Mỗi khi mùa đông đến, bệnh viện tiếp nhận và điều trị cho nhiều bệnh nhân biến chứng tiểu đường ở bàn chân với những vết thương bỏng da , cháy da rất nhiều. Nguyên nhân là do chườm nóng …
Bàn chân với những ngón chân bị cháy đen xì của bệnh nhân Luân được các y bác sĩ TT Kỹ thuật cao và tiêu hoá, BV Xanh Pôn chăm sóc
Từng mắc đái tháo đường (ĐTĐ) 17 năm, bệnh nhân Lê Thị Thanh Luân (59 tuổi) 6 hôm trước đi nằm giường mát-xa Hàn Quốc (loại máy chuyên sâu 7.700) với mục đích tiêu giảm mỡ bụng.
Nhiệt độ của giường được đặt ở mức 54 độ C với thời gian một ca 30 phút. Được 15 phút do quá nóng nữ bệnh nhân liền gồng người lên dãn cách khoảng cách. Bà liền chống hai ngón chân cái để đỡ thân hình cách xa giường chỉ để phần bụng tiếp xúc.
Chiều cùng ngày sau khi đi khiêu vũ về thấy hai ngón chân phồng rộp, bà Luân không nghĩ mình bị bỏng từ sáng mà lại tiếp tục ngồi máy mát xa của hàng xóm 15phút.
Sau 15 phút, chỗ phồng rộp ở chân bệnh nhân dập nước, lột da, đỏ loét. Ngày hôm sau, bệnh nhân lại tiếp tục đi nằm ghế mát xa. Nhân viên Hàn Quốc hướng dẫn chiếu đèn tia hồng ngoại vào chỗ tổn thương ở ngón chân để vô trùng cho bà.
“Thay vì thời gian ngắn, họ cho tôi nằm nửa tiếng đúng liệu trình. Làm xong, nhìn xuống hai bàn chân mình cháy đen xì thay vì đỏ loét”, bà Luân cho hay.
Về nhà, bệnh nhân tự rửa và băng bó vết thương nhẹ. Do không có cảm giác nên bà cũng không cảm thấy quá sốt ruột. Vì thế hai ngày sau, bà mới nhập viện ở Hải Phòng. Tại đây các bác sĩ cho rằng bà đã bị hoại tử ngón chân do biến chứng tiểu đường phải cắt cụt.
Không tin với kết quả này, bệnh nhân đã phải lên Hà Nội chữa. Tại Bệnh viện Xanh Pôn, nữ bệnh nhân được điều trị vết loét ở bàn chân mà không cần phải cắt cụt.
Chia sẻ với phóng viên, TS. BS Đỗ Đình Tùng, PGĐ BV Đa khoa Xanh Pôn cho biết, người mắc ĐTĐ thông thường có những tổn thương ngoại vi dù sớm hay muộn.
Chính vì những tổn thương này khiến bệnh nhân giảm và mất cảm giác do vậy tuyệt đối không bao giờ được chườm, sưởi nước ấm nước nóng.
“Do mất cảm giác, giảm cảm giác nên người mắc ĐTĐ có tổn thương ngoại vi nguy cơ bị bỏng rất cao mà không biết. Thậm chí, nếu không bị bỏng thì nhiệt độ cao làm bệnh nhân dù mang lại cảm giác dễ chịu nhưng sẽ làm tổn thương dây thần kinh ngoại vi và càng ngày bệnh càng trầm trọng hơn”, TS. BS Đỗ Đình Tùng nói.
Do đó, vị chuyên gia về đái tháo đường này cảnh báo, nhiều bệnh nhân mắc đái tháo đường, đặc biệt là các cụ già vẫn có thói quen chườm, ngâm chân nước nóng chữa tê bì chân.
“Việc làm này sẽ tạm thời át đi cảm giác tê bì nhưng về lâu dài thì gây tổn thương rất nhiều đối với người mắc ĐTĐ. Qua thực tế thăm khám, điều trị, mỗi khi mùa đông đến, chúng tôi tiếp nhận và điều trị cho nhiều bệnh nhân biến chứng tiểu đường ở bàn chân với những vết thương bỏng da , cháy da rất nhiều. Nguyên nhân là do chườm nóng …
Vì vậy về lâu về dài tuyệt đối không ngâm, không chườm đặc biệt người nào đã có tổn thương ngoại vi thì phải tuyệt đối kiêng ấm, kiêng nóng, không được sưởi nhất là mùa đông sắp đến”, TS. BS Đỗ Đình Tùng cảnh báo.
Ngoài ra để chống loét chân bệnh nhân phải tái khám định kỳ, nếu không có tổn thương ngoại vi tái khám 1 năm một lần, còn đã tổn thương ngoại vi thì phải 6 tháng khám bàn chân 1 lần.
