Vì sao virus SARS-CoV-2 có nhiều chủng và biến thể?
SARS-CoV-2 liên tục sản sinh biến thể mới kể từ khi bùng phát cuối năm 2019. Nghiên cứu của WHO cho thấy có khoảng 5.800 biến thể.
Dịch Covid-19 do SARS-CoV-2 gây ra nhanh chóng lan rộng ra toàn cầu từ cuối tháng 12/2019 đến nay và trở thành đại dịch khiến 600.000 người tử vong. Số lượng ca mắc, tử vong và tỷ lệ chết người liên quan đến Covid-19 khác nhau ở từng quốc gia.
Nhiều nghiên cứu đã tìm ra số lượng biến thể của SARS-CoV-2 và xác định những yếu tố nguy cơ liên quan.
Số lượng biến thể khổng lồ
Mới đây, nhóm nghiên cứu từ Cancer Precision Medicine Center, Tokyo, Nhật Bản, đã công bố kết quả phân tích toàn diện 12.343 trình tự gene của SARS-CoV-2 phân tách từ bệnh nhân. Qua đó, các tác giả chỉ ra mối liên hệ giữa virus SARS-CoV-2 và tỷ lệ tử vong của bệnh nhân. Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nature.
Dựa trên 12.343 trình tự bộ gene SARS-CoV-2 được phân lập từ bệnh nhân ở 6 khu vực địa lý, 28 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, kết quả nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature xác định tổng cộng có tới 1.234 biến thể.
WHO trong nghiên cứu phân tích biến thể bộ gene của SARS-CoV-2 công bố vào tháng 5 trên 10.022 mẫu tại 68 quốc gia đã xác định 5.775 biến thể của virus gây dịch viêm phổi mới.
Một nghiên cứu khác do các nhóm chuyên gia từ Trung Quốc thực hiện cuối tháng 4 phân tích chủng virus trên 11 bệnh nhân Covid-19 ngẫu nhiên tại Hàng Châu đã xác định được hơn 30 biến thể khác nhau của SARS-CoV-2. Trong đó, 19 biến thể chưa từng ghi nhận trước đó.
Đặc biệt, một số biến thể gia tăng khả năng lan truyền virus của SARS-CoV-2. Số khác tăng cường khả năng xâm lấn tế bào. Nhóm nghiên cứu đồng thời phát hiện những biến thể nguy hiểm nhất được tìm thấy tại châu Âu và New York, Washington (Mỹ).
Tại Mỹ, đầu tháng 7 các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu Scripps tìm thấy đột biến về protein của virus SARS-CoV-2, tạo ra chủng virus đặc hiệu. Chỉ thay đổi một trong chuỗi 1.300 axit amin nhưng nó có thể tạo ra sự khác biệt trong cách thức virus tấn công tế bào người. Theo Washington Post, chủng virus này (còn được gọi là D614G, 614-G), xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 1 và nhanh chóng lây lan trong cộng đồng người tại Mỹ.
Hình ảnh dưới kính hiển vi của chủng virus SARS-CoV-2. Ảnh: Reuters.
Cơ chế biến đổi không ngừng của virus trong môi trường
Video đang HOT
Tất cả virus sao chép, bao gồm cả corona, đều có cơ chế liên tục tích lũy các biến thể và chủng gene do chọn lọc tự nhiên. Những biến thể này góp phần tăng khả năng sinh sản, lây nhiễm virus cũng như thoát khỏi vòng kìm kẹp của hệ miễn dịch vật chủ.
Điều đáng chú ý là bộ gene của SARS-CoV-2 ở bệnh nhân rất đa dạng. Sự đa dạng này có thể làm tăng nguy cơ của quần thể virus, khiến nó khó loại bỏ. Các nghiên cứu gần đây cũng đã chỉ ra microbiota trong phổi góp phần vào việc cân bằng nội môi miễn dịch và có khả năng thay đổi tính nhạy cảm khi bị nhiễm virus.
Một kết quả khác nằm nghiên cứu “Sự đa dạng bộ gene của SARS-CoV-2 trên bệnh nhân corona virus 2019″ công bố ngày 9/3 trên Oxford Academic xác định thụ thể trên bề mặt tế bào (ACE2) của SARS-CoV-2 tương tự với SARS-CoV năm 2003. SARS-CoV-2 biến đổi ngày càng nhanh qua từng giai đoạn. Vì vậy, nhóm tác giả đã nghiên cứu giải trình tự metatranscriptome trên mẫu dịch rửa phế quản (BALF) của 8 bệnh nhân Covid-19.
Từ đó, họ nhận thấy số lượng biến thể gene của SARS-CoV-2 trên các mẫu dao động từ 0 đến 51 và có số trung vị là 4. Điều này phù hợp với dữ liệu số chủng virus được tìm thấy tại Italy vào tháng 3/2020. Quốc gia này xác định đồng thời có 4 chủng của SARS-CoV-2, khác với chủng virus được xác định tại Vũ Hán, Trung Quốc.
