Vì sao ngủ nhiều lại đau đầu?
Đau nhức đầu, đặc biệt là những cơn đau đầu không rõ nguyên nhân ập đến sau khi vừa mới thức dậy, khiến nhiều người cảm thấy vô cùng khó chịu.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, việc ngủ quá nhiều chính là một trong những tác nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng đau đầu.
Ngủ bao nhiêu là quá nhiều?
Thực tế, không có con số cụ thể nào về lượng giờ cần phải ngủ để có thể cảm thấy cơ thể được nghỉ ngơi hoàn toàn. Nhu cầu về thời lượng ngủ của mỗi người có thể thay đổi đa dạng tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm: tuổi tác, mức độ luyện tập thể dục, tình trạng sức khỏe hiện tại, trạng thái tinh thần trong suốt cả ngày,…
Nhìn chung, những yếu tố này có thể thay đổi đáng kể trong suốt cuộc đời. Chẳng hạn, khi đang trong trạng thái căng thẳng hoặc bị ốm, nhiều người có thể cảm thấy mình cần ngủ nhiều hơn bình thường.
Ảnh minh họa
Đối với những người trưởng thành từ 18 – 60 tuổi thường được các chuyên gia khuyến cáo rằng nên ngủ từ 7 – 9 tiếng vào mỗi đêm. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp nhất định có thể cần ngủ nhiều hơn hoặc ít hơn mức trung bình để cơ thể cảm thấy tốt nhất.
Vì sao nhiều người đau đầu do ngủ nhiều?
Rối loạn nhịp sinh học
Nguyên nhân tiềm ẩn gây đau đầu do sau một giấc ngủ quá dài là vì giấc ngủ bị gián đoạn và xáo trộn nhịp sinh học. Nếu bình thường một người chỉ ngủ 7 tiếng nhưng hôm đó bất ngờ lại ngủ 9 tiếng, đặc biệt là ở khung giờ khác ngày thường thì nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể sẽ bị xáo trộn. Hệ quả là dẫn đến đau đầu khi thức dậy.
Vì vậy, mọi người cần có thói quen ngủ đều đặn và tuân thủ theo nó, ngay cả vào cuối tuần hoặc ngày nghỉ, theo trang thông tin sức khỏe Everyday Health.
Ngoài ra, đau đầu do ngủ nhiều có thể là dấu hiệu hội chứng rối loạn giấc ngủ tiềm ẩn, chẳng hạn như ngưng thở khi ngủ. Ngưng thở khi ngủ có thể làm giảm lượng oxy lên não. Hệ quả là gây cảm giác đau đầu, choáng váng khi thức dậy.
Đau đầu do ngủ nhiều còn xuất phát từ việc cơ thể bị mất nước. Trong khi ngủ, cơ thể chúng ta tiếp tục mất nước thông qua hơi thở và mồ hôi, nhất là vào mùa hè.
Nếu một người ngủ trong thời gian dài, cơ thể sẽ bị mất nước nhiều hơn, dẫn đến đau đầu khi thức dậy. Cơn đau đầu do mất nước có thể được cảm nhận trên khắp đầu, phía trước hoặc phía sau, không thể dự đoán và nhận biết chỗ nào là đau nhất. Để ngăn tình trạng này, mỗi người cần uống đủ nước trong cả ngày, cân nhắc uống một ly nước trước khi đi ngủ và ngay sau khi thức dậy.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Lo lắng
Theo chuyên trang sức khỏe Healthline, có mối liên hệ chặt chẽ giữa chứng lo âu và chứng rối loạn đau đầu như chứng đau nửa đầu.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lo lắng và các rối loạn tâm trạng khác như trầm cảm là nguyên nhân hàng đầu gây mất ngủ và ngủ quên.
Nhiều người bị chứng đau nửa đầu có xu hướng bị đau nửa đầu vào cuối tuần không chỉ do ngủ quên mà còn do mức độ căng thẳng giảm xuống.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức độ căng thẳng giảm có thể dẫn đến chứng đau nửa đầu trong 6, 12 hoặc 18 giờ tới.
Hiện tượng say ngủ
Việc ngủ quá nhiều có thể góp phần gây ra hiện tượng gọi là say ngủ. Hiện tượng này xảy ra khi một người đột ngột thức dậy sau một giấc ngủ sâu, khiến cơ thể mất phương hướng và đau đầu. Để ngăn chặn nhức đầu do say ngủ, mọi người nên thiết lập một lịch trình ngủ đều đặn với thời gian thức dậy nhất quán.