Ngoài ra bệnh nhân có biến chứng của bàn chân như chai chân, loét chân thì 3 tháng phải đi khám bàn chân một lần.
Những khuyến cáo khám bàn chân đã có, Bộ Y tế cũng đã đưa ra nhưng quy trình khám bàn chân thì chưa được ban hành, các tỉnh chưa có, Bộ Y tế chưa có. Vấn đề này là bức thiết vì khi chưa có quy trình thì việc khám bàn chân chưa thành thói quen mà sẽ khám không đúng, không đạt chất lượng…
Trong khi đó, theo thống kê của Liên Đoàn Đái Tháo Đường Thế Giới (IDF) cứ 20 giây sẽ có 1 bệnh nhân đái tháo đường phải phẫu thuật để cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tay hoặc chân. Đây là điều tệ nhất xảy ra với biến chứng bàn chân ở người bệnh đái tháo đường.
Nguyên nhân là do khi các vi khuẩn xâm nhập vào những vết thương hở ở chân, các tế bào máu như bạch cầu bị ức chế sẽ không đủ hiệu quả trong việc tiêu diệt vi khuẩn. Vết thương bị nhiễm trùng lan rộng buộc phải cắt cụt chân để bảo đảm an toàn cho người bệnh.
“Nếu không có những quy trình hướng dẫn rõ ràng thì nguy cơ BN ĐTĐ bị loét bàn chân rất cao… điều này đồng nghĩa với việc bệnh nhân cũng bị cắt cụt chi rất lớn.
Trong khi nếu có quy trình chuẩn, bác sĩ sẽ nhận ra được các yếu tố nguy cơ loét, phát hiện được các mức độ thấp, vừa, cao sẽ có hướng xử lý kịp thời. Nếu BN có dấu hiệu tiền loét thì sẽ xử lý ngay thì không còn loét và loại bỏ khả năng cắt cụt.
Tiếc là hiện chưa có quy trình chuẩn. Sẽ không phát hiện được nguy cơ loét trong khi tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ ngày càng tăng. Điều này đồng nghĩa nhiều bệnh nhân bị cắt cụt mất chi”, BS Đỗ Đình Tùng lo ngại.
Do đó, ngoài việc cần phải đi khám định kỳ, dùng thuốc đúng chỉ định TS.BS Đỗ Đình Tùng cũng đưa ra khuyến cáo đối với người mắc ĐTĐ cần thực hiện: kiểm soát đường huyết, ăn uống theo sự chỉ dẫn của bác sĩ – không kiêng nhiều quá nhưng cũng không lạm dụng quá.
Trong đó, người bệnh cần lưu ý luyện tập đúng cách. Đặc biệt đối với BN có tổn thương ngoại vi thì phải có cách luyện tập khác với BN bình thường.
Theo đó, người ĐTĐ chưa có dấu hiệu tổn thương ngoại vi thì có thể đi bộ 30phút- 1h tuỳ theo bệnh nhân trong mỗi ngày nhưng với BN ĐTĐ có nguy cơ loét bàn chân thì không được đi bộ nữa và phải chọn phương pháp khác như đạp xe , bơi lội, tập yoga…
“Tất cả bệnh nhân mắc ĐTĐ có bất thường như: chai chân lớn, phồng rộp, nốt đen, nốt tím, những biến đổi màu sắc, biến đổi móng, biến đổi về da… là phải đến viện khám ngay, thường xuyên theo dõi.
Nếu bệnh nhân ĐTĐ đã bị loét bàn chân thì nguy cơ tái lại rất lớn chính vì thế bệnh nhân có loét là phải tái khám định kỳ đặc biệt là bàn chân tránh những hậu quả đáng tiếc về sau”, TS. BS Đỗ Đình Tùng nhấn mạnh.
Chăm sóc trẻ sau tiêm chủng
Phụ huynh theo dõi trẻ 24 giờ sau tiêm, cho bé mặc đồ thoáng mát, bú nhiều hơn, có thể dùng thuốc hạ sốt thông thường nếu trên 38,5 độ C.
Kỳ 2: Thức ăn giàu protein đều có thể nhiễm vi khuẩn botulinum Thức ăn làm từ tinh bột, hoặc các loại thực vật, đều có thể nhiễm vi khuẩn clostrium botulinum. Pate Minh Chay của Cty TNHH hai thành viên Lối sống mới là một ví dụ minh chứng rất rõ ràng, BS Trần Văn Phúc, BV Xanh-pôn khẳng định. Mặc dù đây là ngộ độc do độc tố kinh điển, nhưng không xảy ra...
Tin mới nhất
Làm sao có thể cùng lúc ngăn ngừa bệnh tim mạch và tiểu đường?
