Vì sao phải tiêm vaccine viêm gan B cho trẻ 24 giờ sau sinh?
Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ lưu hành virus viêm gan B cao nhất thế giới với 8,8% ở nữ giới và 12,3% ở nam giới.
Hình minh họa
Đáng lưu ý, tỉ lệ mẹ lây nhiễm viêm gan B cho con ở Việt Nam khoảng 5%-10%, trong đó có tới 90% trẻ đã chuyển sang viêm gan B mạn tính. Do đó, với trẻ nhỏ, tiêm vaccine là cách phòng ngừa viêm gan B hiệu quả nhất. Riêng trẻ được sinh ra từ mẹ bị viêm gan B, cần được tiêm theo phác đồ đã quy định.
Trẻ sơ sinh cần tiêm ngay một mũi vaccine phòng viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu sau sinh để giúp phòng lây virus viêm gan B từ mẹ sang con. Mũi này được tiêm càng sớm hiệu quả càng cao, có khả năng phòng được tới 85%-90% các trường hợp lây từ mẹ sang con.
Hiệu quả phòng ngừa sẽ giảm dần theo từng ngày, từ 50%-70% và sẽ không đạt nếu trẻ tiêm sau bảy ngày.
Mũi tiêm này như một cách cạnh tranh giữa sự nhân lên của virus và vaccine tạo ra các kháng thể kịp thời trung hòa virus đang có trong cơ thể. Cũng vì thế mà nhiều nước trên thế giới đã áp dụng tiêm vaccine này cho trẻ trong vòng 12 giờ sau sinh.
Trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm viêm gan B, ngoài mũi tiêm như các trẻ khác cần tiêm thêm một mũi kháng thể (huyết thanh kháng viêm gan B) HBlg (Hepatitis B Immune Globulin) trong vòng 12-24 giờ đầu sau sinh. Vị trí tiêm kháng thể HBlg phải khác với vị trí tiêm vaccine viêm gan B.
Một số trẻ đang ốm, sốt, nhiễm trùng cấp tính sẽ phải hoãn tiêm vaccine viêm gan B trong 24 giờ sau sinh. Trẻ sinh non, sinh khó, nhẹ cân, mẹ bị sốt trước và sau sinh, nước ối bẩn, thai già tháng, trẻ bị ngạt, dị tật… cần được thăm khám kỹ trước khi tiêm để tránh rủi ro.
Ngoài mũi tiêm sơ sinh và huyết thanh (nếu cần), trẻ được khuyến cáo tiêm bốn mũi vaccine viêm gan B theo phác đồ:
- Mũi 1: Mũi tiêm đầu tiên
Video đang HOT
- Mũi 2: Sau mũi 1 một tháng
- Mũi 3: Sau mũi 2 một tháng
- Tiêm nhắc lại mũi 4 sau một năm.
Vaccine có thể là vaccine đơn giá hoặc vaccine kết hợp (5 trong 1 hay 6 trong 1).
Khi trẻ được 15-18 tháng nên đưa trẻ đi xét nghiệm kiểm tra HbsAg và antiHBs để chắc chắn trẻ đã được bảo vệ.
Theo PLO
Những sự thật về bệnh cúm không phải ai cũng biết: Hãy nghe lời giải thích của các chuyên gia
Bệnh cúm và cảm lạnh khá giống nhau nên không ít người khó thể phân biệt hai vấn đề sức khỏe này.
Mùa cúm đang đến gần và mỗi người chúng ta đều có nguy cơ mắc bệnh này. Để ngăn ngừa mắc bệnh cúm, mọi người cần trang bị cho bản thân những thông tin cơ bản về bệnh này. Dưới đây là một số sự thật về bệnh cúm không ít người mắc phải và lời giải thích của các chuyên gia:
Bản chất của bệnh cúm không phải là cảm lạnh
Cách hiệu quả nhất để phân biệt hai vấn đề sức khỏe này là thời gian. Các triệu chứng cảm lạnh có xu hướng tăng nặng trong vài ngày, trong khi cúm lại xuất hiện đột ngột. Nếu không chắc chắn bản thân đang mắc bệnh gì, tốt hơn hết bạn nên đến gặp bác sĩ. Họ có thể kê thuốc kháng virus nhằm giúp cơ thể bạn phục hồi nhanh hơn.
Cần tiêm vắc-xin phòng bệnh cúm
Hầu hết các chuyên gia đều nhất trí, tiêm phòng bệnh cúm là một trong những việc làm hàng đầu cho trẻ 6 tháng tuổi trở lên. Trên thực tế, theo ước tính của CDC, trong mùa cúm 2016-2017, vaccine đã giúp 5 triệu người tránh khỏi bệnh cúm.
