Vợ bước qua tuổi 40 đã sợ ‘chuyện ấy’
Bước sang tuổi 40 nhưng gần nửa năm qua, chuyện phòng the của chị H. gặp trục trặc. Mặc dù hai vợ chồng đã thực hiện đủ màn dạo đầu nhưng khi “lâm trận” vẫn không được suôn sẻ. Chị H. cảm thấy đau rát vì âm đạo khô.
Chị không còn ham muốn, thậm chí vô cùng “sợ” mỗi khi gần chồng. Khi đến gặp bác sĩ, chị được biết mình đang bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Chính những xáo trộn tâm sinh lý trong giai đoạn này là nguyên nhân lớn nhất khiến chuyện ái ân ở phụ nữ gặp trục trặc, cụ thể là chứng khô âm đạo, giảm ham muốn.
Rào cản “chuyện yêu”
Nếu như ở nam giới độ tuổi 40-50 là thời kỳ phong độ nhất thì đây lại là độ tuổi mà nhịp sinh học của nữ thường giảm nhanh ,khiến chị em sớm bước vào giai đoạn “thoái trào” trước chồng.
Lượng estrogen của phụ nữ tiết ra ở mức bình thường sẽ giúp duy trì độ ẩm của âm đạo và có tác dụng chống vi khuẩn lọt vào sâu bên trong. Mặt khác, trong cơ thể nữ giới, hormone progesterone, DHEA có vai trò kích thích não bộ, truyền ham muốn. Ngoài chu kỳ kinh nguyệt, kể cả khi estrogen ở mức ổn định, nếu chị em có hứng thú tình dục sẽ khiến họ tiết dịch âm đạo nhiều hơn bình thường. Tuy nhiên, trong thời kỳ bước sang tuổi 40, chị em khó tránh những rắc rối do buồng trứng suy giảm hoạt động. Khi đó, sự rối loạn bộ 2 hormone nữ gồm progesterone, estrogen gây ra những triệu chứng thường gặp là âm đạo sẽ bị mỏng đi và teo lại, bài tiết dịch nhờn kém. Điều này gây khó khăn trong mỗi lần giao hợp và cũng khó để cả hai cùng nhau “lên đỉnh”.
Chị không còn ham muốn, thậm chí vô cùng “sợ” mỗi khi gần chồng. Ảnh minh hoạ
Sự sụt giảm estrogen còn có thể gây ra một số khó chịu về sinh lý như cảm giác bốc hỏa, nóng rát, đổ mồ hôi về đêm. Tình trạng này khiến phụ nữ cảm thấy mệt mỏi và giảm hưng phấn.
Bệnh khô âm đạo có thể mắc phải ở bất kỳ phụ nữ nào nhưng bệnh thường gặp hơn ở phụ nữ tiền mãn kinh. Theo thống kê, khoảng 1/5 phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh mắc bệnh khô âm đạo. Ngoài ra, nếu cơ thể không sản xuất được nội tiết tố nữ estrogen trong 5 năm cũng sẽ dẫn đến tình trạng khô hạn ở phụ nữ.
Bổ sung và cân bằng nội tiết tố
Để tránh tình trạng khó chịu này, chị em cần vệ sinh đúng cách, tránh sử dụng các sản phẩm có nồng độ axit cao, các loại sữa tắm hay xà phòng để vệ sinh âm đạo, các sản phẩm để thụt rửa âm đạo. Phụ nữ nên đặc biệt quan tâm tới nội tiết tố, bổ sung và cân bằng nội tiết tố cho cơ thể. Chị em nên uống đủ nước 2 lít/ngày để bổ sung lượng nước cho cơ thể, tạo môi trường cho âm đạo. Chế độ ăn cần được chú trọng, chị em cần nói “không” với các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê… đồng thời, tăng cường ăn nhiều rau xanh, bổ sung các loại vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6, B12), bổ sung thực phẩm giàu axit béo Omega 3 như cá thu, cá ngừ, cá kiếm, cá mòi, dầu ôliu, vừng… Thực đơn giàu đậu tương cũng có tác dụng cải thiện chứng khô âm đạo.
Bên cạnh đó, phụ nữ nên tập luyện các động tác thể thao nhẹ nhàng hoặc tập Yoga, khí công dưỡng sinh đúng cách để cải thiện khí huyết, giảm căng thẳng mệt mỏi. Ngoài ra Yoga còn giúp người phụ nữ thư giãn và có tâm lý thoải mái trước khi quan hệ tình dục. Hãy thử thay đổi địa điểm và thời gian “yêu”, kéo dài màn dạo đầu, thay đổi các vật dụng trang trí trong phòng cũng là những cách tạo tâm lý thoải mái cho người phụ nữ làm tăng ham muốn, tăng cường chất nhờn và dịch âm đạo.
12 triệu chứng tiền mãn kinh chị em phải đối mặt sau tuổi 40
Khi phụ nữ đến một độ tuổi nhất định, thường là ngoài 40, các triệu chứng tiền mãn kinh bắt đầu xuất hiện, trong đó có một số triệu chứng phổ biến mà đa số chị em phải đối mặt.