16:11:05 09/03/2021
Bệnh tim mạch và tiểu đường loại 2 thường đi đôi với nhau. Có những yếu tố làm tăng nguy cơ tiểu đường loại 2 cũng góp phần làm tăng nguy cơ tim mạch.
Muốn giảm cân, giữ cân hoặc tăng cân, cần ăn bao nhiêu calo?
16:05:44 09/03/2021
Số lượng calo mà một người nên ăn mỗi ngày phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau bao gồm tuổi tác, giới tính, cân nặng và mức độ hoạt động.
Ăn sáng - ăn trưa: Muốn giảm cân, phải ăn thế nào?
16:00:50 09/03/2021
Bữa ăn sáng từ lâu đã được coi là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Theo một câu tục ngữ cổ, người ta nên ăn sáng như một vị vua, ăn bữa trưa như một hoàng tử, và ăn bữa tối như một kẻ ăn mày.
Cứu sống liên tiếp 4 ca đột quỵ nhập viện gần như cùng lúc
15:58:39 09/03/2021
Liên tiếp 4 bệnh nhân đột quỵ đã được các bác sĩ Cần Thơ cứu sống nhờ triển khai cùng lúc 2 ê kíp can thiệp tái thông mạch máu não kịp thời cho bệnh nhân.
Cách tính tuổi thai và ngày dự sinh
14:08:49 09/03/2021
Bao ngày mẹ ngóng, bao ngày mẹ trông, bao ngày mẹ mong con chào đời.... Câu hát này chắc nhiều bà mẹ biết, vì đúng tâm trạng của mẹ, mang thai chỉ có ngóng, trông, mong, đợi... ngày dự sinh.
Nam sinh 16 tuổi bị xoắn tinh hoàn
14:06:21 09/03/2021
Các bác sĩ nhận định tinh hoàn của bệnh nhân treo cao, xoay trục gây hiện tượng đau nhói.
Nữ bác sĩ BV Phụ sản cùng đồng nghiệp cứu các thai nhi còn trong bụng mẹ bằng kỹ thuật đỉnh cao thế giới: "Mọi em bé đều có quyền được sống!"
13:07:33 09/03/2021
Để biến cơ hội sống sót của các thai nhi dị tật từ 10% lên 90%, các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã mạnh dạn đưa kỹ thuật đỉnh cao nhất thế giới về Việt Nam, giúp nhiều phụ nữ thực hiện được thiên chức làm mẹ thiêng liêng.
4 bệnh ung thư nguy hiểm nhất do thói quen ăn uống mà ra: Càng chậm thay đổi thì càng dễ mắc
12:59:44 09/03/2021
Bệnh từ miệng mà ra là câu nói không còn xa lạ. 4 căn bệnh ung thư này đều bắt đầu từ thói quen ăn uống thiếu lành mạnh. Bác sĩ khuyên bạn nên thay đổi ngay.
Bước tiến trong phát triển kỹ thuật chuyên sâu
12:57:43 09/03/2021
Những năm qua, Trung tâm Y tế TX Quảng Yên chú trọng ứng dụng, phát triển các kỹ thuật chuyên sâu trong khám, điều trị bệnh cho người dân. Đây là giải pháp hiệu quả góp phần nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dâ...
Những nguyên nhân tiềm ẩn khiến tóc bạn bạc sớm
12:54:36 09/03/2021
Nếu bỗng một ngày, bạn đứng trước gương và nhận ra tóc mình đã điểm những sợi bạc trắng, có thể đó là do một trong những nguyên nhân dưới đây.
“Món quà” cho phụ nữ khỏe - đẹp
12:52:36 09/03/2021
Sức khỏe quý hơn vàng! Với chị em phụ nữ, trong xã hội hiện đại, áp lực công việc, đồng thời tham gia công tác xã hội và chăm lo gia đình đòi hỏi chị em phải khỏe gấp đôi.
Đừng để bệnh biến chứng
12:48:30 09/03/2021
Qua những đợt khám chữa bệnh miễn phí về vùng nông thôn, các bác sĩ ghi nhận tình trạng nhiều người mắc bệnh nhưng không điều trị kịp thời, đúng cách, dẫn đến biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe.
Dấu hiệu thoáng qua ngầm cảnh báo nhồi máu cơ tim đang đến rất gần
12:45:50 09/03/2021
Nếu nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo và đến bệnh viện kịp thời, chúng ta có thể tự cứu mình hoặc người thân khi bị nhồi máu cơ tim.
Điều gì xảy ra với cơ thể khi uống trà đen mỗi ngày?
12:43:50 09/03/2021
Một số người sử dụng trà đen như một sự thay thế cho cà phê do hàm lượng caffein tương đương của nó. Nhưng trà đen cũng có thể đi kèm với một số rủi ro nếu bạn uống quá nhiều cốc mỗi ngày.
