Việt Nam mất cân bằng giới tính do định kiến trọng nam khinh nữ
Nhiều người Việt quan niệm chỉ con trai mới gánh vác trọng trách thờ cúng tổ tiên, nối dõi tông đường, dẫn tới tỷ lệ sinh trai nhiều hơn gái.
Theo Cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình, tỷ số chênh lệch giới tính – sinh nam nhiều hơn nữ, tiếp tục tăng nhanh. Năm 2018, tỷ lệ giới tính khi sinh là 115,1 bé trai/100 bé gái, tăng 3% so với năm 2017, không đạt được mục tiêu giảm chênh lệch còn 112,8 bé trai/100 bé gái. Mức chuẩn sinh học bình thường là 105 trẻ nam trên 100 trẻ gái chào đời.
Sơn La là tỉnh đứng đầu với chênh lệch giới tính khi sinh với 120 trẻ trai/100 trẻ gái. Bốn tỉnh tiếp theo có tỷ lệ sinh bé trai nhiều hơn gái là Hưng Yên, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Hải Dương.
Tại tập huấn về dân số cuối tuần qua, bà Nguyễn Thị Quỳnh Anh, Đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), cho biết Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của Nho giáo với nhiều phong tục, tập quán, trong đó có tục “trọng nam, khinh nữ”. Nhiều người quan niệm chỉ có con trai mới có thể gánh vác trọng trách thờ cùng tổ tiên, nối dõi tông đường. Đây chính là định kiến giới, nguyên nhân cơ bản dẫn đến mất cân bằng giới tính khi sinh.
Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò, năng lực của nam và nữ. Chẳng hạn, định kiến nội trợ là việc của phụ nữ, không phải việc của nam giới. Nam giới được coi là trụ cột và là người kiếm tiền chính trong gia đình. “Những quan niệm này đã hình thành từ lâu đời, được truyền từ đời này qua đời khác thông qua giáo dục và học hỏi, lâu dần tạo nên những suy nghĩ cố hữu về vai trò, khả năng, loại công việc mà phụ nữ và nam giới có thể thực hiện”, bà Quỳnh Anh nói.
Bà Quỳnh Anh phân tích sự khác biệt về vai trò, trách nhiệm, vị thế và quyền hạn của nam và nữ mà xã hội tạo dựng đã gây ra những điều bất lợi cho cả hai giới, thể hiện sự bất bình đẳng giới. Thống kê toàn cầu, thu nhập của phụ nữ bằng khoảng 50-90% thu nhập nam giới. Tại châu Phi, châu Á, trung bình một tuần phụ nữ làm việc nhiều hơn nam giới 12-13 giờ. Trong tổng số 872 triệu người mù chữ tại các nước đang phát triển, phụ nữ chiếm 2/3. Riêng tại Việt Nam, phụ nữ nông thôn làm việc trung bình 14 giờ một ngày và hưởng ít hơn 20-40% thu nhập của nam giới.
“Tất cả những điều này dẫn tới mất cân bằng giới tính khi sinh”, bà cho biết.
Video đang HOT
Dự kiến trong tương lai Việt Nam có khoảng 2-4 triệu nam giới không tìm được vợ do tỷ lệ sinh trai quá cao. Ảnh: Lê Phương
Khi Việt Nam phát triển công nghệ siêu âm xác định giới tính trước sinh, tình trạng mất cân bằng giới tính càng tăng. Nhiều người sẵn sàng nạo phá thai khi biết đứa bé trong bụng không phải là con trai. Hơn nữa, ngày nay nhiều người chấp nhận chuẩn gia đình chỉ từ 1-2 con. Vì vậy, nhiều cặp vợ chồng đã chủ động áp dụng những thành tựu của khoa học để lựa chọn giới tính thai nhi. Trong khi đó, quy định pháp luật xử lý vi phạm với người cung cấp dịch vụ liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi chưa đủ sức răn đe.
Mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ ảnh hưởng xấu tới cấu trúc dân số trong tương lai, dẫn tới tình trạng dư thừa nam giới trong xã hội. Nếu không có những biện pháp can thiệp kịp thời, dự tính đến năm 2050, Việt Nam sẽ có từ 2,3 đến 4,3 triệu nam giới không tìm được vợ. Về lâu dài dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như thiếu phụ nữ sẽ làm gia tăng áp lực kết hôn sớm đối với trẻ gái, phải bỏ học để lập gia đình, có thể gia tăng về nhu cầu mại dâm dẫn đến nạn buôn bán phụ nữ gia tăng.
Thúy Quỳnh
Theo VNE
Tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh
Trong 2 ngày 5 và 6-6, Tổng cục Dân số-KHHGĐ tổ chức Tập huấn nâng cao năng lực trong công tác truyền thông về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh trên cơ sở giới cho phóng viên của các báo, đài, cán bộ truyền thông của Trung ương, Hà Nội và một số tỉnh, TP.
