Vô lý quy định tuyển sinh mỗi năm phải được 200 sinh viên

Theo dõi VGT trên

“Vô lý quy định tuyển sinh mỗi năm phải được 200 sinh viên trở lên, ổn định trong 3 năm mới cho phép tiếp tục đào tạo…” – GS Trần Hồng Quân – Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập phản ánh như vậy.

Ngày 22/5, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập đã có buổi tổng kết công tác hoạt động từ sau Đại hội nhiệm kỳ thứ II. Tại buổi tổng kết, trao đổi với báo chí, GS Trần Hồng Quân – Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập cho biết: “Vừa rồi có quyết định Thủ tướng về vấn đề Thuế có tiến bộ nhưng có nhiều ràng buộc chưa hợp lý như diện tích quy định sàn nhưng phải là sở hữu của trường, tỷ lệ giảng viên/sinh viên phải là giáo viên cơ hữu. Tôi nghĩ, chất lượng người giảng phải là những giảng viên có trình độ cao, GS. TS dù ở đâu đến. Ép giảng viên cơ hữu làm cho các trường buộc phải vội vàng tuyển giảng viên mới ra trường để đáp ứng yêu cầu về đội ngũ giảng viên. Trong khi đó nếu được tính cả giảng viên thỉnh giảng thì vẫn có quyền lựa chọn tốt hơn. Nếu các trường thuê ổn định cơ sở vật chất, lâu dài thì nên được chấp nhận”.

Vô lý quy định tuyển sinh mỗi năm phải được 200 sinh viên - Hình 1

GS Trần Hồng Quân – Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập.

Theo GS Quân, một điều vô lý khác là quy định tuyển sinh mỗi năm được 200 sinh viên trở lên, ổn định trong 3 năm mới cho phép tiếp tục đào tạo. Ví dụ như ĐH Tân Tạo có kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trên diện tích hơn 100 ha nhưng hiện mới tuyển được vài chục sinh viên/năm vì trường nằm ở vị trí không thuận lợi nên chưa thu hút sinh viên chứ không nghi ngờ chất lượng về chất lượng đội ngũ, cơ sở vật chất. Nếu đặt tiêu chí trường nào cũng phải tuyển 200 sinh viên trở lên như quy định thì chắc chắn trường này sẽ bị xóa sổ. Quy định hiện nay vẫn là cào bằng, phi thực tế, không đa dạng.

Còn vấn đề tuyển sinh, GS nghĩ thế nào, có vô lý nữa không?

Mọi người nghĩ là rằng các trường ngoài công lập chỉ lo cốt sao tuyển sinh cho được. Đấy chỉ là một phần, là cấp bách mà mục đích chính là tìm được phương án tuyển sinh thực sự khoa học, hợp lý, linh hoạt, trên cơ sở đa tiêu chí. Chúng ta có rất nhiều loại trường mỗi trường có một sứ mạng xã hội trường nghiên cứu, trường thực hành… Mỗi trường có mục tiêu, nhiệm vụ riêng, không thể cào bằng bằng cách tuyển sinh “3 chung”.

Vì vậy cần xây dựng giải pháp tuyển sinh đa tiêu chí nhưng không phải là tiêu chí giống hệt nhau mà có trọng số riêng phù hợp với từng môn học, từng ngành, từng trường. Sự đa dạng đó chỉ có từng trường mới làm được chứ Bộ không thể bao quát hết được. Đề xuất của Hiệp hội không phải vớt vát để các trường tuyển đủ, dù rằng đây là vấn đề sinh tử của các trường. Hiệp hội có đề nghị từ 2012 nhưng Bộ im lặng không nói gì.

Vậy trước sự im lặng của Bộ GD-ĐT, Hiệp hội có bình luận gì?

Video đang HOT

Thực ra như vậy là sự không cố gắng tạo đột phá trong đào tạo đại học. Đề nghị của Hiệp hội không chỉ cho riêng các trường ngoài công lập mà cho toàn bộ nền đại học.

Sự phát triển của trường NCL phù hợp với mục tiêu phát triển mạnh mẽ nền giáo dục ĐH, con đường tất yếu là phát triển giáo dục ngoài công lập. Ví dụ, ở Hàn Quốc, sinh viên học trường đại học ngoài công lập chiếm 67%, Malaysia hơn 50% ….Giáo dục ngoài công lập như phương án đẩy bật giáo dục ĐH mà không ngân sách nhà nước nào có thể gánh được hết cho giáo dục đại học. Nhà nước không bao giờ đáp ứng được yêu cầu của thực tế mà cần sự đóng góp của tất cả lực lượng xã hội nên các trường NCL là sự phát triển có tầm chiến lược.

