Viêm loét miệng, dùng thuốc gì cho mau lành?
Nhiệt miệng là tình trạng phổ biến, đến nỗi cứ 10 người bạn gặp trong ngày có thể trong đó có 2 người đang có nhiệt miệng. Những người hay bị nhiệt miệng nên coi đây là bệnh cần điều trị, để không phải chịu đựng những cơn đau rát kéo dài.
Vậy khi bị nhiệt miệng nên dùng thuốc gì cho mau lành?
Phân biệt nhiệt miệng và các bệnh viêm nhiễm ở miệng khác
Nhiệt miệng là vết loét nhỏ, nông, xuất hiện ở những mô mềm trong miệng như môi, bên trong má, bên dưới lưỡi hoặc trên nướu, tên gọi khoa học là aphthous ulcer (loét áp-tơ). Thông thường vết nhiệt miệng có màu trắng hoặc vàng, viền đỏ, có dạng hình tròn hoặc bầu dục.
Nhiệt miệng là căn bệnh thường gặp với tỉ lệ người mắc bệnh này trong dân số chung lên đến 20% (ảnh minh họa)
Khi các vết nhiệt miệng tái đi tái lại, hoặc kéo dài trên 2 tuần, xuất hiện cùng các triệu chứng khác như sốt, nổi hạch, rối loạn tiêu hóa hoặc các triệu chứng khác trên da và niêm mạc ở vị trí khác thì sẽ cần được cân nhắc chẩn đoán để phân biệt với các bệnh lý khác.
Bởi điều cốt yếu là aphthous ulcer lành tính thì có xu hướng loét nhỏ, loét nông và tự giới hạn, tự lành khác với các bệnh nghiêm trọng hơn như suy giảm miễn dịch mắc phải do Herpes, bệnh tự miễn, bệnh lý huyết học ác tính, ung thư biểu mô hầu họng.
- Vết loét miệng do nguyên nhân nhiễm trùng cần được đặt ra khi người bệnh có yếu tố nguy cơ mắc các bệnh cơ hội (như Herpes). Bệnh Herpes môi còn được gọi là mụn nước sốt (hay sốt vỉ), là những vết phồng rộp nhỏ thành từng đám trên môi và xung quanh miệng. Bệnh Herpes môi gây ra do virus Herpes simplex (HSV). Vùng bị phồng có thể vỡ, dịch trong chảy ra ngoài và sau đó đóng vảy sau vài ngày. Tuy nhiên, vết thương thường tự lành trong khoảng vài ngày tới 2 tuần và cũng có thể điều trị tại nhà.
- Bệnh tự miễn: Một số bệnh tự miễn có thể sinh ra các vết loét miệng lành tính, nhưng hay tái phát và xuất hiện cùng lúc với các vết loét niêm mạc ở vị trí khác trên cơ thể. Như hội chứng Behet là một bệnh viêm mạch máu tự miễn, gây ra loét miệng tái phát và loét ở bộ phận sinh dục, viêm màng bồ đào và loét sinh dục. Lupus ban đỏ vừa gây loét miệng vừa gây ra hàng loạt các triệu chứng toàn thân khác (hồng ban cánh bướm, tổn thương da, tổn thương thận, tổn thương khớp, thiếu máu…).
- Bệnh lý huyết học ác tính hay ung thư biểu mô hầu họng cần được xem xét khi đánh giá vết loét miệng tái phát hoặc chậm lành. Sốt, nổi hạch là các triệu chứng thường xuất hiện trong những giai đoạn này. Bác sĩ sẽ đề nghị làm xét nghiệm công thức máu nếu sốt và loét miệng thường xuyên xảy ra cùng nhau. Sinh thiết vết loét sẽ giúp xác định đúng tình trạng bệnh.
Các phương pháp điều trị nhiệt miệng tại nhà hiệu quả
Mặc dù nhiệt miệng là một bệnh lành tính. Tuy nhiên, việc chịu đựng cảm giác đau đớn trong suốt thời gian vết loét tồn tại là một trải nghiệm không hề dễ chịu. Các vết loét do nhiệt miệng ảnh hưởng đến việc ăn uống, giảm hấp thu dinh dưỡng, mất cân bằng dinh dưỡng lại là một vòng xoáy khiến vết loét lâu lành, có khi vết nhiệt miệng này vừa lành thì vết khác lại chớm trổ ra.
Video đang HOT
Nhiệt miệng thường xảy ra ở những người làm việc căng thẳng, người lớn tuổi và trẻ em, đây cũng là những đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất khi mắc phải, cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Vì thế, chúng ta cũng nên biết đến các biện pháp điều trị đơn giản – hiệu quả để giải quyết nhanh chóng những vết loét nhiệt miệng lành tính:
Dùng gel bôi nhiệt miệng
Gel bôi nhiệt miệng bám tốt, giảm đau nhanh chóng, hiệu quả, an toàn cho người lớn lẫn trẻ em nhờ một số thành phần chính như: dịch chiết hoa cúc, Lidocaine…
Với các vết nhiệt miệng lành tính, các thuốc bôi tại chỗ rất có hiệu quả, giúp giảm đau nhanh, tăng tốc độ lành vết loét, đặc biệt có lợi với đối tượng nhạy cảm là trẻ em và người lớn tuổi.