Phát biểu khai mạc, bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ cho biết: Mất cân bằng giới tính khi sinh xuất hiện ở Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ 21. Mất cân bằng giới tính khi sinh xảy ra khi số trẻ nam sinh ra còn sống lớn hơn 106 hoặc nhỏ hơn 103 so với 100 trẻ em gái. Từ năm 2006, tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam luôn ở mức trên 110. Đặc biệt một số tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng tỷ lệ này lên đến 120 như Hưng Yên (119,5), Hải Dương (118,3), Quảng Ninh (124,4).
Mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ dẫn đến tình trạng "thừa nam thiếu nữ" trong tương lai, làm biến đổi chỉ số nhân khẩu học. Cụ thể là tăng áp lực kết hôn sớm đối với phụ nữ, tăng nhu cầu dịch vụ tình dục, gia tăng buôn bán phụ nữ kéo theo bạo lực tình dục đối với phụ nữ, làm ảnh nặng nề đến sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, và sức khỏe tâm thần của phụ nữ.
Phó tổng cục trưởng Tổng cục Dân số-KHHGĐ Nguyễn Thị Ngọc Lan phát biểu tại buổi tập huấn (ảnh V.H)
Ở Việt Nam, gia đình và cộng đồng vẫn đặc biệt thích con trai vì những giá trị của con trai đem lại. Có con trai nâng cao vị thế của gia đình, xác định danh dự và vị trí của đàn ông trong cộng đồng. Vị thế của người phụ nữ trong gia đình cũng được nâng cao nếu sinh được con trai. Các cặp vợ chồng thường chịu áp lực phải sinh con trai rất lớn từ người chồng/gia đình chồng và dòng họ.
Các quan niệm xã hội và tôn giáo đòi hỏi con trai phải gánh vác việc thờ cúng tổ tiên và các thực hiện các nghi lễ quan trọng khác. Con trai giúp củng cố địa vị của cha mẹ trong xã hội. Đứa con sinh ra phải mang họ của bố. Người chồng thường là chủ hộ trong gia đình, có quyền quyết định những việc lớn. Theo phong tục truyền thống ở nhiều địa phương chỉ có con trai được thừa kế tài sản của cha mẹ... Tất cả những điều đó đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi cá nhân, các cặp vợ chồng, gia đình và dòng họ.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay hệ tư tưởng truyền thống bắt nguồn từ Nho giáo và tầm quan trọng của việc thờ cúng tổ tiên thông qua sự nối dõi của con trai vẫn là chủ đạo trong cuộc sống ở cấp độ gia đình. Đây là những phản ánh rõ rệt nhất của vấn đề bất bình đẳng giới và bất bình đẳng giới chính là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến mất cân bằng giới tính khi sinh.
Các học viên hào hứng tham dự lớp tập huấn (ảnh V.H)
Để giải quyết tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, Việt Nam cũng đã tăng cường hoàn thiện và thực thi chính sách pháp luật liên quan đến bình đẳng giới và phòng chống mất cân bằng giới tính khi sinh. Gần đây, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 12 đã ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TƯ về công tác dân số trong tình hình mới. Nghị Quyết đã đề ra nhiệm vụ: "Nâng cao nhận thức, thực hành về bình đẳng giới; đẩy mạnh truyền thông giáo dục chuyển đổi hành vi nhằm giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh. Tạo chuyển biến rõ nét ở những vùng có tỉ số giới tính khi sinh cao".
Nhằm góp phần triển khai Nghị quyết 21, thực hiện các hoạt động do Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA) và Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) hỗ trợ năm 2019, Tổng cục Dân số-KHHGĐ tổ chức lớp Tập huấn về kiểm soát này nhằm định hướng, hướng dẫn các nội dung, cách thức trong việc tuyên truyền các nội dung về giới, kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, lựa chọn giới tính khi sinh-nguyên nhân, hệ lụy, cách can thiệp.
Học viên sau khi tham dự tập huấn đã đạt hiểu kiến thức bình đẳng giới và các khái niệm liên quan, mất cân bằng giới tính khi sinh và bất bình đẳng giới, tình trạng và hệ quả của mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam; Nắm bắt được nguyên tắc truyền thông có nhạy cảm giới, và vai trò tiềm năng của truyền thông trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, giá trị của con gái liên quan đến vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh và cải thiện tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam;
Đồng thời có kỹ năng cần thiết để thực hành công tác truyền thông nhằm giúp giảm mất cân bằng giới tính khi sinh và thúc đẩy giá trị của con gái liên quan đến vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh.
Theo VTC
Đi tập yoga cùng bà hàng xóm, tôi hoảng hốt khi phát hiện lý do khiến con dâu trì hoãn mang thai, nhưng sự thật còn kinh khủng hơn Thế này thì con trai tôi lấy vợ để làm gì? Tôi vừa về hưu thì con trai dẫn một cô gái về ra mắt. Thú thật, tôi thấy con dâu nhìn khỏe mạnh, khá xinh nhưng có vẻ hơi thô cứng. Nhưng ưu điểm là ăn nói dễ nghe, lại xông xáo và nấu ăn khá ngon. Nhà tôi có mỗi một...