1. Khi nào triệu chứng tiền mãn kinh xuất hiện?
Video đang HOT
Đời sống sinh sản của phụ nữ được chia thành ba giai đoạn chính là: Giai đoạn sinh sản; Giai đoạn mãn kinh (bao gồm cả thời kỳ tiền mãn kinh); Giai đoạn sau mãn kinh.
Tiền mãn kinh được coi là khoảng thời gian trước khi bắt đầu mãn kinh, trước khi chấm dứt kinh nguyệt trong 12 tháng liên tục. Thời kỳ tiền mãn kinh thường bắt đầu vào khoảng qua độ tuổi 40 của phụ nữ và có thể kéo dài trong vài năm (trong một số trường hợp thậm chí còn lâu hơn, thậm chí trên 10 năm). Trong thời gian này, chu kỳ kinh nguyệt không đều, chảy máu đột ngột và các dấu hiệu khác cho thấy hormone sinh sản đang thay đổi là điều bình thường.
Khi người phụ nữ ngừng rụng trứng hoàn toàn khỏi buồng trứng, không còn kinh nguyệt trong một năm thì người đó đã chính thức bước vào thời kỳ mãn kinh và không còn ở thời kỳ tiền mãn kinh nữa.
BSCKII. Diêm Thị Thanh Thủy - Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội cho biết, chăm sóc phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh rất quan trọng. Đây là một giai đoạn chuyển tiếp từ giai đoạn sinh sản ảnh hưởng đến sức khỏe của người phụ nữ, có nhiều triệu chứng có thể xảy ra. Điều quan trọng là chị em cần biết cách vượt qua giai đoạn tiền mãn kinh một cách nhẹ nhàng nhất.
Phụ nữ độ tuổi 40 và bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, nồng độ hormone có xu hướng thay đổi lớn hơn trong tháng dễ dẫn đến các cơn đau nửa đầu thường xuyên.
2. Các triệu chứng tiền mãn kinh phổ biến chị em phải đối mặt
Theo BSCKI. Hoàng Hường, chuyên sản phụ khoa, tuổi mãn kinh trung bình của phụ nữ bắt đầu từ 50 tuổi nhưng dấu hiệu tiền mãn kinh có thể bắt đầu từ 40 tuổi.
Khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, người phụ nữ thường phải đối mặt với những rối loạn về nội tiết và tâm sinh lý. Sự rối loạn nội tiết tố sẽ kéo theo nhiều rối loạn khác.
Không phải mọi phụ nữ trải qua giai đoạn mãn kinh đều gặp phải các triệu chứng giống nhau và mức độ ở mỗi người liên quan nhiều đến một số yếu tố khác nhau, bao gồm tiền sử bệnh lý cá nhân, di truyền, lối sống, chế độ ăn uống... nhưng có một số triệu chứng phổ biến đa số đều gặp phải.
Các triệu chứng tiền mãn kinh phổ biến nhất bao gồm:
Thay đổi kinh nguyệt và kinh nguyệt không đều:Thời gian đầu có xu hướng xảy ra trung bình 2-4 tháng một lần, sau đó ngày càng xa nhau. Đôi khi mức độ kinh nguyệt cũng có thể nặng hơn hoặc nhẹ hơn.
Bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm: Cảm giác như nhiệt đột ngột lan khắp cơ thể, thường gây đổ mồ hôi. "Bốc hỏa" là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng lên. Những triệu chứng tiền mãn kinh này là do sự thay đổi nội tiết tố, chủ yếu ảnh hưởng đến vùng dưới đồi, nơi kiểm soát nhiệt độ cơ thể.
Mất ngủ và giảm chất lượng giấc ngủ: Nhiều phụ nữ bắt đầu khó ngủ, có thể thức dậy đột ngột do nhiều mồ hôi và nóng.
Tăng cân dần dần: Khi quá trình trao đổi chất chậm lại, khối lượng cơ giảm và xương bắt đầu trở nên kém đặc hơn, việc tăng cân (đặc biệt là ở bụng) là điều bình thường. Do đó, tập thể dục và chế độ ăn uống lành mạnh trong thời gian này rất quan trọng.
Thay đổi ham muốn tình dục: Sự suy giảm estrogen khiến lưu lượng máu đến vùng sinh dục giảm. Trong suốt những năm mãn kinh, môi âm hộ trở nên nhỏ hơn và các mô cơ của âm vật bắt đầu co lại và trở nên kém nhạy cảm hơn. Ngoài ra còn có nhiều thay đổi diễn ra ở tử cung, buồng trứng và cổ tử cung (trở nên nhỏ hơn, hẹp hơn).
Khô âm đạo và dễ viêm nhiễm: Âm đạo sẽ bị khô và mất tính đàn hồi (teo âm đạo). Âm đạo mỏng và khô có thể đi kèm với nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn do mất dịch âm đạo, ít bôi trơn để di chuyển vi khuẩn ra ngoài.
