Vì sao chân hay bị tê?
Nếu như chân bạn hay bị chuột rút, sưng, tê và mỏi thì đó chính là dấu hiệu cảnh báo máu lưu thông kém.
Thường thì máu di chuyển khắp cơ thể, cho phép bạn chuyển động dễ dàng cũng như giúp duy trì trái tim hoạt động. Máu lưu thông chậm thường khiến cho chân bạn bị chuột rút, tê và sưng. Tình trạng này có thể do các một số bệnh tật hoặc có thể báo hiệu những vấn đề phát triển bất thường trong các mạch máu.
Người mắc bệnh mạch máu ngoại biên được đặc trưng bởi các mạch máu hẹp nằm bên ngoài của tim và não. Tình trạng này càng trở nên xấu đi dưới tác động bởi nhiệt độ lạnh, căng thẳng cảm xúc… Điều này có thể dẫn tới những thiệt hại về cấu trúc các mạch máu, dẫn đến giảm lưu thông máu ở chân, cánh tay hoặc các bộ phận cơ thể khác.
Nhiều chuyên gia sức khỏe giải thích rằng bệnh mạch máu ngoại vi sẽ làm hạn chế lưu thông máu trong những động mạch dẫn đến tim, não và tứ chi. Thủ phạm chính là do chất béo tích tụ trong động mạch. Đây là nguyên nhân chính trong việc gây ra các vấn đề liên quan đến lưu thông mạch máu ngoại vi.
Viêm, suy tĩnh mạch
Việc tắc nghẽn dòng chảy của máu qua các tĩnh mạch như một cục máu đông cũng có thể dẫn đến suy tĩnh mạch. Thường thì van trong tĩnh mạch của chân sẽ tự động ngăn máu chảy sai hướng và thực hiện chức năng chuyển tiếp lưu lượng máu như một phần chức năng bình thường của tĩnh mạch.
Video đang HOT
Tuy nhiên nếu các van trong tĩnh mạch có vấn đề sẽ có thể ngăn chặn lưu lượng máu ở vùng này, gây ra sự rò rỉ trong các tĩnh mạch. Tình trạng này sẽ ngăn chặn quá trình lưu thông bình thường và là nguyên nhân gây sưng và mỏi chân.
Để khắc phục điều này bệnh nhân cần phải tập luyện thể dục nhiều hơn và quản lý trọng lượng cơ thể ổn định, đặc biệt ưu tiên những bài tập nâng chân.
Tiểu đường
Tiểu đường là một tình trạng mãn tính đặc trưng bởi mức độ cao của glucose trong máu. Biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường là vấn đề với lưu thông mạch máu. Đặc biệt biến chứng này càng tăng lên nếu bệnh nhân bị tiểu đường có chế độ ăn uống hoặc duy trì chất lượng cuộc sống không lành mạnh.
Nếu bạn đang bị tiểu đường, bạn nên quản lý lượng đường trong máu thông qua các loại thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ và lập kế hoạch dinh dưỡng hợp lý để làm giảm nguy cơ biến chứng. Ngoài ra, không quên tập thể dục hàng ngày nhằm quản lý trọng lượng và thúc đẩy tuần hoàn máu.
Đây là nguyên nhân bổ sung gây áp lực đến động mạch và hạn chế lưu lượng máu đến các cơ quan và mô trong cơ thể. Tình trạng này có liên quan đến xơ vữa động mạch gây tắc nghẽn.
Trong trường hợp tổn thương thành động mạch, bệnh mạch máu ngoại biên cũng như suy tĩnh mạch và tuần hoàn kém từ quản lý bệnh tiểu đường thì việc lựa chọn lối sống không lành mạnh như chế độ ăn uống nhiều chất béo, mức độ cholesterol cao và ít tập thể dục sẽ khiến lưu thông máu không được cải thiện khiến hiện tượng này trở nên tồi tệ hơn.
Thảo Nguyên (Theo livestrong)
Rắc rối với mỡ trong máu
Một chị phóng viên truyền hình xinh đẹp đã hốt hoảng thổ lộ: "Máy đo cho biết trong người em mỡ nhiều quá!" Một số bác sĩ cũng đau khổ thú nhận bị tăng mỡ trong máu.
Gan nhiễm mỡ, tăng mỡ máu, tỷ lệ mỡ cao... là những cụm từ chúng ta thường nghe sau một đợt kiểm tra sức khoẻ.
Một trong những cách đơn giản giúp giảm nguy cơ tăng mỡ máu là chế biến thức ăn dưới dạng hấp, luộc, kho,... (ảnh chỉ mang tính minh hoạ). Ảnh: Trí Dũng
Có thể nói cứ ba người là có một gặp rắc rối với mỡ trong máu. Không đợi đến tuổi trung niên, cũng không chờ đến lúc thừa cân béo phì, nạn "rối loạn lipit máu" đã xuất hiện ở cả những người trẻ có vóc dáng bình thường.