Tăng sức đề kháng
Việc bổ sung các vitamin và khoáng chất rất có lợi trong điều trị và dự phòng nhiệt miệng. Kẽm, vitamin C, vitamin B phức hợp và lysine dùng đường uống có thể làm tăng tốc độ chữa lành khi tổn thương chớm bắt đầu.
Echinacea (hoa cúc tím), nước ép cà rốt, cà chua, khế, cần tây, trà xanh, mật ong, nghệ, nước cỏ mực, lá rau ngót và dưa đỏ cũng đã được báo cáo là các chất bổ sung hữu ích.
Phương pháp giảm đau tại chỗ
Khi tình trạng nhiệt miệng không quá nghiêm trọng, bạn có thể giảm nhanh bằng các phương pháp sau:
- Sử dụng nước súc miệng tự làm với công thức: Hỗn hợp nước súc miệng từ baking soda, nước ép lô hội và nước ấm. Súc miệng liên tục trong 10 giây.
- Chườm lạnh bằng đá, dùng gạc hay vải mềm bọc viên đá nhỏ chườm vào vết loét.
- Sử dụng trà. Dùng trà túi lọc đã thấm nước đắp vào vết thương, chất tannin có trong túi trà có tác dụng làm giảm cơn đau và giảm viêm.
Nhiệt miệng: Khi nào cần dùng kháng sinh, kháng viêm?
Nếu vết loét lâu lành, kéo dài dai dẳng cần đi khám bác sĩ để có hướng dẫn, chỉ điều điều trị phù hợp bằng kháng sinh, kháng viêm (ảnh minh họa)
Song song đó, cũng cần phải biết khi nào thì cần đến khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để bác sĩ cho chỉ định sử dụng các thuốc “mạnh tay” hơn (các thuốc kê toa) đối với các vết loét miệng nặng.
Chỉ định dùng kháng sinh: Đối với các vết loét miệng nặng, loét miệng dai dẳng, đối tượng nguy cơ cao (như người bị suy giảm miễn dịch mắc phải, sử dụng corticoid lâu ngày, hóa trị…), có bằng chứng loét nhiễm trùng hay nghi ngờ khả năng nhiễm trùng, kháng sinh có thể dùng tại chỗ (thoa, ngậm trong miệng, súc miệng) hay kháng sinh đường toàn thân (kháng sinh uống).
Thuốc kháng viêm: Chế phẩm corticosteroid có chứa hydrocortisone acetonide hemisuccinate hoặc triamcinolone là thuốc kháng viêm mạnh, hiệu quả với giảm đau nhanh và tăng tốc độ chữa lành trong điều trị loét nặng. Tuy nhiên, tồn tại nguy cơ nhiễm nấm thứ phát khi dùng thuốc súc miệng có chứa steroid.
Đồng thời, steroid toàn thân thường không được khuyến cáo trong điều trị loét miệng, vì tăng đáng kể biến chứng toàn thân hơn là lợi ích mang lại. Sử dụng chế phẩm corticoid phải có chỉ định của bác sĩ.
Sử dụng các chế phẩm có chứa nitrat bạc chỉ có tác dụng giảm đau nhất thời nhưng không giảm thời gian lành vết loét, và ở trẻ em nó có thể gây ra sự đổi màu răng nếu răng vẫn còn đang phát triển.
Con trẻ nhưng tóc bạc trắng đầu, có phải do máu xấu?
Tóc bạc sớm là một tình trạng không hiếm gặp, thường không liên quan đến sức khoẻ chung nhưng ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Hiện nay chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho tóc bạc sớm.
BSNT Hồ Phương Thùy - Bệnh viện Da liễu trung ương, cho biết tóc bạc là tình trạng tóc mất sắc tố, chuyển thành màu trắng. Cơ chế bệnh sinh của tóc bạc sớm chưa rõ ràng, một số tác giả cho rằng có thể liên quan đến rối loạn lão hoá sớm, bệnh tự miễn, cơ địa.
Bệnh nhân tóc bạc sớm cần được đánh giá tổng thể, bao gồm cả các bệnh chuyển hoá. Đến nay, nhuộm tóc là phương phác lựa chọn chủ yếu để đảm bảo tính thẩm mỹ trong tóc bạc sớm, bên cạnh các biện pháp bổ sung chất vitamin và khoáng chất.
