Vì sao mùa đông tỷ lệ trẻ mắc vàng da sơ sinh nhiều hơn?
Trong thời tiết mùa đông, việc quấn ủ trẻ con quá kỹ, không quan sát được toàn thân trẻ là lý do chính khiến tỷ lệ trẻ mắc vàng da sơ sinh tăng cao hơn vào mùa đông nhiều.
BS Trần Thị Lý khám cho trẻ sơ sinh.
BS Trần Thị Lý, khoa Sơ sinh, Trung tâm Sơ sinh, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, hiện nay việc phát hiện trẻ vàng da sơ sinh tăng cao hơn trước vì các gia đình chú ý tới trẻ hơn, đưa trẻ đến cơ sở y tế khi phát hiện vàng da sớm.
Tỷ lệ trẻ vàng da tại Việt Nam khoảng 30% trẻ sơ sinh nhưng tỷ lệ phải điều trị chỉ dưới 10%.
Theo BS Lý, đa số vàng da sinh lý sẽ khởi phát từ ngày 3-4 sau sinh và trong khoảng hai tuần sẽ hết. Trẻ vàng da sinh lý sẽ vàng da nhẹ từ vùng mặt đến ngực, trẻ ăn bú bình thường.
Tuy nhiên, nếu trẻ xuất hiện vàng da sớm 1-2 ngày sau đẻ, sau đó tình trạng vàng da tăng nhanh quá vùng ngực, trẻ có thể bỏ bú, nhược cơ, sốt, khó thở thì cần phải cho ngay đến cơ sở y tế vì trẻ bị vàng da bệnh lý.
Video đang HOT
“Nếu trẻ vàng da quá mức, chất độc sẽ ngấm vào não gây biến chứng thần kinh, tăng chương lực cơ, bỏ bú. Lâu dài trẻ có thể tử vong hoặc di chứng bại não, giảm thính lực”, BS Lý cho biết.
So với các tuyến khác, trẻ vàng da bệnh lý gặp thường xuyên ở những trẻ ở vùng sâu, xa không có đủ thông tin phát hiện sớm hoặc trẻ có bố mẹ chủ quan không thăm khám sớm.
Cũng theo BS Lý, có một số hiểu biết sai lầm mà các bậc cha mẹ cần lưu ý. Việc tắm nắng không điều trị được vàng da vì khi trẻ vàng da phải cần ánh sáng xanh, còn nắng chỉ có ánh sáng tổng hợp nên không có tác dụng điều trị.
“Bình thường, hầu hết trẻ vàng da nhẹ sẽ hết trong 10 ngày đầu. Một số cháu bú sữa mẹ vàng da kéo dài hơn nhưng vàng nhẹ. Gia đình nên quan sát trẻ dưới ánh sáng tự nhiên phát hiện vàng da dễ dàng nhất”, BS Lý nói.
Nếu trẻ bị vàng da bệnh lý, trẻ sẽ được làm các xét nghiệm chẩn đoán để tìm ra nguyên nhân. Nếu bilirubin vẫn ở ngưỡng an toàn, trẻ sẽ được chiếu đèn. Tuy nhiên, khi ngưỡng này cao hơn thì trẻ sẽ được chỉ định thay máu.
Hiện tại cơ sở y tế từ tuyến huyện đã có thể điều trị vàng da bằng chiếu đèn. Khi có chỉ định thay máu, trẻ sẽ được chuyển tuyến lên các cơ sở y tế tuyến tỉnh, Trung ương.
Nếu trẻ vàng da bệnh lý nhưng được phát hiện sớm thì sau 1-3 ngày chiếu đèn, trẻ có thể ra viện. Nếu trẻ phải thay máu thì sau khi thay máu, trẻ tiếp tục được chiếu đèn 3-5 ngày và phải tái khám thường xuyên.
