Vì sao bắp cải trở thành món ăn may mắn ngày đầu năm mới?
Bắp cải không chỉ là món ăn quen thuộc, mà còn mang ý nghĩa may mắn đầu năm, tượng trưng cho tài lộc và thịnh vượng.
Tương tự nho, quýt và các món ăn hình tròn khác, bản chất tròn của bắp cải được coi là biểu tượng của tiền xu, tuổi thọ cũng như vòng tuần hoàn may mắn của một năm.
Nguồn gốc của xu hướng
Truyền thống ăn bắp cải vào ngày đầu năm mới bắt nguồn từ các nước Đông Âu và dần lan rộng sang nhiều quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt là Mỹ. Bắp cải không chỉ là món ăn quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày, mà còn mang ý nghĩa biểu tượng ở những dịp đặc biệt.
Vào cuối mùa thu hoạch, khi các loại rau tươi khác khan hiếm, bắp cải trở thành thực phẩm phổ biến và giàu dinh dưỡng trong mùa đông. Vì thế, bắp cải dần được kết nối với sự no đủ, trường thọ và hy vọng cho một năm mới tốt đẹp hơn.
Bắp cải trở thành món ăn mang lại may mắn, đặc biệt là về mặt tài chính, trong năm mới (Ảnh: Allrecipes).
Tại Mỹ, người dân ở các vùng như Appalachia, Louisiana hay vùng Trung Tây đã sáng tạo ra nhiều cách chế biến khác nhau từ bắp cải, như cuộn bắp cải nhồi thịt, bắp cải nấu thịt lợn hoặc dưa cải muối chua.
Những món ăn này không chỉ trở thành truyền thống ẩm thực, mà còn mang theo niềm tin về sự thịnh vượng trong năm mới.
Vì sao năm mới ăn bắp cải đem lại may mắn?
Bắp cải mang ý nghĩa đặc biệt nhờ màu xanh của lá, được ví như tiền giấy – một biểu tượng của sự thịnh vượng và tài chính dồi dào. Truyền thống này cho rằng, việc ăn bắp cải vào ngày đầu năm mới sẽ mang đến may mắn, giúp gia chủ kiếm được nhiều tiền hơn và có cuộc sống sung túc trong suốt cả năm.
Không chỉ riêng bắp cải, các loại rau có màu xanh lá khác như cải mù tạt, cải xanh hoặc cải bó xôi cũng được xem là thực phẩm may mắn, vì chúng đều tượng trưng cho sự giàu có và phúc lộc.
Video đang HOT
Phong tục thú vị đi kèm với truyền thống ăn bắp cải vào năm mới là việc nấu hoặc giấu đồng xu, thường là đồng 10 xu, trong món bắp cải. Điều này bắt nguồn từ niềm tin ai may mắn tìm thấy đồng xu trong phần ăn của mình sẽ có một năm đầy tài lộc và thịnh vượng.
Ở một số quốc gia, bắp cải cuộn nhồi thịt lợn được yêu thích, đôi khi còn được giấu đồng xu bên trong như một lời chúc phúc (Ảnh: Getty).
Truyền thống này có nguồn gốc từ các cộng đồng người châu Âu, đặc biệt là ở Scotland và Ireland, nơi đồng xu được xem như biểu tượng của sự giàu có. Khi những người nhập cư mang theo phong tục này sang Mỹ, họ thường giấu đồng xu trong các món ăn như cuộn bắp cải nhồi thịt hoặc dưa cải muối chua.
Người ta tin rằng, việc cắn phải đồng xu không chỉ mang lại điềm lành, mà còn thể hiện sự kết nối giữa hy vọng về tài chính dồi dào và truyền thống gia đình.
Việc giấu đồng xu trong món bắp cải cũng có ý nghĩa gắn liền với sự sẻ chia và đoàn kết. Cả gia đình cùng thưởng thức món ăn và mong đợi xem ai sẽ là người may mắn nhất. Điều này tạo nên không khí vui vẻ, háo hức trong ngày đầu năm, đánh dấu một khởi đầu tốt đẹp cho cả nhà.
Ngoài ý nghĩa phong thủy, bắp cải còn được ưa chuộng vì giá trị dinh dưỡng cao. Đặc biệt, dưa cải muối chua – một biến thể từ bắp cải – không chỉ ngon miệng, mà còn tốt cho sức khỏe, giúp bổ sung lợi khuẩn, vitamin và chất chống oxy hóa.
Điều này càng làm tăng sức hấp dẫn của món ăn trong bữa tiệc năm mới, không chỉ với mục đích cầu may, mà còn để có một khởi đầu lành mạnh, tích cực.
Cách chế biến bắp cải của các quốc gia trên thế giới
Vùng Trung Tây có nghi lễ bắp cải ngày đầu năm mới của riêng mình. Điểm khác biệt là bắp cải chế biến dưới dạng dưa cải muối chua.
Ở Ohio, nơi có nhiều người gốc Đức và Đông Âu, bắp cải lên men truyền thống được dùng với thịt lợn, làm món ăn kèm hoặc nấu chung như món hầm.
Điều này cũng được thực hiện ở một số vùng của Pennsylvania, Mỹ. Người ta cho rằng, từng sợi dưa cải muối chua thái nhỏ tượng trưng cho nhiều sự giàu có của cá nhân hoặc lời chúc sống thọ.
Từ biểu tượng của tài lộc đến sự bổ dưỡng cho sức khỏe, bắp cải đã trở thành món ăn truyền thống không thể thiếu trong dịp đầu năm mới ở nhiều nơi trên thế giới. Dù được chế biến theo cách nào, bắp cải vẫn luôn mang theo hy vọng và lời chúc cho một năm mới tràn đầy may mắn, thịnh vượng, sức khỏe.