Các trường tốt và nổi tiếng của Mỹ phần lớn là trường ngoài công lập. Chúng ta cần vượt qua suy nghĩ thiển cận này để nhanh chóng phát triển giáo dục đại học. Muốn tạo được sức mạnh thì không còn cách nào khác là phát triển cả trường công lập và trường ngoài công lập. Nhà nước chỉ nên tập trung quản lý vào một số trường công lập đặc thù …

Hiệp hội sẽ tiếp tục kiến nghị lên Chính phủ

Trở lại vấn đề tuyển sinh, năm nay GS hy vọng điều gì làm đột phá giúp các trường ngoài công lập tuyển sinh đủ?

Luật Giáo dục ĐH đã quy định các cơ sở đào tạo ĐH được tự chủ các phương thức tuyển sinh thi tuyển, xét tuyển… nếu một số trường ngoài công lập được tự chủ sẽ có đột phá với nhiều sáng tạo.

Luật Giáo dục ĐH thì đã có nhưng Bộ GD-ĐT chưa có hướng dẫn cụ thể thì Luật chưa có hiệu quả dù Luật có hiệu lực từ tháng 1/2013 giờ đã là tháng 5.

Vừa qua, một số trường đại học ngoài công lập đã gửi lên Bộ GD-ĐT về phương án tuyển sinh riêng của mình. Vậy giờ đã có kết quả chưa GS?

Thực ra, Hiệp hội chưa bao giờ đề nghị Bộ xét duyệt từng đề án mà là đề nghị cho thực hiện điều 34 Luật Giáo dục ĐH. Bộ trưởng có hứa là trường có phương án tuyển sinh riêng thì Bộ sẽ xét duyệt nên các trường làm đề án đưa lên. Cục khảo thí và kiểm định chất lượng đã trao đổi với 5 trường về phương án tuyển sinh riêng.

Thông tin về đề án tuyển sinh riêng của một số trường đại học ngoài công lập, bộ cho biết đầu tháng 5 sẽ trả lời nhưng đến nay chưa có trả lời

Trong trường hợp xấu đề án tuyển sinh riêng của các trường đề nghị không được duyệt thì Hiệp hội làm cách gì để cứu các trường ngoài công lập?

Hiệp hội không làm được điều gì vì chỉ là một tổ chức xã hội nghề nghiệp, ngoài đề nghị lên Bộ, nếu không được thì Hiệp hội tiếp tục đề nghị tiếp lên Chính phủ.

Xin trân trọng cảm ơn GS!

Hồng Hạnh ( ghi)

Theo dân trí

Họp bàn “cứu” sự tan rã của nhiều trường ĐH, CĐ ngoài công lập

Sáng nay 5/3, Bộ GD-ĐT đã họp với Hiệp hội các trường ĐH,CĐ ngoài công lập (NCL) theo sự yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng về những kiến nghị khẩn cấp của Hiệp hội về nguy cơ tan rã của nhiều trường NCL.

Chủ trì buổi làm việc là Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận. Cuộc họp diễn ra gần 4 giờ đồng hồ với nhiều ý kiến phát biểu của nhiều chuyên gia giáo dục.

Tại buổi họp, GS Trần Hồng Quân - Chủ tịch Hiệp hội đã khẳng định sự góp mặt của loại hình trường đại học, cao đẳng NCL vào bức tranh tổng thể giáo dục đại học Việt Nam hơn 20 năm qua đã tạo nên diện mạo mới cho giáo dục - đào tạo Việt Nam. Tuy nhiên, GS Quân cho rằng: "Chủ trương xã hội hóa giáo dục là đúng nhưng chỉ đúng khi chủ trương này có một cơ chế chính sách hợp lí, đối xử công bằng như các trường công lập. Đề nghị Bộ GD-ĐT khẩn trương có đ.ánh giá khách quan về tình hình phát triển hệ thống các trường NCL 20 năm qua, những điểm yếu và điểm mạnh để từ đó tìm ra nguyên nhân khắc phục sự nguy cơ đóng cửa của nhiều trường NCL. Đặc biệt, mong muốn Bộ GD-ĐT thực hiện nghiêm chỉnh những văn bản đã ban hành để từ đó có cơ chế chính sách phù hợp, tạo cơ chế công bằng đối với các trường NCL".

Tiếp thu các ý kiến Hiệp hội đã đề nghị, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết: "Một số điều vượt quá thẩm quyền của Bộ GD-ĐT, Bộ trưởng sẽ trình Chính phủ quyết. Lộ trình tuyển sinh từ nay tới năm 2015, về cơ bản không có gì thay đổi, nếu thay đổi sẽ thực hiện sau năm 2015".