Tóc mỏng và khô da: Nhiều chị em nhận thấy tóc mỏng và làn da của mình bắt đầu có dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn, vết thâm, khô, kém đàn hồi, đôi khi ngứa ngáy.
Những thay đổi ở mô vú: Vú có thể bắt đầu trở nên nhỏ hơn, kém đặc hơn, có nhiều mô mỡ hơn và mất đi một phần thể tích, trở nên xệ hơn.
Tâm trạng thất thường: Bao gồm cảm giác luôn mệt mỏi, tăng sự khó chịu, lo lắng, thậm chí trầm cảm.
Tim đập nhanh: Điều này xảy ra do sự thay đổi của mạch máu, tim và hệ thần kinh. Đánh trống ngực xảy ra khi có cơn bốc hỏa hoặc khi lo lắng.
Đau đầu thường xuyên: Do giảm lưu lượng máu, thiếu ngủ, lo lắng và các vấn đề khác góp phần gây ra chứng đau đầu thường xuyên.
Khả năng tập trung kém hơn: Estrogen và testosterone đóng vai trò quan trọng trong trí nhớ, động lực và tâm trạng. Chị em thường bắt đầu nhận thấy mình mất tập trung, hay quên, buồn ngủ, tăng phản ứng với căng thẳng. Những triệu chứng tiền mãn kinh này cũng có thể trở nên tồi tệ hơn do ngủ kém và lo lắng gia tăng.
3. Biện pháp tự nhiên giúp giảm khó chịu trong giai đoạn tiền mãn kinh
Theo BS. Hoàng Hường, tiền mãn kinh là một phần trong đời sống sinh lý của người phụ nữ. Vì vậy, chị em nên chuẩn bị tâm lý đón nhận và tìm cách chủ động vượt qua giai đoạn này.
Tùy từng trường hợp có thể cần tư vấn bác sĩ để có chỉ định can thiệp phù hợp như dùng thuốc, bổ sung nội tiết tố... Tuy nhiên biện pháp đơn giản là điều chỉnh lối sống, chế độ tập luyện và có chế độ dinh dưỡng tốt.
Ăn uống lành mạnh
Một chế độ ăn uống đủ chất chủ yếu dựa trên các thực phẩm lành mạnh là chìa khóa để nâng cao sức đề kháng, giúp kiểm soát cân nặng, cân bằng nồng độ estrogen, giảm các triệu chứng khó chịu như bốc hỏa và các nguy cơ mắc bệnh tim mạch, loãng xương.
Thực phẩm tốt nhất cho phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh bao gồm: trái cây, rau củ hữu cơ, thực phẩm giàu chất xơ, chất béo lành mạnh, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, men vi sinh và thực phẩm cung cấp phytoestrogen tự nhiên như đậu nành.
Chế độ ăn uống lành mạnh giúp cải thiện sức khỏe cho phụ nữ tiền mãn kinh.
Tập thể dục
Chị em nên duy trì thói quen thói quen tập thể dục ít nhất 3 lần trở lên mỗi tuần để cải thiện trọng lượng cơ thể, chất lượng giấc ngủ hoặc các triệu chứng trầm cảm, mật độ xương, khối lượng cơ và tình trạng viêm.
Nếu trước đây chị em chưa từng tập thể dục thì càng cần phải bắt đầu thói quen vận động đều đặn càng sớm càng tốt.
Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ rất quan trọng để phục hồi năng lượng, cân bằng hormone, kiểm soát mức cortisol và giảm lo lắng hoặc trầm cảm. Nếu khó ngủ, chị em hãy thử sử dụng các biện pháp: tắm trong bồn nước ấm trước khi đi ngủ, ngâm chân, thực hành các phương pháp luyện tập cơ thể và tinh thần như yoga, thiền định.
Kiểm soát căng thẳng
Bởi vì các vấn đề về giấc ngủ, lo lắng, mệt mỏi và trầm cảm có xu hướng gia tăng khi bước vào thời kỳ mãn kinh, do đó chị em cần phải kiểm soát căng thẳng bằng các biện pháp như: suy nghĩ tích cực, lạc quan, giữ trạng thái cởi mở, vui vẻ; tập thể dục, dành thời gian ngoài trời, tham gia hoạt động xã hội hoặc hoạt động tình nguyện, đọc sách truyền cảm hứng nâng cao tinh thần hoặc học một môn nghệ thuật sáng tạo...
Nếu đã tích cực thay đổi lối sống, thực hành dinh dưỡng tốt mà những triệu chứng tiền mãn kinh không cải thiện và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, chị em nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn biện pháp can thiệp phù hợp.
Nam giới suy giảm ham muốn tình dục do đâu? Suy giảm ham muốn tình dục có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý liên quan đến tinh hoàn hoặc cũng có thể do lối sống kém khoa học gây ra. Nhiều nam giới không biết rằng giảm ham muốn tình dục có thể là hậu quả của nhiều bệnh lý khác nhau gây ra. Với cuộc sống nhiều...