Số lượng các biến thể của SARS-CoV-2 cho thấy mức độ tiến hóa cao của virus trong thời điểm phức tạp này.
Biến thể của Covid-19 khiến cơ hội đẩy lùi dịch thêm khó khăn. Ảnh: Reuters.
Thảo luận về số lượng biến thể nghiên cứu ở trên, nhóm tác giả cho biết RNA của virus có tỷ lệ đột biến cao do thiếu hoạt động hiệu đính polymerase. Đây là enzyme tổng hợp chuỗi dài các polyme hoặc axit nucleic. RNA có xu hướng tiến hóa kháng thuốc và thoát khỏi sự giám sát của miễn dịch.
Tỷ lệ phái sinh biến thể của SARS-CoV-2 vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, xem xét số trung vị của chúng, nhóm nghiên cứu nhận thấy tốc độ biến thể của virus viêm phổi mới tương đương chủng SARS năm 2002-2003. Đồng thời, tỷ lệ của SARS-CoV-2 tương đương với virus Ebola.
Washington Post dẫn lời nhà virus học Hyeryun Choe tại Viện nghiên cứu Scripps (Mỹ) nhận định: “Các biến chủng, biến thể virus không làm bệnh nhân nặng hơn nhưng khiến các nhà khoa học lo lắng vì SARS-CoV-2 dễ lây lan”.
Trong số các biến thể, biến chủng virus được xác định ở trên có những loại suy yếu hơn. Tuy nhiên, không phải vì thế mà mức độ ảnh hưởng của nó tới bệnh nhân giảm sút. Thậm chí, các biến thể, chủng SARS-CoV-2 xuất hiện trong cộng đồng cho thấy sự phức tạp trong kiểm soát dịch bệnh ở thời điểm hiện tại. Ngoài ra, công tác điều chế vaccine ngừa bệnh cũng trở nên khó khăn hơn.
Nếu không tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, bạn vẫn có thể gián tiếp nhiễm COVID-19 thông qua 2 con đường này
Phần lớn bệnh nhân phát tán mầm bệnh cho người khác qua tiếp xúc trực tiếp, thông qua nước bọt, dịch tiết hô hấp hoặc các giọt bắn. Tuy nhiên, đó vẫn không phải là con đường lây truyền bệnh duy nhất.
Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, bệnh COVID-19 có thể lây nhiễm cho người qua đường tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp.
Phần lớn bệnh nhân phát tán mầm bệnh cho người khác qua tiếp xúc trực tiếp, thông qua nước bọt, dịch tiết hô hấp hoặc các giọt bắn. Các loại dịch tiết này thường được bắn ra từ miệng, mũi của người bệnh khi họ ho, hắt hơi, nói hoặc hát. Người tiếp xúc gần (trong vòng khoảng cách 1 mét) với người bệnh có thể mắc bệnh COVID-19 khi các giọt bắn nhiễm bệnh này thâm nhập vào miệng, mũi hoặc mắt của họ.
Phần lớn bệnh nhân phát tán mầm bệnh cho người khác qua tiếp xúc trực tiếp, thông qua nước bọt, dịch tiết hô hấp hoặc các giọt bắn.
COVID-19 chủ yếu lây truyền từ những người đã có triệu chứng, tuy nhiên cũng có thể xảy ra ngay trước khi họ xuất hiện triệu chứng, khi họ tiếp xúc gần với những người khác trong thời gian dài. Những trường hợp không có triệu chứng có thể lây virus sang cho người khác, tuy vậy vẫn chưa rõ mức độ lây nhiễm, và cần có thêm nghiên cứu về lĩnh vực này.
Tuy nhiên, đó vẫn không phải là con đường lây truyền bệnh duy nhất. WHO cũng khuyến cáo thêm 2 cách truyền bệnh gián tiếp khác. Đó là:
1. Qua vật dụng, các bề mặt
Theo WHO, những người có virus SARS-COV-2 trong mũi và họng có thể vô tình làm lây những giọt bắn mang mầm bệnh lên các vật dụng và bề mặt (còn gọi là vật mang mầm bệnh) khi họ hắt hơi, ho khạc hoặc chạm lên bề mặt đồ vật như bàn, tay nắm cửa và tay vịn cầu thang.
Những người khác có thể bị nhiễm bệnh khi họ chạm tay vào các đồ vật hoặc bề mặt mang mầm bệnh này, sau đó lại chạm tay vào mắt, mũi hoặc miệng mình trước khi rửa tay.
Do đó, cần rửa tay thường xuyên thật kỹ bằng nước và xà phòng hoặc bằng dung dịch rửa tay có cồn, đồng thời thường xuyên lau rửa các bề mặt.