Ngoài ra, Bộ trưởng Luận đề nghị Hiệp hội các trường ĐH, CĐ NCL cần quán triệt tới các trường lập phương án cụ thể, nếu xét thấy phù hợp sẽ chấp thuận trong những đề nghị về tuyển sinh.

Trao đổi với Dân trí ngay sau buổi họp, GS Trần Hồng Quân cho biết: "Cuộc họp diễn ra vui vẻ. Sản phẩm của nó là những điều thống nhất và những điều chưa thống nhất. Bộ GD-ĐT sẽ có kết luận báo cáo Thủ tướng Chính phủ về cuộc họp này".

Họp bàn cứu sự tan rã của nhiều trường ĐH, CĐ ngoài công lập - Hình 1

Thí sinh dự thi vào Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội.

Trước đó, ngày 17/1/2013, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng NCL Việt Nam đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng báo cáo tình hình khẩn cấp của khối các trường đại học, cao đẳng NCL.

Theo Hiệp hội, đến năm 2012 cả nước có 81 trường đại học, cao đẳng NCL, dù đã và đang "gồng" mình lên vượt khó khăn để đào tạo nhưng hàng năm mới chỉ đạt 14% số sinh viên cả nước. Điều hệ trọng cấp bách hiện nay là nếu không có những thay đổi kịp thời thì trong vài năm tới chắc chắn một loạt trường NCL phải đóng cửa, hoặc phá sản; làm nản lòng các nhà giáo và các nhà đầu tư đang hoặc sẽ có ý định tham gia hoạt động giáo dục - đào tạo.

Nguyên nhân dẫn đến tình hình trên, trong đó nguyên nhân trực tiếp là trong vài năm gần đây chủ trương tuyển sinh tạo những trở ngại làm cho các trường NCL khó tuyển đủ chỉ tiêu. (Nhiều trường công lập ở địa phương, một số ngành như Sư phạm, Khoa học xã hội trong nhiều trường công lập khác cũng khó tuyển sinh nhưng các trường này không phá sản vì là trường công có ngân sách Nhà nước rót xuống).

Vấn đề quan trọng nhất mà Hiệp hội đề nghị là Bộ GD-ĐT thực hiện ngay Luật Giáo dục đại học (GDĐH) có hiệu lực từ ngày đầu tiên của năm 2013, trong đó có Điều 34 về chỉ tiêu tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh. Theo đó, các "cơ sở giáo dục đại học tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh". "Phương thức tuyển sinh gồm: thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển và xét tuyển "(mục 2. Điều 34 Luật GDĐH). Đây là điều khoản tốt trong Luật GDĐH, cần được thực hiện ngay từ mùa thi năm 2013 và đúng tinh thần trên. Bộ GD-ĐT chỉ cần tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT, còn công việc tuyển sinh: thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển và xét tuyển sinh thì trao quyền tự chủ cho các trường, thực hiện theo đúng Luật GDĐH.

Hồng Hạnh

Theo dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Trang Trần nhận trợ cấp ở Mỹ, được chủ cho 1 tỷ mua xe hơi hậu bị đuổi việc
14:08:38 16/06/2024
Cuộc sống t.uổi xế chiều của con trai cố danh ca Hùng Cường sau nhiều biến cố
14:54:36 16/06/2024
Chồng Hằng Du Mục: Từng ôm thắm thiết Quang Linh vlog, giờ ghen với "em ruột"
15:35:13 16/06/2024
Sao Việt 16/6: Ông xã Thanh Hằng nhõng nhẽo vợ, MC Mai Ngọc bình yên sau ly hôn
14:27:44 16/06/2024
Review nóng tập 1 Anh Trai Say Hi: 3 tiếng rưỡi chưa bao giờ dài đến thế, Anh Tú tưởng nhạt lại gánh còng lưng!
15:54:21 16/06/2024
Lưu Diệc Phi thu hút trăm triệu lượt xem khi diện áo tắm, Trịnh Sảng bị gọi tên
15:52:51 16/06/2024
BigDaddy: "thầy ruột" Pháo, HIEUTHUHAI, "yêu lại" bạn gái cũ Soobin Hoàng Sơn
16:33:04 16/06/2024
Vụ cháy 3 người mất tại Bắc Giang: Lửa bùng từ nơi để xe điện, khí độc lan nhanh
17:33:21 16/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

HLV Park Hang Seo đón tin vui ở Việt Nam

Sao thể thao

19:37:14 16/06/2024
Các trận đấu ở giải quốc nội chính thức trở lại trong ngày 15/6. Ở giải hạng Nhất Quốc gia, CLB Bình Phước gặp Hòa Bình tại trận đấu thuộc khuôn khổ vòng 20.