Mỡ trong máu tăng: rất đáng sợ
Tăng mỡ trong máu còn gọi là tình trạng rối loạn lipit máu. Các loại lipit trong cơ thể bao gồm: triglyceride, phospholipid và cholesterol. Có 10% triglyceride được tổng hợp ở gan và mô mỡ, 90% còn lại có nguồn gốc từ thức ăn. Cholesterol có hai nguồn gốc: 30% ngoại sinh từ các thức ăn có nguồn gốc động vật và 70% nội sinh do gan tổng hợp.
Cholesterol trong máu bao gồm: VLDL, IDL, LDL và HDL, trong đó chỉ cần quan tâm hai loại chính là LDL và HDL. LDL-cholesterol cung cấp cholesterol cho các mô, khi LDL tăng cao sẽ làm tăng nguy cơ xơ vữa mạch, do đó LDL được xem là cholesterol xấu. HDL-cholesterol đóng vai trò chính trong chuyên chở cholesterol thặng dư ra khỏi mạch máu, do đó được xem là cholesterol tốt, có tác dụng bảo vệ tim mạch.
Những mảng cholesterol khi lững lờ trôi trong mạch máu của chúng ta, gặp nơi thích hợp sẽ lắng đọng, bám vào thành của các mạch máu. Những mảng xơ vữa này ngày càng nhiều làm cho thành mạch máu trở nên cứng, giòn, mất tính đàn hồi mềm dẻo và gây hẹp lòng mạch máu, làm dòng máu chảy yếu, giảm nuôi dưỡng các bộ phận cơ thể, ảnh hưởng đến hoạt động chức năng của các cơ quan.
Quan trọng nhất là mạch máu não, tim, thận... bị thiếu máu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ. Máu chảy yếu làm tim phải cố gắng co bóp để thắng sức cản của mạch máu bị xơ vữa, lâu dần có thể dẫn đến cao huyết áp và suy tim.
Mạch máu não bị xơ vữa trở nên giòn và dễ vỡ trong cơn cao huyết áp, cũng dễ bị tắc nghẽn bởi mảng xơ vữa làm não thiếu máu nuôi, gây những cơn tai biến bất kỳ. Mạch vành nuôi tim nếu bị xơ vữa sẽ gây những cơn thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim rất dễ dẫn đến tử vong. Ngoài ra, mỡ máu cao cũng là một triệu chứng trong hội chứng chuyển hoá với nguy cơ cao huyết áp, béo bụng và tăng đường huyết (tiểu đường).
Làm gì khi bị rối loạn mỡ máu?
Trước tiên, cần đạt và duy trì cân nặng lý tưởng: BMI 20 - 22 kg/m2 (BMI = cân nặng (kg)/chiều cao2 (m)); ăn mỡ (lipit), cholesterol dưới 200mg/ngày. Trong tự nhiên, lipit có nhiều loại: lipit bão hoà (mỡ động vật, dầu dừa, dầu cọ...), lipit không no một nối đôi (dầu ôliu, mỡ cá, hải sản, tảo...), lipit không no nhiều nối đôi (dầu bắp, dầu hạt bông, dầu đậu nành, dầu mè...), người tăng mỡ máu nên hạn chế lipit bão hoà. Đặc biệt, người thừa cân béo phì, cao huyết áp, tăng mỡ máu... nên chú ý lượng mỡ trong khẩu phần vì lipit cung cấp nhiều năng lượng.
Có một số cách đơn giản giúp làm giảm lipit và cholesterol trong khẩu phần: ăn thịt nạc, bỏ mỡ, bỏ da; không ăn đồ lòng phủ tạng, óc; lòng đỏ trứng ăn hai cái/tuần. Uống sữa tách béo (không béo, sữa gầy). Hạn chế ăn thức ăn chiên, xào; chế biến thức ăn dưới dạng hấp, luộc, kho, nướng. Dùng ít bơ, margarine, dầu. Tránh ăn thức ăn mua tại nhà hàng. Đọc kỹ thành phần thức ăn bán sẵn. Tăng khẩu phần trái cây, rau củ. Hạn chế rượu (chỉ nên uống một lon bia/ngày hay 30ml rượu vang), tuyệt đối cữ rượu nếu có tăng triglyceride.
Ngoài ra, cần tăng cường vận động, tập thể dục 30 phút/ngày, ít nhất bốn lần/tuần. Nên đi bộ khoảng 30 - 45 phút/ngày.
Theo BS Đào Thị Yến Thuỷ
Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM
SGTT
Điểm mặt những bệnh thường mắc mùa nắng nóng Thân nhiệt con người bình thường được duy trì trong một giới hạn hẹp, cho dù có những biến động lớn của điều kiện môi trường và hoạt động thể lực. Những biểu hiện thường đi kèm với các bệnh lý toàn thân là rối loạn điều hoà thân nhiệt, chuột rút, kiệt sức, trúng nóng... Cơ thể điều hoà thân nhiệt dựa...