Việt Nam vô địch thực hành phẫu thuật nội soi châu Á
Đội Việt Nam vượt qua các bác sĩ từ 14 quốc gia và lãnh thổ, đứng đầu về kỹ năng nội soi trên mô hình trong cuộc thi tại Malaysia.
Cuộc thi nằm trong khuôn khổ hội nghị thường niên của Hội Phẫu thuật nội soi và Nội soi (ELSA), diễn ra cuối tháng 11, kết quả công bố hôm 3/12. Các đội vào chung kết gồm Việt Nam, Thái Lan, Philippines và Đài Loan.
Cũng tại sự kiện này, Trung tâm huấn luyện Phẫu thuật nội soi Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM được công nhận là “Center of Excellence”. Việc được ELSA công nhận có ý nghĩa rằng Trung tâm đã trở thành nơi đào tạo đạt chuẩn của châu Á.
Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bắc, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM cho biết việc nhận được chứng nhận “Center of Excellence” là động lực mạnh mẽ để đội ngũ thầy giáo và thầy thuốc của Bệnh viện cống hiến nhiều hơn nữa cho sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực y tế chất lượng cao.
Các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM đang thực hiện một ca phẫu thuật nội soi. Ảnh: N.P
Trung tâm huấn luyện Phẫu thuật nội soi BV Đại học Y dược TP HCM được thành lập năm 2003 và là trung tâm phẫu thuật nội soi đầu tiên trên cả nước. Sau 15 năm, trung tâm đã giảng dạy cho hơn 1.600 phẫu thuật viên trong nước và hơn 700 phẫu thuật viên nước ngoài.
Cẩm Anh
Theo VNE
Video đang HOT
Người phụ nữ bị tắc ruột sau khi ăn 10 quả hồng, cảnh báo mọi người cẩn trọng khi ăn loại quả này
Ngon ngọt và giàu dinh dưỡng nhưng ăn hồng bạn cần hết sức cẩn trọng, nếu không muốn bị tắc ruột phải vào viện cấp cứu như người phụ nữ này.
Người phụ nữ bị tắc ruột sau khi ăn liên tục 10 quả hồng
Bệnh nhân 41 tuổi ở TP HCM nhập viện trong tình trạng trướng bụng, đau quặn, tình trạng nguy kịch. Các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM chẩn đoán người bệnh bị tắc ruột do bã thức ăn, phải phẫu thuật nội soi cấp cứu. Khối bã kích thước 5x5 cm được gắp ra khỏi ruột, bệnh nhân sau đó hết đau bụng, ăn uống bình thường và vừa xuất viện.
Bệnh nhân cho biết trước đó đã ăn 10 quả hồng. May mắn là đã được các bác sĩ giải cứu kịp thời, nếu không, bạn sẽ có nguy cơ thiếu máu, vỡ ruột, rối loạn điện giải, nhiễm trùng ổ bụng, nhiễm trùng máu, thậm chí tử vong.
Bệnh nhân 41 tuổi bị tắc ruột do ăn quả hồng ngâm.
Mới đầu tháng 11, Bệnh viện Quận 11 (TP.HCM) cũng tiếp nhận nhiều bệnh nhân với triệu chứng đau bụng, bí trung đại tiện, buồn nôn. Qua siêu âm và nội soi, BS đã phát hiện các bệnh nhân này bị tắc ruột do bã thức ăn, cụ thể là ăn nhiều quả hồng ngâm.
Trước đó từ giữa tháng 10 đến cuối tháng 11/2014 tại Khoa Ngoại tiêu hóa, BV Trung ương Huế cũng đã phẫu thuật cho 7 bệnh nhân bị tắc ruột. Hai năm sau, một trường hợp cũng phải tới BV E phẫu thuật với sự cố tương tự.
Có thể nói, ăn quả hồng gây tắc ruột là chuyện không còn mới mẻ gì. Đáng tiếc là việc ăn uống tưởng chừng đơn giản ấy lại có thể gây ra rất nhiều hệ lụy sức khỏe. Không thể tự cứu sống mình, nhiều bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu mới có thể thoát chết cho ăn quả hồng.
Cẩn trọng khi ăn hồng, tránh nguy cơ tắc ruột cùng nhiều biến chứng nguy hiểm
Theo ThS.BS Dzoãn Thị Tường Vi (Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện 198), hồng giòn là trái cây rất tốt về mặt dinh dưỡng với hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào, rất tốt cho sức khỏe, chủ yếu là vitamin C, beta caroten, đường gluxit...
Ăn nhiều quả hồng sẽ bị vón lại, tạo thành khối bã ở khu vực ruột non, dễ dẫn đến tắc ruột.