Ngôi làng bị cấm sinh trong làng, qua đời phải đưa đến nơi khác chôn cất

Netizen

18:36:34 16/06/2024
Ngôi làng Mafi Dove, ở miền Nam Ghana, là nơi sinh sống của khoảng 5.000 người. Điều đặc biệt là hầu như trong số đó không ai được sinh ra tại ngôi làng này và đến khi qua đời, họ được chôn cất ở 1 nơi khác.

3 công thức sinh tố từ nấm sữa kefir siêu dưỡng da trong ngày hè rực nắng, vừa trắng bật tông lại căng tràn sức sống

Ẩm thực

18:34:26 16/06/2024
Không chỉ là thức uống giải nhiệt lý tưởng, 3 công thức sinh tố kefir sau đây sẽ là cứu tinh cho làn da của bạn dưới cái nắng gay gắt, mang lại vẻ đẹp rạng ngời và tươi trẻ từ sâu bên trong.

Diễn biến mới vụ hơn 100 viên chức bị thu lại t.iền hỗ trợ chống dịch Covid-19

Tin nổi bật

18:31:56 16/06/2024
Cụ thể, Trung tâm Y tế huyện Con Cuông được UBND huyện cấp kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ cán bộ tham gia chương trình tiêm chủng Covid-19 năm 2022 vào 2 đợt. Đợt 1 với số t.iền gần 595 triệu đồng và đợt 2 là hơn 1 tỷ đồng.

Hỏa hoạn làm 3 người c.hết ở Bắc Giang, lửa bùng phát từ nơi để xe đạp điện

Pháp luật

18:24:46 16/06/2024
Theo thông tin ban đầu, đám cháy xảy ra vào khoảng 3h40, ngày 16/6, tại số nhà 43, đường Hoàng Hoa Thám, phường Đa Mai, TP Bắc Giang, khiến 3 người t.ử v.ong.

Tử vi ngày mới 12 con giáp ngày 17/6/2024: Mão thuận lợi, Mùi chú trọng về kỹ năng mềm.

Trắc nghiệm

18:06:56 16/06/2024
Tử vi 12 con giáp đầy đủ nhất hôm nay ngày 17/6/2024, tử vi ngày mới nhận định về công việc, tài chính, tình duyên, sức khỏe của 12 con giáp: Tý, Sửu,

Thảm đỏ hot nhất hôm nay: Na Trát đọ sắc với mỹ nhân "đẹp chấn động thế gian", Quan Hiểu Đồng thần thái sau vụ mất mặt ở sự kiện

Sao châu á

18:02:55 16/06/2024
Chiều 16/6, sự kiện Đêm hội điện ảnh Weibo đã chính thức diễn ra tại Trung Quốc. Thảm đỏ năm nay quy tụ các diễn viên nổi tiếng của Cbiz như Cổ Lực Na Trát, Châu Dã, Quan Hiểu Đồng,...

VCT Pacific Stage 2: Crazyguy và các đồng đội thua trận mở màn

Mọt game

17:56:01 16/06/2024
Dù có màn trở lại mạnh mẽ tại ván 1, BLEED Esports của Ngô Crazyguy Công Anh vẫn nhận thất bại chung cuộc 1-2 trước Team Secret (TS), qua đó thua trận đầu tiên tại VCT Pacific Stage 2.

"Thánh sống" của màn ảnh Hàn từng "cưới" Song Hye Kyo, tái xuất ở phim 16+ cực kịch tính

Phim châu á

17:48:08 16/06/2024
Nam tài tử Hàn Quốc này có sự nghiệp cực kỳ vẻ vang và đang là cái tên được quan tâm ở thời điểm hiện tại nhờ bộ phim điện ảnh mới.

Thúy Ngân bị sốt, Jun Vũ người m.áu m.e khi dầm mưa 10 tiếng quay phim

Hậu trường phim

17:41:06 16/06/2024
Cùng dầm mưa với Thúy Ngân và Jun Phạm hơn 10 tiếng đồng hồ, Jun Vũ khẳng định vai Quỳnh Châu là vai khách mời khó nhất trong 7 năm chưa cưới sẽ chia tay .

Quyền Linh xót xa kỹ sư điện đi hỏi cưới bị nhà người yêu đuổi về

Tv show

17:38:23 16/06/2024
Kỹ sư điện 31 t.uổi đến Bạn muốn hẹn hò tìm bạn gái, trải lòng về quá khứ từng bị nhà bạn gái coi thường khiến Quyền Linh không khỏi xót xa.