Ảnh minh họa
Tăng nguy cơ viêm nhiễm
Ngủ quá nhiều có liên quan đến sự gia tăng viêm nhiễm trong cơ thể. Viêm có thể gây ra đau đầu vì nó ảnh hưởng đến các mạch máu và dây thần kinh trong não.
Hơn nữa, ngủ quá nhiều cũng phá vỡ sự cân bằng của các chất dẫn truyền thần kinh, chẳng hạn như serotonin, vốn đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh cảm giác đau. Sự mất cân bằng này có thể góp phần gây đau đầu.
Nguyên nhân khiến ngày càng nhiều người trẻ đột quỵ
Đột quỵ đang ngày có xu hướng gia tăng và trẻ hóa. Đáng nói, người dân còn rất nhiều quan điểm sai lầm về đột quỵ, chính điều này làm mất cơ hội vàng điều trị cho người bệnh.
Bác sĩ làm việc tại khoa Đột quỵ não, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Ảnh: Việt Linh.
Bác sĩ Phạm Văn Cường, khoa Can thiệp mạch thần kinh, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội, cho biết hiện nay số lượng người bị đột quỵ ngày càng gia tăng, đặc biệt người trẻ tuổi chiếm tỷ lệ không hề nhỏ.
Đột quỵ không còn là bệnh người già
"Nhiều người vẫn nghĩ đột quỵ là căn bệnh ở người già, trên 60 tuổi. Thực tế, gần đây, số người trẻ nhập viện vì đột quỵ ngày càng tăng, chiếm khoảng 20-30% (dưới 50 tuổi). Một số bệnh nhân 12 tuổi đã nhập viện vì đột quỵ do dị dạng mạch máu não", bác sĩ Cường cho hay.
Theo bác sĩ Cường, với đột quỵ não, nhất là với người trẻ, nguyên nhân thường là các bất thường về mạch máu não, dị dạng mạch có thể bị vỡ ra gây xuất huyết não, hoặc tắc mạch não gây nhồi máu ở những bệnh nhân bị bệnh lý hẹp mạch não tiến triển (Moyamoya).
Nguyên nhân thứ hai là có vấn đề về tim mạch. Nguyên nhân này trước đây ít gặp nhưng hiện phổ biến hơn, đó là những rối loạn nhịp hoặc bệnh lý van tim... sẽ tạo thành những huyết khối trong tim. Chúng di chuyển lên trên não gây tắc mạch và đột quỵ.
"Nguyên nhân thứ ba rất đáng báo động là những thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày như hút thuốc, uống rượu, thường xuyên sử dụng thức ăn nhanh... Từ đó, chúng gây rối loạn chuyển hóa mỡ máu sớm, cao huyết áp, béo phì...", bác sĩ Cường nói.
Nguyên nhân thứ tư hiếm gặp hơn, có thể gặp ở những phụ nữ dùng thuốc tránh thai kéo dài, nạo hút thai, phụ nữ sau sinh... dẫn tới nguy cơ tăng đông máu và gây tắc tĩnh mạch não.
Bệnh nhân chờ tái khám đột quỵ tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Ảnh: Việt Linh.
Sai lầm khi xử trí đột quỵ
Bác sĩ Cường cũng cảnh báo hiện có rất nhiều quan điểm chưa đúng về đột quỵ. Từ đó, người bệnh mất cơ hội vàng điều trị và hệ lụy để lại là rất nặng nề, thậm chí tử vong.
Sai lầm 1: Cạo gió khi bị đột quỵ
Khi bệnh nhân bị đột quỵ thường có những biểu hiện như tê bì chân tay, liệt chân tay hoặc nửa người, mặt lệch, nói khó, chóng mặt, đau đầu... Chính những biểu hiện này khiến nhiều người cho rằng bệnh nhân bị cảm và tiến hành đánh gió, cạo gió bằng. Tuy nhiên, việc cạo gió không có tác dụng khi bị đột quỵ, nó chỉ làm mất thời gian vàng điều trị.
Sai lầm 2: Châm kim vào đầu tay
Đây cũng là mẹo được truyền tai rất nhiều khi ai đó bị đột quỵ. Tuy nhiên, việc châm vào đầu ngón tay cho chảy máu không thể cứu được người bệnh, ngược lại còn khiến bệnh tình nặng hơn. Cơn đau khi châm sẽ làm tăng huyết áp của bệnh nhân.