Trong thành phần của quả hồng còn có chứa chất tanin - gây ra vị chát và chất pectin. Khi ăn hồng xanh hoặc chưa chín tới, người ăn thường cảm thấy có vị chát. Tanin và pectin là những chất làm săn niêm mạc ruột, ảnh hưởng nhu động ruột.
"Việc ăn quá nhiều quả hồng, nhất là khi đói, thì các chất tanin, pectin cộng với hàm lượng chất xơ trong quả hồng tương đối cao (100g hồng có 2,5g chất xơ) sẽ kết tụ dưới tác dụng của axit dạ dày; dễ khiến đầy bụng, khó tiêu, thậm chí còn có cảm giác buồn nôn, nôn mửa... Ăn nhiều sẽ vón lại, tạo thành khối bã ở khu vực ruột non, dễ dẫn đến tắc ruột", chuyên gia khẳng định.
Do đó, BS Vi khuyến cáo, chỉ nên ăn hồng lúc no, cấm tuyệt đối ăn hồng khi đang đói vì sẽ biến thành chất gây hại cơ thể. Chỉ nên ăn lúc bụng no hoặc 1 giờ sau ăn. Khi ăn hồng, không nên dùng chung với những thực phẩm quá nhiều đạm sẽ khiến việc tiêu hóa trở nên chậm hơn, dễ tạo vón thực phẩm.
Chỉ nên ăn hồng lúc no, cấm tuyệt đối ăn hồng khi đang đói vì sẽ biến thành chất gây hại cơ thể.
Đối với người hay bị táo bón, hệ tiêu hóa hoạt động kém, có tiền sử phẫu thuật ở vùng bụng, nhất là khu vực dạ dày thì không nên ăn loại quả này. Nếu muốn ăn thì phải hạn chế tối đa hoặc chuyển sang ăn hồng chín sẽ tốt hơn. Người cao tuổi, răng yếu, nhai không kỹ, nhu động ruột và tuyến nước bọt đều giảm nên cần hết sức cẩn trọng khi ăn hồng ngâm, tốt nhất không nên ăn vì nguy cơ tắc ruột cao. Hạn chế tối đa cho người già và trẻ nhỏ ăn trái hồng giòn, chỉ nên ăn rất ít, 1-2 miếng nhỏ và cần nhai kỹ khi ăn.
Không dừng lại ở việc bị tắc ruột, nếu không được xử lý kịp thời, trẻ nhỏ thường gặp các biến chứng khó lường như nôn mửa nhiều, đau bụng dữ dội, thậm chí bị thủng ruột... vô cùng nguy hiểm. Do đó không nên cho trẻ nhỏ ăn loại quả này.
Không chỉ có quả hồng ngâm, một số loại quả chát, dồ ăn chứa nhiều bã xơ như hồng xiêm, măng, sung, mít, ngô... cũng rất dễ hình thành u bã thức ăn gây tắc ruột.
Chất tannin trong quả hồng thường tập trung vào phần vỏ. Người ta thường ngâm hồng để khử vị chát hoàn toàn, do đó khi ăn cần gọt bỏ vỏ. Đối với những quả hồng khi ăn có vị chát rõ thì cần loại bỏ ngay.
Không chỉ có quả hồng ngâm, một số loại quả chát, dồ ăn chứa nhiều bã xơ như hồng xiêm, măng, sung, mít, ngô... cũng rất dễ hình thành u bã thức ăn gây tắc ruột. Do đó, khi ăn những loại thực phẩm này, bạn cần hết sức cẩn trọng. Nguyên tắc vẫn là không ăn quá nhiều một lúc, nhất là khi đói để tránh những hậu quả không mong muốn.
Để phòng chống nguy cơ tạo khối bã thức ăn đường tiêu hóa và tránh tắc ruột, mọi người cần lưu ý khi ăn uống nên nấu chín, ninh nhừ thức ăn cho trẻ nhỏ và người cao tuổi. Khi ăn phải nhai kỹ, không ăn quá nhanh hoặc nuốt chửng, các loại rau quả đảm bảo không chứa quá nhiều tanin và hàm lượng chất xơ cao. Những người có tiền sử bệnh lý răng miệng, bệnh đường tiêu hóa hay đã phẫu thuật dạ dày, ruột... là nhóm đối tượng cần cẩn trọng hàng đầu.
Theo Helino
10 năm phát triển phẫu thuật nội soi ở Việt Nam Từ bước đầu phẫu thuật nội soi chỉ áp dụng điều trị bệnh tiêu hóa, ngày nay được dùng điều trị nhiều bệnh lý phức tạp, triển khai rộng. Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bắc, Phó Chủ tịch Hội Phẫu thuật nội soi Việt Nam, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cho biết Việt Nam là một trong những quốc...