Vô sinh vì thích diện quần bó
Nếu mặc quần bó quá nhiều, chúng ta sẽ có nguy cơ bị viêm nang lông, nhiễm nấm Candida, đau lưng nhiều hơn và thậm chí bị vô sinh ở nam giới.
Ảnh minh họa: Internet
Viêm nang lông
Nếu đôi chân có triệu chứng lỗ chân lông mẩn đỏ thì rất có thể là do bạn đã diện quần bó nhiều. Hiện tượng này xảy ra khi vi khuẩn hoặc nấm thâm nhập vào da thông qua lỗ chân lông khi da bí bách và bị quần áo chà xát nhiều. Nếu không chữa trị kịp thời, viêm nang lông sẽ phát triển thành nhiều mụn, nhọt, đinh râu…
Đau lưng
Quần bó sẽ chèn ép các dây thần kinh ở vùng dưới lưng, và đây là lý do khiến bạn bị đau lưng liên tục. Không những thế, máu lưu thông kém cũng khiến cơ thể mệt mỏi, thị giác kém đi. Vì vậy, chị em nên tránh xa những chiếc quần chật để bảo vệ sắc đẹp và sức khỏe.
Video đang HOT
Nấm Candida
Nhiễm nấm Candida là bệnh rất phổ biến đối với cả nam giới và nữ giới. Chúng thường phát triển ở những nơi ẩm ướt như miệng, ruột, âm đạo, trên bao quy đầu chưa cắt của đàn ông… Nguyên nhân khiến bạn mắc bệnh này là thay đổi nội tiết, quan hệ tình dục và diện trang phục quá chật. Khi mặc quần bó, bộ phận sinh dục sẽ bị bí, tạo điều kiện cho loại nấm này sinh sôi, khiến những bộ phận nhiễm bệnh bị đau rát trong thời gian dài. Do vậy, nếu là tín đồ của những chiếc quần skinny hay quần jeans bó, các nàng nên nói lời tạm biệt với chúng để phòng bệnh cho cơ thể.
Theo các chuyên gia y tế, bệnh suy giãn tĩnh mạch đang có xu hướng gia tăng theo sự phát triển kinh tế và những thay đổi về nếp sống
Theo PGS-TS-BS Nguyễn Hoài Nam, Chủ tịch Hội Tĩnh mạch học TPHCM, có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến suy giãn tĩnh mạch. Cụ thể là ít vận động, chế độ ăn thiếu khoa học, béo phì, hút thuốc lá, trang phục không phù hợp…đặc biệt là mặc quần bó sát quá nhiều là nguyên nhân nguy hiểm hiểm gây ra tình trạng giãn tĩnh mạch.
Vô sinh ở nam giới
Theo các chuyên gia về hiếm muộn thì khi bác sĩ phân tích về nguyên nhân gây muộn con, không ít chàng trai mồm há hốc vì ngạc nhiên. Họ không thể tin, thói quen mặc theo mốt thời thượng lại có thể ảnh hưởng đến sự duy trì thế hệ tương lai. Còn không ít bà vợ lại tím mặt vì giận khi biết nguyên nhân gây nên hiếm muộn lại chỉ vì lý do hết sức ngớ ngẩn này.
Theo Khỏe & Đẹp
Công dụng tuyệt vời của vỏ chanh
Những loại trái cây thuộc họ cam quýt rất đa dạng và phong phú. Trong đó, chi cam (còn gọi là chi citrus) bao gồm những loại trái cây "ăn tiền" như cam, chanh, quất, quýt, bưởi, bưởi chùm... là một kho chứa các chất dinh dưỡng thực vật rất có lợi cho sức khỏe, đồng thời cung cấp những chất dinh dưỡng thiết yếu, chẳng hạn vitamin C.
Ảnh minh họa: Internet
Tuyệt vời nhà họ cam!
Gần đây, các nhà khoa học và dinh dưỡng học đã khám phá một nhóm hóa chất có hoạt tính sinh học cao là flavonoid.