4 loại thực phẩm bổ dưỡng mấy cũng 'hóa hại' nếu ăn vào bữa sáng
Một bữa sáng lành mạnh là khởi đầu hoàn hảo cho một ngày mới tràn đầy năng lượng.
Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng phù hợp để ăn vào thời điểm này. Có những món ăn, dù bổ dưỡng đến đâu, cũng có thể gây hại cho sức khỏe nếu bạn tiêu thụ chúng vào bữa sáng.
Bánh mì trắng không nên ăn vào bữa sáng
Bánh mì trắng được làm từ bột mì tinh chế, đã loại bỏ phần lớn chất xơ, vitamin và khoáng chất. Do đó, nó cung cấp ít giá trị dinh dưỡng cho cơ thể, không đủ để đáp ứng nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng cho một ngày mới.
Bánh mì trắng có chỉ số đường huyết cao, có nghĩa là nó làm tăng lượng đường trong máu nhanh chóng. Điều này có thể dẫn đến tăng đột biến năng lượng, sau đó là cảm giác mệt mỏi và đói nhanh chóng. Ăn bánh mì trắng thường xuyên, đặc biệt là vào buổi sáng, có thể góp phần gây tăng cân do hàm lượng calo.
Không nên ăn bánh mì vào buổi sáng. Ảnh: Getty Images
Một số nghiên cứu cho thấy ăn nhiều bánh mì trắng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Thay vào đó, hãy chọn các loại bánh mì nguyên cám hoặc các thực phẩm giàu protein và chất xơ cho bữa sáng để có một khởi đầu ngày mới lành mạnh và tràn đầy năng lượng.
Chuối không nên vào bữa sáng
Chuối chứa nhiều đường tự nhiên, có thể làm tăng nhanh lượng đường trong máu. Điều này có thể gây ra cảm giác mệt mỏi và uể oải sau đó, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh tiểu đường.
Chuối giàu magie, ăn chuối khi bụng đói có thể làm tăng đột ngột lượng magie trong cơ thể, dẫn đến mất cân bằng magie và ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, tryptophan trong loại quả này có thể chuyển hóa thành serotonin - một chất dẫn truyền thần kinh giúp điều chỉnh giấc ngủ. Ăn chuối vào buổi sáng có thể làm tăng sản xuất serotonin, khiến bạn cảm thấy buồn ngủ và giảm hiệu suất làm việc.
Mặc dù chuối cung cấp năng lượng nhanh chóng, nhưng nó không cung cấp đủ năng lượng lâu dài cho cơ thể hoạt động suốt buổi sáng. Bạn có thể cảm thấy đói nhanh chóng sau khi ăn chuối. Nếu bạn muốn ăn chuối vào buổi sáng, hãy kết hợp với các loại thực phẩm khác như ngũ cốc nguyên hạt, sữa chua hoặc các loại hạt để có một bữa sáng cân đối và đầy đủ dinh dưỡng.
Ăn chuối vào bữa sáng có thể gây ra cảm giác mệt mỏi và uể oải. Ảnh: Shutter Stock
Sữa chua không tốt khi ăn vào bữa sáng
Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, khi ăn sữa chua vào lúc đói, axit trong dạ dày đang ở mức cao có thể tiêu diệt một phần lợi khuẩn này, làm giảm hiệu quả của sữa chua.
Axit lactic trong sữa chua có thể tương tác với axit dạ dày, gây ra cảm giác cồn cào, khó chịu, thậm chí là tiêu chảy, đặc biệt đối với những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm.
Protein trong sữa chua có thể tạo cảm giác no nhanh, khiến bạn ăn ít hơn trong bữa sáng và không cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động. Khoảng 1-2 tiếng sau bữa ăn là thời điểm tốt nhất để ăn sữa chua. Lúc này, axit dạ dày đã được trung hòa một phần, tạo môi trường thuận lợi cho lợi khuẩn phát triển.
Cà chua không nên thêm vào bữa sáng
Cà chua chứa nhiều axit oxalic, khi kết hợp với canxi trong dạ dày có thể tạo thành canxi oxalate - một thành phần chính của sỏi thận. Ăn cà chua khi bụng đói làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận, đặc biệt đối với những người có tiền sử mắc bệnh này.
Cà chua có tính axit, khi ăn lúc đói có thể làm tăng tiết axit dạ dày, gây ra cảm giác cồn cào, khó chịu, thậm chí là viêm loét dạ dày, đặc biệt đối với những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm. Chất tanin trong cà chua có thể cản trở hấp thụ sắt và canxi từ các thực phẩm khác trong bữa ăn. Do đó, ăn cà chua vào bữa sáng có thể làm giảm giá trị dinh dưỡng của bữa ăn.
Tóm lại, mặc dù cà chua là một loại quả giàu dinh dưỡng, nhưng tốt nhất bạn nên tránh ăn cà chua vào bữa sáng, đặc biệt là khi bụng đói. Nếu bạn muốn ăn cà chua, hãy ăn sau bữa ăn hoặc kết hợp với các thực phẩm khác để giảm thiểu tác động tiêu cực đến sức khỏe.
Giảm cholesterol nhờ ăn nho thường xuyên Nhiều người có thể giảm mức cholesterol chỉ bằng cách thay đổi những gì họ ăn. Ăn nho thường xuyên cũng giúp giảm cholesterol. Cholesterol là một loại chất béo mà cơ thể sử dụng để tạo ra các tế bào và hormone. Lipoprotein mật độ cao (HDL) và lipoprotein mật độ thấp (LDL) là hai loại cholesterol khác nhau. HDL là loại...