Độ tuổi xuất hiện tóc bạc tự nhiên trung bình ở người da trắng, vàng, đen tương ứng là 35, 40 và 45 tuổi và khoảng 6-23% người 50 tuổi có 50% số lượng tóc là bạc. Tóc bạc sớm được định nghĩa là tình trạng tóc bạc trước tuổi 20 ở người da trắng, trước 25 ở người da vàng và trước 30 tuổi ở người da đen.
Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu sinh bệnh học của sắc tố tóc nhưng nguyên nhân của tóc bạc vẫn chưa rõ ràng, chủ yếu được giải thích dựa trên các yếu tố về gen (alpha-MSH, C-Kit, MITF..) và gốc oxy hóa tự do, từ đó làm giảm số lượng tế bào melanocyte hoạt động tại nang tóc và rối loạn quá trình vận chuyển melanosom. Điều này có thể gây ra mất dần sắc tố qua vài chu kì tóc hoặc chỉ cần qua 1 chu kì tóc.
Vì sao ngày càng nhiều người tóc bạc sớm? Ảnh minh họa
Theo bác sĩ Thuỳ các yếu tố làm tăng tình trạng tóc bạc sớm như hội chứng bẩm sinh có liên quan đến tóc bạc sớm: Hội chứng Brook, Hội chứng Werner, Rothmund-Thompson, Cri-du-chat, Fisch's, Down...
Những người có mẹ và bố tóc bạc sớm sẽ bạc sớm hơn.
Ngoài ra, các thói quen như nghiện rượu, hút thuốc lá, stress, thức khuya cũng làm nhanh bạc tóc.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chế độ ăn thiếu vitamin B12, vitamin D3, biotin, đồng, kẽm, selenium, sắt...Người có học thức càng cao thì khả năng bị tóc bạc sớm càng nhiều.
Một nghiên cứu trên 6.390 người trong đó có 1.618 người mắc tóc bạc sớm cho thấy sự liên quan chặt chẽ giữa tiền sử gia đình có người tóc bạc sớm và béo phì đến tỉ lệ tóc bạc sớm và mức độ nặng của tóc bạc.
Hiện nay, các phương pháp điều trị tóc bạc sớm còn nhiều hạn chế và không đặc hiệu. Đặc biệt là liên quan tới di truyền.
Có một số nghiên cứu đã dùng các lá loại thảo dược giúp cải thiện màu tóc tại Ấn Độ người ta có thể dùng lá cari, còn tại Việt Nam dùng hà thủ ô.
Nhiều người có thói quen nhổ tóc bạc, tuy nhiên bác sĩ Thuỳ cho rằng việc nhổ tóc bạc chỉ áp dụng cho những trường hợp lượng tóc bạc dưới 10%.
Hiện nay, nhuộm tóc được xem là phương pháp phổ biến nhất hiện nay. Thuốc nhuộm được phát minh từ thời Ai Cập cổ đại và được ứng dụng càng ngày càng rộng rãi. Có hai loại thuốc nhuộm:
Thuốc nhuộm không oxy hoá: là loại thuốc nhuộm tạm thời hoặc bán vĩnh viễn, phụ thuộc vào màu của chất nhuộm. Loại này không ngấm sâu vào vỏ tóc mà chỉ có ái lực gắn vào keratin của tóc. Thuốc nhuộm tạm thời thường là những anion có trọng lượng phân tử cao, còn thuốc nhuộm bán vĩnh viễn là những cation có trọng lượng phân tử thấp hơn.
Thuốc nhuộm oxy hoá: gồm thuốc bán vĩnh viễn và vĩnh viễn, có phản ứng hoá học diễn ra giữa thuốc nhuộm và tóc, tạo màu cho tóc. Loại này có tác dụng kéo dài hơn, khó bị rửa trôi bởi nước.
Tuy nhiên, bác sĩ Thuỳ cho rằng thuốc nhuộm có nguy cơ gây ra viêm da tiếp xúc do para-phenylenediamine (PPD) và một số nghiên cứu cho thấy tỉ lệ ung thư nói chung tăng (đặc biệt là ung thư buồng trứng, ung thư não và hệ máu) ở những người dùng thuốc nhuộm tóc thường xuyên.
Về dinh dưỡng, bác sĩ Thuỳ khuyến cáo có thể bổ sung thêm các vitamin và chất khoáng như bitotin, calci, kẽm, đồng, selenium và chế độ ăn nhiều vitamin và khoáng chất có tác dụng chống oxy hoá có thể làm chậm quá trình tóc bạc.
Ung thư miệng vì thói quen ăn trầu khi lái xe Suốt 20 năm nay người đàn ông có thói quen nhai trầu để giữ tinh thần tỉnh táo trong khi lái xe. Thời gian gần đây, miệng của ông bị loét ngày càng nặng, các bác sĩ chẩn đoán ông mắc ung thư miệng. Theo nguồn tin trên Dân trí, ông L. (50 tuổi, làm nghề lái xe tại Đài Loan, Trung Quốc),...