BS Lý cũng cho biết, các bà mẹ nên cho con bú nhiều bằng sữa mẹ vì trẻ tiêu hóa tốt, đi tiểu và đại tiện nhiều sẽ thải bớt chất độc bilirubin. Trong thời tiết mùa đông, chúng ta nên dành 1-2 phút ra chỗ ánh sáng tự nhiên để quan sát phát hiện, tránh bỏ sót bệnh vàng da ở trẻ.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trung bình một tuần có 1-2 ca trong tình trạng vàng da nặng phải thay máu. “Chúng tôi khuyến cáo các bà mẹ sau sinh nên tái khám cho trẻ tại cơ sở y tế sinh 3-5 ngày sau đẻ hoặc phát hiện vàng da sớm. Việc không tái khám bỏ lỡ thời gian điều trị phù hợp, phải chiếu đèn tích cưc, thay máu để lại di chứng cho trẻ”, BS Lý nói.
Quy tắc mặc '2 ấm 2 mát' giúp trẻ khỏe mạnh phăm phăm, chẳng lo bị cảm lạnh trong mùa sương giá
Cuối thu, bắt đầu xuất hiện sương mù vào buổi sáng. Đây cũng là thời điểm bé dễ bị cảm lạnh.
Mùa đông sắp đến, sương mù đã bắt đầu xuất hiện vào buổi sáng. Nhiều bậc phụ huynh phàn nàn rằng vào thời điểm giao mùa giữa mùa thu và mùa đông cũng là khoảng thời điểm các bé hay ốm vặt. Nhiều bố mẹ vì sợ con ốm nên ép con ở nhà thay vì cho con ra ngoài chơi. Tuy nhiên, biện pháp này không thể giúp trẻ phòng tránh bệnh.
Thực tế, sương giá không phải là nguyên nhân khiến trẻ bị ốm. Nguyên nhân chính là một số bậc phụ huynh không mặc đồ đúng cách, khiến trẻ bị nhiễm lạnh hoặc bị ốm. Các chuyên gia nuôi dạy con khuyên bạn nên mặc đồ cho con theo nguyên tắc: "Hai ấm, hai mát", để trẻ khỏe mạnh phăm phăm, không lo cảm lạnh trong mùa sương giá này.
"Hai ấm": Ấm lưng, ấm cổ
Nhiều bậc cha mẹ khi nghe nói đến việc ủ ấm cho trẻ, phản ứng đầu tiên của họ là làm ấm tay chân, mặt cho bé nhưng đây là một sai lầm lớn. Những bộ phận cơ thể thực sự cần được giữ ấm là cổ và lưng. Cổ là bộ phận tương đối mỏng manh và cần được bảo vệ. Nếu bố mẹ sờ vào cổ, gáy của con và thấy lạnh thì bạn nên cho trẻ mặc ấm hoặc hoặc quàng khăn cho trẻ.
Khi trời lạnh, bố mẹ hãy chạm vào lưng bé để xem bé có lạnh hay không. Sau đó, bạn hãy lựa chọn quần áo phù hợp để bảo vệ lưng bé, tránh bé bị cảm lạnh.
Các phụ huynh không nên chạm vào tay, chân trẻ để xác định thân nhiệt của trẻ vì bé còn nhỏ, thần kinh ngoại biên ở tay chân còn kém, biểu hiện tay, chân lạnh là bình thường. Nếu cha mẹ cho rằng tay, chân bé lạnh là cần mặc thêm quần áo thì có thể họ đã cho trẻ mặc quá ấm. Suy cho cùng, khi sương xuống, gió lạnh thổi, việc bố mẹ mặc cho trẻ ấm quá, bé dễ đổ mồ hôi. Khi gió lạnh thổi qua, bé dễ bị nhiễm lạnh và bị ốm.
"Hai mát": Giữ cho miệng và mũi mát
Trong ngày lạnh, bố mẹ thường quấn cho con một chiếc khăn quàng cổ dày, to khiến mặt bé đỏ bừng, trông rất nóng. Sau khi tháo chiếc khăn ra, trẻ mồ hôi nhễ nhại, thở không thông.
Dù trời lạnh, cần mặc thêm quần áo, bố mẹ vẫn cần giữ cho mũi, miệng của con được thoáng mát để không làm ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của bé.
Nước lạnh trị mất trí nhớ? Tạp chí Nature báo cáo rằng các nhà nghiên cứu Anh nhận thấy những người bơi trong nước lạnh có nồng độ protein RBM3 trong máu của họ tăng lên đáng kể. Chất này dường như giúp ngăn ngừa sự khởi phát của chứng sa sút trí tuệ trong não. Chất này được tạo ra bởi các loài động vật ngủ đông và...