David Cutler, bác sĩ gia đình tại Trung tâm Y tế Providence St. John ở Santa Monica, California cho biết, tiêm vaccine đặc biệt quan trọng đối với người trưởng thành từ 50 tuổi trở lên, trẻ em dưới 5 tuổi và người có vấn đề về sức khỏe mãn tính như mắc tiểu đường, hen suyễn, phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), bệnh tim và suy giảm hệ miễn dịch. Những nhóm người này có nguy cơ cao phải đối mặt với các biến chứng của cúm.
Hầu hết các chuyên gia đều nhất chí, tiêm phòng bệnh cúm là một trong những việc làm hàng đầu cho trẻ 6 tháng tuổi trở lên.
Bệnh viện không phải là nơi duy nhất có thể tiêm phòng cúm. Vắc-xin có thể có trong các phòng khám tư nhân, các trung tâm y tế trực thuộc đại học y. Một số công ty thậm chí còn tiến hành tiêm phòng cho nhân viên ngay tại nơi họ làm việc.
Vắc-xin phòng cúm chưa có tác dụng ngay lập tức sau khi tiêm
CDC cho biết, bạn phải mất khoảng hai tuần sau khi được tiêm vắc-xin để hệ thống miễn dịch tạo đủ kháng thể chống cúm. Đây là lý do tại sao các chuyên gia khuyên mọi người nên tiêm phòng vào cuối tháng 10 trước khi mùa cúm diễn ra.
Mùa cúm thường lên tới đỉnh điểm vào tháng 12 và kéo dài đến tháng 3. Vì vậy, dù tiêm phòng vào tháng 1, bạn vẫn có thể gặt hái lợi ích từ việc làm này.
Theo CDC, vắc-xin cúm có chứa virus dưới dạng bất hoạt (đã chết) nên chúng không thể làm bạn nhiễm bệnh.
Nếu vậy thì tại sao một số người lại mắc cúm sau khi tiêm? Lý do hàng đầu là vì mọi người có xu hướng dùng vaccine vào mùa cao điểm. Như đã đề cập, cơ thể con người cần ít nhất hai tuần để tạo ra kháng thể chống virus. Do đó, nếu tiếp xúc với người nhiễm cúm trong thời gian này, bạn vẫn có thể nhiễm bệnh.
Ngoài ra, hiện nay có rất nhiều loại virus cúm gây bệnh nên vaccine không thể đảm bảo 100% chống lại tất cả chúng.
Vắc-xin cúm có chứa virus dưới dạng bất hoạt (đã chết) nên chúng không thể làm bạn nhiễm bệnh.
Dù đã tiêm phòng cúm vẫn có thể bị nhiễm cúm
Rất nhiều chuyên gia khuyên, dùng vắc-xin sẽ giúp bạn vượt qua mùa cúm. Tuy nhiên, tiêm phòng không hề hoàn hảo như nhiều người vẫn nghĩ và chúng chỉ có khả năng giảm 60% nguy cơ mắc bệnh.
Tuy vậy, nếu bạn vẫn bị cúm dù đã tiêm vắc-xin, các triệu chứng có xu hướng nhẹ hơn so với người không tiêm. Theo nghiên cứu của CDC, việc làm này đã được chứng minh làm giảm nguy cơ nhập viện liên quan đến cúm ở người trưởng thành khoảng 40%.
Bệnh cúm hoàn toàn có thể lây ngay cả khi không có triệu chứng
Thông thường phải mất khoảng 2 ngày sau để các triệu chứng cúm xuất hiện. Do đó, bạn hoàn toàn có thể nhiễm bệnh khi tiếp xúc với người không biết bản thân đang mắc cúm.
Để ngăn ngừa tình trạng này, hãy tiến hành rửa tay thường xuyên trong mùa bệnh nhằm tránh vi trùng lây lan. Như đã đề cập, cách hiệu quả nhất để bảo vệ cơ thể khỏi cúm và tránh lây nhiễm cho người khác là tiêm vaccine.
(Nguồn: Pre)
Theo Helino
Lợi ích của nước mũi Nước mũi giúp mũi không bị khô, làm ẩm không khí khi chúng ta hít vào, bảo vệ sức khỏe con người khỏi tác nhân gây hại... Trong nước mũi, ngoài nước còn có các thành phần như chất dinh dưỡng, hợp chất cacbon, muối và tế bào chết. Hợp chất chủ yếu trong nước mũi chủ yếu là chất keo nhầy được...