Viêm da tiếp xúc côn trùng và thuốc trị
Viêm da tiếp xúc côn trùng xảy ra do tiếp xúc trực tiếp với các phần của côn trùng như bụi phấn từ cánh côn trùng hoặc chất tiết.
Viêm da tiếp xúc cũng xảy ra khi tiếp xúc gián tiếp với côn trùng qua dây phơi, quần áo, khăn…
Ngay sau khi tiếp xúc da ở chỗ tiếp xúc trực tiếp sẽ bị đỏ lên, sưng nề, thành các vệt như bị cào hoặc các đám mụn nước, mụn mủ bé li ti. Đôi khi bị trợt ra và chảy dịch chảy mủ ở vùng trung tâm vết tổn thương.
Tổn thương ở vùng mắt có thể làm mi mắt sưng nề, mắt híp lại, đôi khi phải vài ngày sau mới mở mắt ra được. Bị tổn thương ở vùng nách có thể gây trợt nhiều hoặc loét sâu qua lớp thượng bì. Nếu bạn gãi hoặc sờ tay vào chỗ tiết dịch rồi lại sờ tay lên mắt hoặc vùng da khác sẽ làm tổn thương da lây lan thêm.
Nếu dây dịch tiết sang da người khác nhất là các em bé sơ sinh thì cũng làm em bé bị lây bệnh. Thường thì bệnh nhân có cảm giác bỏng rát ở vùng da bị tổn thương, nếu loét và nhiễm trùng có mủ thì sẽ rất đau. Đôi khi có ngứa nhẹ từng lúc. Các dấu hiệu đau rát hoặc ngứa đa số không ảnh hưởng đến sinh hoạt và giấc ngủ của bệnh nhân. Bệnh nhân và một số bác sĩ không thuộc chuyên khoa da liễu có thể nhầm lẫn với bệnh zona.
Zona là do virus varicella gây nên, virut làm tổn thương vỏ bọc các dây thần kinh và gây nên các mụn nước và bọng nước. Sự khác biệt giữa zona và viêm da tiếp xúc côn trùng được phân biệt dựa vào các dấu hiệu sau. Zona chỉ bị tổn thương da ở một bên của thân thể, chỗ mà đoạn dây thần kinh chi phối bị virut xâm nhập và rất đau, đôi khi giật nhoi nhói từng cơn, đau có thể còn lan toả ra các vùng lân cận tổn thương da.
Viêm da tiếp xúc do côn trùng thì tổn thương bị bất kỳ ở vùng da nào mà tiếp xúc với côn trùng, thường hay bị cả hai bên thân thể, không đau nhiều, không bị giật nhói nhói từng cơn và chỉ có cảm giác bỏng rát tại vị trí bị tổn thương da.
Tổn thương da trong viêm da tiếp xúc côn trùng.
Video đang HOT
Chăm sóc da:
Khi có biểu hiện viêm da do tiếp xúc bệnh nhân vẫn tắm rửa bình thường được. Không xát chanh, muối hoặc xà phòng vào chỗ da bị tổn thương. Rửa nhẹ nhàng bằng nước muối hoà loãng ngày 2 lần.
Thuốc trị: Khi tổn thương da chảy nước, sưng nề thì bôi hoặc đắp các dung dịch như nước muối 9 phần nghìn, dalibour, eryfluid… Khi tổn thương da khô hơn thì bôi các thuốc có chứa kháng sinh và cortison như eumovate, fucicort, gentrison… Toàn thân uống một trong các thuốc kháng histamin như: loratadin, chlorpheniramin…
Nếu có nhiễm trùng thì phải uống một đợt thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Nếu sưng tấy nhiều làm đau rát đặc biệt tổn thương ở vùng mắt thì có thể uống một đợt corticoid liều trung bình trong 3-5 ngày. Dùng corticoid bắt buộc phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu vì thuốc này có nhiều tác dụng phụ. Một số trường hợp để lại vết thâm kéo dài vài tháng.