2. Qua đường khí dung trong các không gian chật, đông người
Một số thủ thuật y tế có thể sinh ra các giọt bắn rất nhỏ (gọi là giọt bắn li ti hoặc aerosol hô hấp) lơ lửng trong không khí trong thời gian lâu hơn. Khi thực hiện các thủ thuật y tế này trên người bệnh COVID-19, aerosol hô hấp có thể chứa virus COVID-19.
Những người khác có thể hít phải khí mang mầm bệnh nếu họ không sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân phù hợp. Do đó, WHO khuyến cáo tất cả nhân viên y tế cần thực hiện các biện pháp bảo vệ nhằm phòng tránh lây nhiễm bệnh qua đường không khí khi thực hiện các thủ thuật y khoa, trong đó có việc sử dụng dụng cụ bảo hộ cá nhân phù hợp. Khách thăm không được phép vào các khu vực đang thực hiện các thủ thuật y khoa đó.
Trước đây, dịch bệnh COVID-19 đã bùng phát ở một số khu vực có môi trường kín như nhà hàng, CLB đêm, khu vực thờ cúng, cầu nguyện hoặc tại các khu vực nơi người dân có thể đang la hét, nói chuyện hoặc hát hò... Tại các khu vực bùng phát dịch này, cũng không loại trừ khả năng bệnh lây nhiễm qua hạt khí dung, đặc biệt tại các địa điểm trong nhà, không gian tập trung đông người và không khí không đủ thông thoáng nơi người nhiễm bệnh có thời gian dài tiếp xúc với những người khác.
Ngoài ra, trong cuộc họp ngày 7/7 vừa qua, bà Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của WHO phát biểu về khả năng truyền bệnh COVID-19 qua không khí: "Chúng tôi cho rằng khí dung hoặc không khí là một trong những đường truyền chủ yếu của Covid-19".
Tuy nhiên, giáo sư Benedetta Allegranzi, giám đốc chuyên môn về Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh truyền Nhiễm của WHO, nhận định những bằng chứng về đường lây lan đó chưa rõ ràng: "Khả năng truyền qua không khí của Covid-19, đặc biệt tại những nơi đông đúc, kín khí, thông gió kém, là không thể chối cãi. Tuy nhiên, cần thu thập và giải thích bằng chứng một cách rõ ràng".
WHO khuyến cáo gì để người dân phòng tránh COVID-19?
WHO khuyến cáo thực hiện nhóm các biện pháp nhằm ngăn ngừa lây nhiễm COVID-19 từ người sang người như sau:
- Hạn chế tiếp xúc gần giữa những người nhiễm bệnh và những người khác. Đảm bảo khoảng cách tiếp xúc nhất 1 mét với những người khác.
- Tại các vùng dịch bệnh COVID-19 đang lưu hành và không thể đảm bảo áp dụng biện pháp này, thì cần đeo khẩu trang.
- Nhanh chóng xác định những người nhiễm bệnh để cách ly và chăm sóc, đồng thời mọi đối tượng tiếp xúc với người này có thể bị cách ly tại các cơ sở phù hợp.
- Rửa sạch tay và luôn che miệng bằng khăn giấy hoặc mặt trong khuỷu tay khi ho khạc hoặc hắt hơi.
- Tránh nơi đông người, những địa điểm tiếp xúc gần, không gian kín và không thông thoáng khí. Đảm bảo thông thoáng không khí ở môi trường trong nhà, gồm nhà ở và văn phòng làm việc.
- Hãy ở nhà nếu bạn cảm thấy không khỏe, cần liên lạc với nhân viên y tế, cơ sở y tế càng sớm càng tốt để xác định xem bạn có cần chăm sóc y tế không.
- Ở các quốc gia và vùng lãnh thổ dịch COVID-19 đang lưu hành, nhân viên y tế cần phải luôn đeo khẩu trang y tế trong mọi hoạt động thường quy tại các khu vực lâm sàng trong cơ sở y tế.
- Nhân viên y tế cũng cần sử dụng thêm các trang dụng cụ bảo hộ cá nhân và các biện pháp bảo vệ khi chăm sóc cho bệnh nhân COVID-19. Các chi tiết về nhân viên y tế có tại đây và đây.
Chết nóng hay nhiễm bệnh: Câu chuyện đau đầu của nhân loại vào mùa hè trong bối cảnh Covid-19 Năm 2020 được dự báo là năm nóng nhất trong lịch sử. Các chỉ số nhiệt độ tháng 7/2020 tại Mỹ đều ở mức báo động, qua đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác phòng chống dịch tại các điểm nóng như Miami, Houston hay Phoenix. Vào một buổi chiều chủ nhật nắng gắt, bà Carmen Arocho đang đưa 4 người...