiếu nước ngọt tưới.
Ngọn su su chỉ còn 2.000 đồng/kg, nông dân xót xa vì bán không ai mua
Khoảng một tuần trở lại đây, ngọn su su rớt giá chưa từng thấy, chỉ còn 1.000-2.000 đồng/kg, tệ hơn nữa,khi không thấy bóng dáng thương lái đến mua rau khiến hàng trăm hộ dân trồng su su tại Tam Đảo không khỏi xót xa.
Ở độ cao 1.500m so với mực nước biển, Tam Đảo được thiên nhiên ban tặng cho khí hậu mát mẻ, trong lành quanh năm. Nhờ đó su su đã trở thành cây trồng chính ở đây, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân. Tuy nhiên, những ngày gần đây, giá rau su su đột ngột xuống thấp chưa từng có.
Su su là loại cây trồng mang lại thu nhập chính cho hàng trăm hộ nông dân tại Tam Đảo.
Anh Lưu Kim Tuấn (trú tại làng Hà, xã Hồ Sơn) cho biết giá rau su su hiện tại chỉ bán được 2.000 đồng/kg. "Nhà tôi trồng 3 sào su su lấy ngọn, mỗi tuần cho thu hoạch khoảng 1 tạ rau. Sáng nào hai vợ chồng tôi cũng dậy từ 3 giờ sáng để cắt rau rồi mang xuống chợ bán từ lúc tờ mờ sáng. Cách đây nửa tháng, giá rau su su vẫn bán được tầm 8-10.000 đồng/kg mà đột nhiên khoảng 1 tuần trở lại đây không thấy thương lái mua buôn nữa, giá rau chỉ bán được 2.000 đồng/kg, thậm chí có hôm còn rẻ hơn nhưng vẫn phải cắt bán".
Nông dân phải dậy sớm mang đèn đi cắt rau từ lúc 3 giờ sáng rồi mang ra chợ bán từ lúc tờ mờ sáng.
Theo anh Tuấn, từ trước đến nay chưa khi nào rau su su xuống thấp như bây giờ. "Hầu hết các hộ dân trồng su su tại Tam Đảo đều trồng theo tiêu chuẩn Viet Gap, rau rất sạch và an toàn nên giá rau su su luôn nhỉnh hơn các nơi khác. Những năm trước, có những thời điểm các loại rau củ quả khác rớt giá thê thảm nhưng rau su su Tam Đảo vẫn bán được 7.000-8.000 đồng/kg.
Với giá đó, mỗi sào rau nhà tôi cũng cho thu nhập khoảng 10 triệu đồng, nhưng giờ giá thấp quá, bán cả ruộng chưa nổi 200.000 đồng. Bao nhiêu công sức làm đất, cày bừa, tiền mua giống, phân bón vi sinh rồi tưới tắm hàng ngày, giờ rau rẻ như vậy, không cắt thì hỏng cả vườn mà cắt bán giá này thì xót của quá", anh Tuấn nói.
Su su được trồng theo tiêu chuẩn Viet Gap, có sổ theo dõi ghi chép cho từng vườn rau.
Những năm gần đây, hầu hết du khách đến Tam Đảo khi về đều mua ngọn, quả su su về làm quà. Thậm chí không ít du khách mua mỗi lần hàng chục kg. Su su ở Tam Đảo khác cả thời vụ, lẫn hương vị, chất lượng của ngọn và quả so với su su trồng ở các nơi khác. Nếu ở những nơi khác, su su chỉ trồng được 1 vụ, thì ở Tam Đảo su su được trồng quanh năm. Cứ gần 1 tuần người dân lại hái ngọn một lần, sau 1 tháng thì bón thêm phân giúp su su ra ngọn, kéo dài thời gian sinh trưởng.
Để tiêu thụ rau, anh Tùng phải dùng xe tải chở rau đi khắp các chợ bán với giá 4-5.000 đồng/kg.
Anh Nguyễn Văn Tùng, hộ dân trồng su su tại xã Hồ Sơn cho biết, gia đình anh trồng 1 mẫu su su cho sản lượng mỗi ngày 3-4 tạ. "Để tiêu thụ rau su su, nhà tôi sắm cả xe tải chở rau đi khắp các chợ từ Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hải Dương, Phú Thọ... nhưng cũng không ăn thua. Thời tiết nóng nực cộng thêm dịch bệnh nên rau khó bán. Mọi khi rau su su Tam Đảo phục vụ chính cho khách du lịch tại các nhà hàng, khách sạn lên Tam Đảo và các tỉnh lân cận. Năm nay do ảnh hưởng của dịch bệnh, khách lên Tam Đảo thưa thớt, không có khách mua nên rau su su ế ẩm chưa từng có.
Xót xa cảnh chợ chỉ toàn người bán mà không có người mua.
Vì khó bán nên thương lái họ không thu mua nữa, vì mua xong cũng không biết bán cho ai, nhiều nhà cho cũng không ai lấy. Nhà tôi có xe tải vận chuyển nên thi thoảng tôi có thu mua của bà con với giá 1.200 đồng/kg rồi rao bán rau trên mạng, mang cả đi các chợ nhưng chỉ bán được giá 3-5.000 đồng/kg. Trừ chi phí xăng dầu, vé cầu đường và các khoản khác thì chả được là bao", anh Tùng chia sẻ.
Ông Bùi Văn Khang, Phó Giám đốc Hợp tác xã Rau an toàn Thanh Hà (Tam Đảo), cho biết HTX có 30 thành viên chuyên canh trồng cây su su với diện tích gần 10ha, sản lượng rau đạt trên 5 tấn/ngày. Tham gia vào Hợp tác xã, người trồng rau su su tại đây được hỗ trợ cung ứng về vật tư, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón vi sinh nhằm đảm bảo an toàn ngay từ khâu đầu. Mọi quá trình trồng, bón phân, thu hoạch đều được ghi chép đầy đủ, nguồn nước tưới rau cũng riêng biệt để đảm bảo chất lượng rau an toàn.
Từng ngọn rau su su xanh non mơn mởn được bán với giá chỉ 2.000 đồng/kg.
Theo ông Khang, giá rau su su đột ngột giảm giá cách đây khoảng 5 ngày, dù HTX đã hỗ trợ người dân đưa rau su su vào một số siêu thị nhưng không nhiều. Giá rẻ nên người dân đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ, họ phải trực tiếp cắt rau từ sáng sớm rồi vận chuyển đến các chợ đầu mối, chợ đêm hoặc các điểm thương lái thu mua với giá chỉ 2.000 đồng/kg.
Quả trứng kỳ lạ xôn xao cả nước, anh nông dân nuôi gà cũng không lý giải nổi Cho đến nay, sự việc vẫn thu hút sự tò mò song chưa ai lý giải được nguyên nhân là gì. Ak Shihabudhhen - một người nuôi gà ở Malapuram, Ấn Độ gây xôn xao vì con gà của anh đẻ ra quả trứng có lòng xanh. Người nông dân trẻ tuổi đã đăng một đoạn video tự mình đập quả trứng để...