Để phòng tránh vết thâm thì trong lúc bệnh cấp tính nên chiếu tia laser He-Ne phối hợp từ 5-10 ngày để giảm viêm nhanh và hạn chế để lại vết thâm. Sau khi khỏi nếu tổn thương ở trên mặt thì nên tránh nắng từ 10-14 giờ để tránh thâm. Nếu vẫn bị vết thâm phải bôi các chế phẩm có chứa hydroquinon 2%, cream vitamin E để làm sáng da.
Theo SKDS
Nhiệt miệng: Bệnh của mùa nắng nóng
Những ngày nắng nóng, thời tiết bên ngoài kèm một số thực phẩm mùa hè dễ gây nhiệt dẫn đến lở miệng là điều khó tránh khởi.
Số trẻ bị lở miệng đến các phòng khám tăng cao. Một số thống kê cho thấy, có khoảng 20% dân số bị nhiệt miệng thường xuyên. Nhiệt miệng không phải là một bệnh nặng nhưng gây khó chịu, đau đớn, bất tiện cho người bệnh khói, ăn uống và vệ sinh răng.
Đặc điểm của nhiệt miệng
Biểu hiện bệnh bắt đầu thường là bên trong miệng xuất hiện những mụn nước nhỏ hình tròn hoặc bầu dục, đường kính từ 2 - 10mm, bờ rõ rệt, đáy màu vàng nhạt, chung quanh sưng đỏ, có một đường viền màu đỏ tươi, trên có một lớp trắng. Những mụn này dễ vỡ, để lại một vết loét nông ở niêm mạc miệng, bờ rõ rệt, rất đau và xót khi nói và ăn các chất mặn, uống nước nóng... Nơi xuất hiện các vết loét thường là ở mặt trong của má, lợi hay đầu lưỡi...
ặc điểm căn bệnh là lành tính, không gây sốt, không gây sưng hạch vùng lân cận, chỉ kéo dài khoảng 2 tuần rồi tự khỏi, không để lại sẹo. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc đúng cách, vết loét có thể bị viêm cấp, tấy đỏ và rất đau, thậm chí gây sốt và nổi hạch tại góc hàm.
Nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin và khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể
Theo quan điểm của y học hiện đại, chứng lở miệng do nhiều nguyên nhân gây nên: có thể là vi khuẩn, virus, hay do sự phản ứng của khoang miệng với thành phần hóa học nào đó trong kem đánh răng. Chế độ ăn thiếu acid folic ở phụ nữ mang thai cũng có thể gây lở miệng.
Tình trạng thiếu dinh dưỡng hoặc dinh dưỡng không đúng cách, dẫn đến cơ thể thiếu các vi chất dinh dưỡng như: vitamin A, C, B2, PP, B6, B12, kẽm, protein... làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển và gây bệnh.
Theo Đông y, nhiệt miệng phát sinh có thể do:
- Hỏa độc, nhiệt độc ở tỳ, vị. Do cảm phải nhiệt độc từ bên ngoài như nắng nóng... xâm nhập vào tỳ, vị. Hỏa độc, nhiệt độc bốc lên sinh lở loét, đau nóng rát, miệng hôi, khô miệng, lưỡi đỏ. Đông y gọi là khẩu sang.
- Thấp nhiệt ở tỳ, vị. Do ăn uống nhiều chất béo, cay, khó tiêu... nhiệt độc cộng với tân dịch (nước miếng) ở miệng, lâu ngày nung đốt niêm mạc miệng, lưỡi (gọi là thấp nhiệt) gây nên những vết loét, nứt nẻ, những đám nấm trắng ở miệng lưỡi, dân gian quen gọi là đẹn, tưa lưỡi... Đông y gọi là nga khẩu sang (lở loét, sần sùi giống miệng con vịt), tuyết khẩu (vì miệng có màu trắng (của nấm) giống như tuyết).