Căn bệnh nguy hiểm siêu sao Cristiano Ronaldo từng mắc khi mới 15 tuổi
10:07:17 09/03/2021
Cầu thủ đắt giá nhất thế giới Cristiano Ronaldo đã từng mắc bệnh tim từ khi chỉ mới 15 tuổi.
10 “tai họa” khi không ngủ được
10:05:32 09/03/2021
Dân gian có câu Ăn được, ngủ được là tiên. Vậy nếu bạn không ngủ được thì sẽ ra sao? Bạn cần ngủ bao nhiêu một ngày? Và điều gì sẽ xảy ra nếu bạn ngủ không đủ giấc? Hãy cùng tìm câu trả lời.
Lần đầu tiên Ninh Thuận tự phẫu thuật thành công ca bệnh u màng não
10:03:09 09/03/2021
Ngày 8/3, tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận cho biết, sau 4 ngày phẫu thuật thành công khối u màng não, sức khỏe bệnh nhân Mang Thị Nhân (47 tuổi, ngụ thôn Liên Sơn, xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) đang tiến tr...
Tầm quan trọng của vitamin C đối với phụ nữ
09:58:07 09/03/2021
Hầu hết các đặc tính của vitamin C đều giúp ích cho cả nam và nữ, đặc biệt là trong việc tăng cường khả năng miễn dịch.
Đột nhiên chảy nước miếng: Cảnh báo 3 căn bệnh đe dọa sức khỏe và tăng nguy cơ đột tử
09:54:45 09/03/2021
Việc chảy nước miếng vốn rất bình thường với mọi người, nhưng nếu đột nhiên chảy quá nhiều, hãy thận trọng vì cơ thể đang mắc phải 3 loại bệnh tiềm ẩn sau.
Uống men vi sinh khi nào là thích hợp?
09:52:48 09/03/2021
Đường tiêu hóa của chúng ta là nơi cư trú của hàng ngàn tỷ vi khuẩn cũng như nấm và virus... Chúng được gọi là hệ vi sinh vật đường ruột. Đường tiêu hóa của chúng ta là nơi cư trú của hàng ngàn tỷ vi khuẩn cũng như nấm và virus... Chúng...
Cảnh giác biến chứng của viêm phế quản cấp
07:22:04 09/03/2021
Thời tiết chuyển mùa khiến cơ thể dễ mắc các bệnh lý về đường hô hấp, trong đó có viêm phế quản cấp. Biến chứng của bệnh có thể nguy hiểm, gây suy hô hấp cấp. Lâu ngày bệnh có thể tiến triển thành mạn tính, ảnh hưởng nặng nề tới sức kh...
Thuốc chống viêm mesalazin và sulfalazin dễ gây sỏi thận
05:51:52 09/03/2021
Cơ quan Quản lý dược phẩm quốc gia của Malaysia (NPRA) đã nhận được thông tin từ Cơ Quản quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) về nguy cơ sỏi thận liên quan đến việc sử dụng mesalazin.
Nhiều người sợ béo bỏ cơm nhưng tại sao người Nhật ăn cơm hàng ngày vẫn gầy và sống thọ?
05:50:47 09/03/2021
Nhiều người bỏ cơm vì sợ cơm gây béo nhưng người Nhật ăn cơm hàng ngày lại không hề tăng cân và sống thọ, liệu họ có bí quyết gì đặc biệt?
Sai lầm dễ gặp khi dùng thuốc trị thủy đậu
05:49:37 09/03/2021
Thủy đậu là một bệnh rất dễ lây lan do virus Varicella-zoster gây ra, thường bùng phát vào mùa xuân, thời tiết ấm nồm.
Duy trì lối sống lành mạnh để ngừa ung thư
05:48:20 09/03/2021
Lối sống của mỗi cá nhân có tác động rất lớn đến nguy cơ mắc ung thư, nhất là thực hiện lối sống lành mạnh có thể phòng ngừa được một số bệnh ung thư.
Các thuốc có thể gây khô mắt
05:43:56 09/03/2021
Khô mắt có thể xuất hiện vì nhiều lý do, sử dụng máy tính quá lâu, tuổi tác... nhưng cũng có thể do một trong những loại thuốc bạn dùng hàng ngày, bởi nhiều loại thuốc thông thường có tác dụng phụ gây khô mắt.
Cách ngăn ngừa rụng tóc sau sinh
05:42:49 09/03/2021
Tôi sinh con đầu lòng được 3 tuần thì bắt đầu thấy rụng tóc nhiều hơn bình thường. Đến nay đã 6 tháng nhưng tình trạng tóc rụng không giảm. Xin hỏi có biện pháp gì (hoặc thuốc nào) để ngăn ngừa tình trạng này không?