‘Viêm da điện thoại’ vì thường ‘nấu cháo điện thoại’
Nguy hiểm lắm đấy các teen ạ, đừng đùa với điện thoại di động nhé ^^.
5 cách ăn trứng sai lè
Một bạn gái họ Trần, ở Trung Quốc, mới mua chiếc điện thoại bóng bẩy, màu sắc và thường xuyên “nấu cháo điện thoại” với bạn trai. 3 ngày sau, vùng má bên phải, và tay của cô ấy xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ, đau không chịu nổi, đến mức phải đến bệnh viện khám.
Ảnh minh họa: internet
Bác sĩ ở Viện da liễu đã chẩn đoán, bạn gái họ Trần mắc bệnh viêm da điện thoại. Hiện tượng mẩn đỏ này xuất hiện ở nơi điện thoại thường xuyên tiếp xúc nhất, đó là tay cầm điện thoại, vùng má nơi điện thoại áp vào. Đồng thời nó cũng có thể xuất hiện ở ngón tay (thường bấm nút điện thoại). Số lượng XX mắc bệnh viêm da điện thoại không ít, bởi trước khi nghe điện thoại, họ đã có phản ứng nhạy cảm (dị ứng) với mạ niken của điện thoại.
Một số nhà sản xuất trong khi chế tạo, thường cho thêm thành phần niken, cadimi, crom để tạo nên vẻ ngoài bóng đẹp cho vỏ điện thoại. Mà các chất này thuộc thành phần gây dị ứng phổ biến. Dưới nhiệt độ cao, thời tiết nóng nực, cơ thể ra nhiều mồ hôi, lỗ chân lông nở rộng, dễ tạo “cơ hội” gây viêm da khi cơ thể tiếp xúc với điện thoại.
Viêm da dị ứng, sau khi làm rõ nguyên nhân và điều trị đúng cách, thường một vài ngày sau bệnh sẽ khỏi. Còn nếu để da bị trầy xước hoặc điều trị không đúng cách, để nhiễm trùng… có thể gây viêm da kéo dài hoặc viêm da mãn tính. Thậm chí, một số trường hợp nguy hiểm, có thể làm tổn thương gan, thận, nhiễm trùng huyết…
Video đang HOT
Theo TNO
5 cách "chiến đấu" với chứng viêm trong cơ thể
Chứng viêm là một trong những vấn đề sức khỏe ít được mọi người quan tâm. Nhưng nếu không điều trị, bệnh có thể chuyển sang nhiễm trùng, đe dọa sức khỏe của bạn.
Chứng viêm là hiện tượng xảy ra ở tổ chức tế bào, là phản ứng phòng vệ của cơ thể khi cơ thể bị tấn công, kích thích bởi bên ngoài lên cơ thể thông qua phản xạ của hệ thần kinh. Chứng viêm có thể có biểu hiện là sưng, ứ động dịch, phù, xung huyết, mạch ứ đầy máu...
Chứng viêm có thể do nhiễm trùng bởi vi khuẩn, virus, kí sinh trung gây nên.
Nhiều người cho rằng chứng viêm chỉ xuất hiện ở một thời điểm nhất định nào đó. Tuy nhiên, chứng viêm hay phản ứng của cơ thể với vết thương hay nhiễm trùng lại có liên quan tới các bệnh như viêm khớp, bệnh tim, tiểu đường, thậm chí là ung thư. Vậy bạn phải làm gì để ngăn ngừa chứng viêm?
1. Ăn nhiều hoa quả và rau xanh
Các sản phẩm chống viêm hoặc các chất hóa học có nguồn gốc thảo dược thường có chứa chất chống oxy hóa. Theo các nhà nghiên cứu khoa học thì các chất chống oxy hóa có khả năng làm giảm nguy cơ của chứng viêm trong cơ thể.
Ví dụ, uống một cốc trà dâu tây mỗi ngày sẽ cung cấp cho bạn 150% lượng vitamin C bạn cần mỗi ngày. Vitamin C cũng là một trong các chất chống oxy hóa có tác dụng phòng ngừa chứng viêm trong cơ thể rất hiệu quả.
Ảnh minh họa
2. Không nên ăn nhiều đường
Đường sẽ ảnh hưởng đến tuyến thượng thận - cơ quan kiểm soát căng thẳng trong cơ thể. Do vậy, khi tuyến thượng thận bị suy giảm chức năng hoạt động, khả năng đối phó với căng thẳng của bạn cũng sẽ giảm dần theo thời gian. Đây cũng chính là lý do khiến cơ thể khó chống lại nguy cơ bị viêm bên trong.
Tại sao lại như vậy? Bởi vì khi chúng ta căng thẳng, lượng cortisol trong cơ thể chúng ta sẽ tăng, mà cortisol là một trong những hormone tác động đến chứng viêm trong cơ thể. Lượng cortisol tăng tức là nguy cơ bị viêm cũng tăng lên. Do đó, để cơ thể khỏe mạnh và không mắc phải chứng viêm thì bạn không nên ăn nhiều đường.
3. Uống thuốc đúng liều
Aspirin là thốc chống viêm và uống thuốc này có thể giúp duy trì các tiểu huyết cầu trong máu. Nếu bạn đã được bác sĩ kê cho đơn thuốc có loại thuốc này thì bạn nên uống đều đặn cho đến hết, vì các thuốc đó sẽ giúp bạn giảm tình trạng bị viêm cũng như nguy cơ về bệnh tim mạch.
Nếu uống không đủ liều hoặc bỏ dở giữa chừng, thuốc sẽ không phát huy được tác dụng một cách tốt nhất.
Ảnh minh họa
4. Thiền
Cuộc sống bận rộn hiện nay đã đẩy nhiều người vào tình trạng căng thẳng không lối thoát. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tình trạng căng thẳng kinh niên có liên quan tới hệ thống miễn dịch của chúng ta. Một khi hệ thống miễn dịch không hoạt động tốt, nguy cơ bị viêm trong cơ thể sẽ tăng lên cao hơn
Để cân bằng cuộc sống, bạn nên dành 10- 15 phút mỗi ngày để thiền. Bạn cũng có thể đi bộ, tập yoga... bởi chúng đều là những môn rất tốt cho sức khỏe, giúp tăng cường hệ miễn dịch hoạt động tốt.
5. Ngủ đủ giấc
Thiếu ngủ có thể khiến bạn gặp nhiều vấn đề về sức khỏe như tăng cân, bệnh tim mạch và tăng cao tình trạng viêm nhiễm.
Các chứng viêm thường có liên quan đến bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường, viêm khớp và lão hóa sớm. Những người ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm trong máu có nhiều protein gây viêm nhiễm và C-reactive protein (loại protein có liên quan đến nguy cơ nhồi máu cơ tim). Vì vậy, bạn cần có thời gian ngủ đủ trong ngày.
Theo VNE
Bệnh thường gặp ở chân Mọi người thường chú ý đến làm đẹp cho đôi chân, chỉ khi thực sự thấy đau mới chú ý đến tình trạng bệnh tật của mình. Dưới đây là một số bệnh phổ biến thường gặp, bạn có thể tự khắc phục trong lúc chờ đến bác sỹ khám. Chai chân Đây là vùng da cứng, sần sùi thường phát triển ở...