Sai lầm 3: Tự ý sử dụng các loại thuốc đông y
Những người có tiền sử cao huyết áp hoặc bị đột quỵ, gia đình thường chuẩn bị sẵn một vài viên thuốc đông y đắt tiền để phòng và sử dụng khi cần. Tuy nhiên, với đột quỵ não, việc uống loại thuốc này không đúng sẽ không có tác dụng, thậm chí có hại cho người bệnh.
Việc cho uống thuốc và nghĩ uống thuốc tốt là sẽ khỏi bệnh sẽ dẫn đến tâm lý chủ quan không đưa đi viện sớm, làm mất cơ hội điều trị tốt nhất cho người bệnh.
Sai lầm 4: Chờ bệnh nhân ổn định mới đưa đi viện
Những trường hợp bị đột quỵ não nặng, rơi vào tình trạng hôn mê ngay lập tức, người nhà phải đưa đi viện càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, đa số người dân lại sợ đưa đi như vậy máu chảy nhiều và tử vong nhanh hơn. Họ chờ bệnh nhân ổn định mới đưa tới viện. Đây là sai lầm nghiêm trọng và khiến bệnh nhân mất đi cơ hội điều trị kịp thời.
Bác sĩ Cường thăm hỏi bệnh nhân sau can thiệp mạch não. Ảnh: BVCC.
Sai lầm 5: Truyền bá tư tưởng sai về điều trị đột quỵ
Bác sĩ Cường cho biết hai vấn đề hay gặp nhất đó là thực dưỡng "đánh bay" đột quỵ và tập luyện theo môn phái để điều trị căn bệnh này.
"Chúng tôi đã từng có bệnh nhân vào viện điều trị và được chỉ định dùng thuốc thường xuyên. Tuy nhiên, khi về nhà, bệnh nhân lại nghe lời đồn tập môn thể dục theo môn phái mới được nhiều người rỉ tai nhau. Tuần đầu tiên tập, sức khỏe ổn hơn nên bệnh nhân bỏ luôn dùng thuốc. Sau khi ngừng thuốc chưa đến một tuần thì bị tái phát đột quỵ", bác sĩ Cường kể lại.
Sai lầm 6: Nhầm lẫn với bệnh khác
Đột quỵ não nhẹ có những triệu chứng giống với liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên (phong hàn) nên nhiều người đi tìm phương pháp điều trị chưa đúng. Do vậy, khi có các triệu chứng như méo mặt, khó nói, ăn rơi vãi, người bệnh cần đến viện gấp để bác sĩ thăm khám và tìm nguyên nhân chính xác.
Sai lầm 7: Chủ quan đợi xem tự hồi phục không
Đây là sai lầm thường gặp ở những người bị đột quỵ nhẹ như có cơn chóng mặt, đau đầu hoặc bị tê bì chân tay, mệt mỏi nhưng chủ quan vào giường nằm ngủ một giấc xem có khỏe lại không.
Đáng tiếc, đa số các trường hợp khi tỉnh dậy đã ở trong tình trạng nặng hoặc rất nặng, mất đi cơ hội điều trị trong giờ vàng.
Theo bác sĩ Cường, giờ vàng điều trị đột quỵ tùy phương pháp sẽ ở trong khoảng thời gian từ 3 đến 6 giờ. Với người bệnh được đưa đến sớm trong khoảng từ 3 cho đến 4,5 giờ sau khi bị đột quỵ, các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc tiêu sợi huyết để làm tan cục máu đông.
Ngoài ra, một phương pháp khác là đưa dụng cụ chuyện dụng vào vùng tổn thương để lấy cục máu đông ra và chỉ định này chỉ có thời gian trong vòng 6 giờ từ khi bị đột quỵ.
"Nếu quá thời gian này, não tổn thương rất nhiều và không có chỉ định can thiệp như đã nói trên. Khi đó, não cũng không có khả năng phục hồi vì khi bị tắc mạch máu não, mỗi phút trôi qua sẽ có 2 triệu tế bào não bị chết đi", bác sĩ Cường nhấn mạnh.
6 dấu hiệu cảnh báo u não Nhiều người bị đau đầu thường xuyên nhưng làm thế nào để nhận biết cơn đau đầu đó đáng ngờ và là triệu chứng của u não? U não xuất hiện khi có tế bào bất thường hình thành bên trong não. Khối u não có nhiều loại, trong số đó có những khối u ác tính và những khối u não lành...