Chính flavonoid cùng vitamin C sẽ hình thành "cặp bài trùng" và càng làm tăng vai trò của vitamin C trong cơ thể, chống chọi trước cơn bão ôxy hóa. Các hợp chất flavonoid này còn được gọi bằng một cái tên mỹ miều là vitamin P, vốn rất dồi dào ở rau cải và trái cây. Hiện trên thị trường có bán rất nhiều chế phẩm gọi là bổ sung vitamin C. Thực ra, đây là loại vitamin C tổng hợp (ascorbic acid) và hầu như chẳng có tác dụng gì mấy trên cơ thể. Thiếu các chất flavonoid trong trái cây citrus thì ascorbic acid được bổ sung sẽ rất dễ dàng bị ôxy hóa và sinh ra những sản phẩm có thể gây nguy hại cho cơ thể. Đây cũng là lý do vì sao ăn thực phẩm trái cây, rau cải sẽ được cung cấp nguồn vitamin tốt hơn là từ các chế phẩm bổ sung vitamin.
Nhiều nghiên cứu cho thấy các bioflavonoids trong chanh, cam, quýt, bưởi... có tác dụng ổn định và củng cố độ bền của thành mạch cũng như ổn định lưu lượng máu nhờ vào khả năng kháng viêm của những chất dinh dưỡng thực vật này. Đây cũng là yếu tố quan trọng nhằm cung cấp oxygen cho các mô của cơ thể, đồng thời giúp cơ thể ổn định huyết áp. Những chất flavonoid trong chi citrus cũng có tác dụng làm giảm sưng đau, phù thũng và hỗ trợ hô hấp khi gặp các vấn đề về phổi...
Hesperidin là một loại flavonoid được tìm thấy nhiều nhất ở phần vỏ và màng trắng bám ở các múi của các trái cây thuộc chi citrus. Hesperidin thường được dùng để điều trị các trường hợp suy giãn tĩnh mạch, bệnh trĩ... Nếu chế độ dinh dưỡng thiếu hesperidin sẽ làm giảm chức năng của các mao mạch, gây ra các chứng đau chân.
Năm 1962, bác sĩ Robert Cragin đã "âm thầm" sử dụng những chất flavonoid trên các lực sĩ, vận động viên. Bác sĩ Cragin nhận thấy những nhóm vận động viên được cung cấp flavonoid có tần suất tổn thương cơ, khớp thấp hơn nhóm không được cung cấp chất này. Khi có chấn thương xảy ra, nhóm được cung cấp flavonoid cũng sẽ nhanh chóng bình phục hơn nhóm không dùng.
Nguồn cung cấp các chất flavonoid kèm với vitamin C nhiều nhất là ở chanh, chanh giấy, bưởi, cam, tắc... Chúng đạt hàm lượng cao nhất khi trái chín trên cây (chứ không phải dú ép hoặc dùng hóa chất thúc chín). Khi trái đã hái khỏi cây thì càng để lâu, hàm lượng flavonoid và vitamin C càng giảm dần.
Để tận dụng nguồn flavonoid thì đừng... vắt chanh bỏ vỏ. Hãy dùng vỏ chanh (kể cả cam, quýt, bưởi...) cắt sợi mỏng cho vào thức ăn (với điều kiện là vỏ sạch), tùy vào tài chế biến của các bà nội trợ. Khi ăn cam, quýt thì nên ăn luôn những màng trắng bám vào múi để khỏi phí của trời.
Theo Người lao động
Chú ý đừng... 'vắt chanh bỏ vỏ' Cam, chanh, quất, quýt, bưởi, bưởi chùm... là một kho chứa các chất dinh dưỡng thực vật rất có lợi cho sức khỏe, đồng thời cung cấp những chất dinh dưỡng thiết yếu, chẳng hạn vitamin C. Gần đây, các nhà khoa học và dinh dưỡng học đã khám phá một nhóm hóa chất có hoạt tính sinh học cao là flavonoid. Chính...