Thường điều trị với 2 dạng là thuốc uống trong và thuốc bôi ngoài.
Thuốc uống trong
- Ngậm chất chát trong miệng, chất chát có tính sát trùng và làm săn da. Tốt nhất là ngậm nước trà tươi, trà đen đặc, quả sung, rau dấp cá, húng chanh (tần dày lá), vỏ xoài... có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, làm săn da, trừ thấp nhiệt ở bộ tiêu hóa, khử mùi hôi.
- Khế tươi 2 - 3 quả, giã nát, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Lựa loại khế chua, giúp sinh tân dịch nhiều hơn, thanh nhiệt cũng tốt hơn khế ngọt.
Nhiều năm qua, chúng tôi thường dùng một số bài thuốc đơn giản nhưng có hiệu quả như sau:
Cỏ mực: rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 - 3 lần.
Cỏ mực tính mát, có tác dụng thanh nhiệt. Màu đen của vị thuốc thuộc thủy, dùng để thanh nhiệt tả hỏa (viêm nhiệt, sưng lở loét). Kết hợp với mật ong vừa có tính sát trùng, vừa có tính thẩm thấu, hút chất nước ở vết thương khiến cho vi khuẩn, nhất là nấm không có điều kiện phát triển. Vì vậy, dân gian có kinh nghiệm dùng bài thuốc này chữa đẹn, đẹn vôi, tưa lưỡi của trẻ nhỏ, có công hiệu tốt.
Lá bù ngót: rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 - 3 lần. Có tác dụng giống như cỏ nhọ nồi.
Lục nhất tán: hoạt thạch 6 phần, cam thảo 1 phần, trộn với mật ong cho sền sệt, dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 - 3 lần.
Bài thuốc này dùng cho trẻ nhỏ rất thích hợp. Hoạt thạch thanh nhiệt, tả hỏa; cam thảo giải nhiệt độc; 2 vị này phối hợp, là bài thuốc Đông y thường dùng để trị các chứng thử nhiệt (nắng nóng vào mừa hè) gây miệng lưỡi viêm, loét, họng đau... Kết hợp với mật ong, càng tăng tác dụng sát trùng, giải độc, tiêu viêm.
Thuốc đắp ở chân: ngô thù du, tán bột nhuyễn. Mỗi lần dùng 8g (2 thìa cà phê thuốc bột), cho vào một cái chén, dùng dấm nấu cho sôi, đổ dần dần vào bột thuốc, quấy đều cho đến khi thành dung dịch sền sệt là được. Dùng dung dịch thuốc này, bôi vào giữa lòng bàn chân, rồi dùng băng băng lại, để khoảng 2 giờ thì gỡ ra. Ngày làm 1 lần vào buổi tối càng tốt.
Phương pháp đắp ngô thù du ở lòng bàn chân, Đông y gọi là cách "dẫn hỏa hạ hành". Hỏa ở đây là nhiệt đang làm lở loét, viêm sưng ở miệng, lưỡi. Khi hỏa nhiệt ở miệng lưỡi bị thuốc ngô thù du dẫn xuống, sẽ làm cho miệng lưỡi hết sưng và khỏi. Có nhiều khi hiệu quả đến một cách nhanh chóng không ngờ.
Để ngăn ngừa chứng lở miệng, nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin và khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Những người bị lở miệng tái phát quá nhiều và khó lành cần đi khám để phát hiện và điều trị từ các bệnh nguyên nhân, chẳng hạn như luput ban đỏ hệ thống.
Theo SKDS
Dễ bị thâm tím, do đâu? Khi phát hiện vết thâm tím trên người mà không rõ căn nguyên, chắc hẳn sẽ băn khoăn. Thông thường, hiện tượng thâm tím này do va chạm ở đâu đó mà người ta không nhớ rõ nhưng cũng có thể vì nhiều lý do khác. Phụ nữ, người già và trẻ em thường bị thâm tím trên người nhiều hơn nam giới,...