Vòng tránh thai đâm thủng trực tràng
Bệnh nhân nữ, 26 tuổi, khó chịu ở hậu môn, đi khám phát hiện bị chiếc vòng tránh thai đâm xuyên thành trực tràng.
Bệnh nhân khám tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới, sáng 7/7. Khi nội soi đại tràng, các bác sĩ phát hiện một vòng tránh thai nằm lạc chỗ, đâm xuyên thành trực tràng. Một nửa chiếc vòng nằm trong ổ bụng, nửa còn lại nằm trong lòng trực tràng.
Bác sĩ chỉ định bệnh nhân nhập viện để phẫu thuật lấy chiếc vòng tránh thai ra khỏi thành trực tràng.
Bệnh nhân cho biết đặt vòng cách đây một năm.
Vòng tránh thai lạc chỗ nếu không phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả ruột mạc nội quấn lấy vòng, thủng ruột, viêm phúc mạc, nhiễm trùng huyết.
Video đang HOT
Chiếc vòng tránh thai đâm thủng trực tràng bệnh nhân. Ảnh: Long Nhật.
Đặt vòng tránh thai là một trong những biện pháp ngừa thai hiệu quả lên tới 97% và được nhiều phụ nữ lựa chọn. Vòng tránh thai là một thiết bị nhỏ (thường có hình chữ T) được đặt vào tử cung, hiệu quả ngừa thai kéo dài.
Thời hạn sử dụng của vòng tránh thai là 5 năm. Sau thời gian này phải tháo vòng và đặt lại vòng mới. Trong thời gian đặt vòng phải thường xuyên kiểm tra định kỳ để tránh viêm nhiễm và vòng lạc chỗ.
Vẫn có thai dù đang đặt vòng tránh thai có nguy hiểm cho mẹ và thai nhi?
Nhiều người lo sợ về việc những đứa trẻ ra đời khi có vòng tránh thai sẽ ảnh hưởng sức khỏe. Lời giải dưới đây cùng khuyến cáo việc tránh nguy cơ có thai khi đã đặt vòng của chuyên gia sẽ cho bạn hiểu thêm.
Lo sợ ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi?
Việc nhiều cặp vợ chồng "kế hoạch" bằng nhiều biện pháp nhưng vẫn có thai ngoài ý muốn là điều thường gặp. Không ít người lo sợ, đứa trẻ mình mang khi có vòng tránh thai sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
BS sản khoa Lê Thị Kim Dung (Trung tâm y tế Thái Hà, Hà Nội) cho rằng, một đứa trẻ sinh trưởng, phát triển trong bào thai khi thai phụ đang đặt vòng, sức khỏe của trẻ phụ thuộc vào việc chiếc vòng tránh thai đang đặt là loại nào. Thường những chiếc vòng tránh thai bình thường nhiều phụ nữ đang sử dụng hiện không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi, nhưng nếu là chiếc vòng nội tiết chưa ai xác định được mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Dù vậy đến nay cũng chưa có chứng minh khoa học các chất được chứa trong chiếc vòng nội tiết có liên quan đến vấn đề dị tật của thai nhi nên mọi người cũng không cần quá lo lắng. Thai phụ nào đang sử dụng loại vòng này nên đi kiểm tra bác sĩ chuyên khoa. Khi thấy dấu hiệu chậm kinh, chị em đã đặt vòng mà vẫn có thai và muốn giữ lại thai cần phải đi thăm khám thường xuyên để bác sĩ theo dõi quá trình phát triển của thai kỳ kèm với chiếc vòng.
Việc dị tật thai có thể xảy ra với bất cứ ai, ngay cả không sử dụng thuốc ngừa thai cũng sẽ có một nguy cơ dị tật thai. Cho nên, quan trọng trong thai kỳ là người mẹ cần đi khám đều đặn để tầm soát dị tật.
Để đảm bảo an toàn, sinh con khỏe mạnh khi thai phụ đã dùng biện pháp mà vẫn có thai cần thăm khám thường xuyên. Ảnh BV
Các chuyên gia sản khoa cũng cho rằng, mặc dù chiếc vòng tránh thai không gây nên dị tật cho thai nhi nhưng có thể chọc vào buồng ối gây dò ối hoặc gây sinh non. Bởi vậy, thai phụ nên cẩn thận, tránh hoạt động nặng, ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ. Trường hợp chiếc vòng đã tuột ra rồi không có vấn đề gì, nhưng còn ở trong tử cung cần xem nó đang ở vị trí nào để xử lý.
Nếu chiếc vòng lệch thấp, bác sĩ sẽ cân nhắc để lấy ra, dùng thuốc giữ thai cho thai phụ. Còn trường hợp chiếc vòng ở vị trí cao, nằm ngoài túi thai lấy ra sẽ rất nguy hiểm đến thai nhi nên để lại và đợi đến khi em bé sinh ra, bác sĩ sẽ kiểm soát tử cung và chiếc vòng cùng với nhau thai tuột ra ngoài.
Cách tránh nguy cơ có thai khi đã đặt vòng
Để tránh nguy cơ có thai khi đã đặt vòng tránh thai, các bác sĩ Khoa sản 2 - Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hải Phòng đã đưa ra khuyến cáo nhân trường hợp bé trai chào đời mang theo vòng tránh thai:
Ngay sau đặt vòng phải nghỉ ngơi tại chỗ ít nhất 30 phút - 1h mới được dậy đi lại và phải uống kháng sinh dự phòng kèm thuốc giảm co bóp tử cung. Trong vòng 1 tuần không nên làm việc nặng nhằm hạn chế di lệch vòng và tránh nguy cơ nhiễm khuẩn đường sinh dục.
Sau đặt vòng phải kiêng giao hợp 02 tuần.
Khám lại ngay sau đặt vòng 01 tháng và sau 3 tháng (khám lại lần 2).
Đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/ lần kèm siêu âm kiểm tra. Điều này giúp phát hiện viêm nhiễm phụ khoa và phát hiện sớm ngay vòng có bị di lệch sai vị trí hay không để loại trừ các nguy cơ biến chứng của vòng như chui vào ổ bụng qua cơ tử cung hay mang thai ngoài ý muốn...
Chú ý hạn vòng được để trong tử cung. Thường là 3- 5 năm vòng phải được tháo bỏ hay thay mới. Quá thời hạn lâu vòng sẽ có thể gây ra những nguy cơ: xuyên thủng cơ tử cung vào ổ bụng hoặc gia tăng tình trạng viêm nhiễm do tăng tiết dịch hoặc rong huyết, rong kinh, băng kinh...
4 dấu hiệu cho thấy cơ sàn chậu của mẹ sữa bị tổn thương, cần đến bệnh viện thăm khám ngay kẻo hối hận Sau khi sinh nở, cơ sàn chậu của sản phụ rất dễ bị tổn thương, dẫn đến những hậu quả khôn lường. Sau khi sinh, nhiều bà mẹ đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe và bác sỹ nhận định rằng cơ sàn chậu của họ bị tổn thương nghiêm trọng. Nhiều người mới làm mẹ sẽ tự hỏi rằng cơ sàn chậu...