Vì sao ăn kham khổ vẫn bị gout?
Nhiều người cho rằng gout là bệnh nhà giàu, vì ăn uống toàn cao lương mỹ vị nên mới dẫn đến gout. Nhưng trên thực tế, có rất nhiều người mắc bệnh dù ăn uống kham khổ.
Ảnh minh họa: Internet
Không chỉ là bệnh của người giàu
Nhìn ông hàng xóm đau đớn, khốn khổ về các khớp chân đau nhức, sưng tấy sau mỗi trận nhậu, bác Hoàng (Q.5, Tp.HCM) sợ lắm, lúc nào cũng giáo huấn con cháu để chúng ý thức được việc ăn uống thanh đạm quan trọng như thế nào.
Sở dĩ bác Hoàng có thể mạnh miệng răn đe con cháu như vậy là vì từ lâu bác đã có thói quan ăn chay, thậm chí có đợt bác còn ăn chay trường. Ngoài yếu tố tâm linh cũng còn bởi hệ tiêu hóa của bác rất nhạy cảm, ăn nhiều đạm, mỡ là không tiêu hóa được nên bác ăn chay lâu dần thành quen. Nếu phải đi nhậu với bạn bè, bác cứ gọi một đĩa đậu phụ luộc và một đĩa lạc rang là đủ, mặc bạn bè ăn các loại cao lương mỹ vị ngon lành trên bàn tiệc.
Ấy thế mà dạo gần đây, bỗng nhiên các cơn đau xương khớp đến quấy rầy bác ngày càng thường xuyên hơn. Các cơn đau khớp ở ngon chân cái thường xảy ra vào ban đêm khiến bác thường xuyên bị mất ngủ, khó chịu. Khớp ngón chân cái của bác cứ sưng, nóng, đỏ, đau rất khó chịu. Mới đầu cơn đau kéo dài chỉ 1 ngày là dần đỡ, nhưng rồi nó kéo dài 2 ngày, 3 ngày thậm chí cả tuần mới có dấu hiệu thuyên giảm chút ít.
Vì nó cứ đau rồi lại không đau nên mới đầu bác Hoàng cũng lo lắng, nhưng sau mặc kệ cho cơn đau vì biết rằng rồi nó sẽ qua. Lâu dần, cơn đau xuất hiện ở cả các khớp khác, đến khi không thể chịu đựng được, bác Hoàng phải nhờ con trai đưa đến bệnh viện khám. Sau một hồi hỏi han bệnh tình và thăm khám các khớp bàn chân, bác sỹ kết luận bác Hoàng đã bị bệnh gout. Lời bác sỹ như sét đánh ngang tai khiến bác Hoàng phát hoảng.
Cũng giống như bác Hoàng, bác Tùng cũng té ngửa khi nghe bác sỹ kết luận mình bị gout, thậm chí đã biến chứng sang suy thận ở thể nhẹ vì để bệnh quá lâu mới đi khám. Bác Tùng chủ quan không đi khám bác sỹ khi chân xuất hiện những cơn đau khớp là vì bác nghe người ta nói bệnh gout chỉ làm phiền những người nhà giàu, ngày ngày được ăn uống đầy đủ.
Bác Tùng thì chẳng có điều kiện ăn những món cao lương mỹ vị vì nhà ông không có điều kiện kinh tế. Thức ăn chính mà vợ chồng bác ăn hằng ngày là đậu phụ, các món rau, muối vừng, muối lạc, thịt nạc… Bác Tùng cũng cảm thấy các cơn đau xương khớp ở hai bàn chân, nhưng cứ sau một hồi xoa dầu, nặn bóp bác lại cảm thấy cơn đau bớt đi nên chủ quan. Mãi đến khi đi khám mới biết bị bệnh gout.
Ăn kham khổ vẫn có thể bị gout
Theo BS CKI. Hoàng Văn Dũng (Khoa Nội thận khớp, Bệnh viện 198): Gout là bệnh do rối loạn chuyển hoá liên quan đến việc tăng sản xuất hoặc giảm đào thải chất acid uric trong cơ thể. Vì thế, các loại thức ăn nhiều chất đạm mà người ta vẫn coi là nguyên nhân gây ra bệnh gout chỉ là một trong những yếu tố, nguy cơ gây bệnh chứ không phải là nguyên nhân chính gây bệnh gout. Vì thế, kể cả khi người bệnh ăn chay trường hoặc ít ăn thịt cá như bác Hoàng và bác Tùng trên vẫn có thể mắc bệnh gout nếu trong cơ thể có những rối loạn chuyển hoá purine.
Bác sỹ Dũng cũng cho biết, nguyên nhân gây bệnh gout gồm 2 nhóm:
Video đang HOT
- Gout nguyên phát: có tính chất di truyền, liên quan đến rối loạn gene và mang tính di truyền về cơ địa, những bệnh nhân này có quá trình tổng hợp purine nội sinh tăng nhiều, gây tăng acid uric. Theo các nghiên cứu, có đến 95% bệnh nhân bị gout nguyên phát. Điều này lý giải vì sao, vẫn có những người ăn uống kham khổ vẫn có thể bị bệnh gout.
Cụ thể:
Do di truyền chiếm 25%: nếu bố hoặc mẹ bạn mắc bệnh gout, nguy cơ mắc bệnh của bạn tăng thêm 20%.
Hội chứng X ( rối loạn chuyển hóa glucid- protid-lipid): làm tăng tổng hợp purine nội sinh, dẫn đến tạo nhiều acid uric, và tăng acid uric huyết thanh, gây bệnh gout.
Ở nhóm bệnh này, nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn hắn, thậm chí chiếm đến 95% và thường khởi phát tuổi trung niên.
- Gout thứ phát: Khi acid uric trong máu đột nhiên tăng cao, có thể do những nguyên nhân sau:
Do tiêu thụ những loại thức ăn có chứa nhiều purine (gan, lòng, thịt, cá, nấm, tôm, cua…), uống nhiều rượu, bia…
Do trong cơ thể tăng purine nội sinh (phá hủy nhiều tế bào, tổ chức) liên quan đến các bệnh lý huyết học như bệnh đa hồng cầu, hodgkin, sarcom hạch, đa u tủy xương, hoặc do sử dụng những thuốc diệt tế bào để điều trị các bệnh u ác tính.
Cần lưu ý trong ăn uống và sinh hoạt nếu đã bị gout
Theo bác sỹ Dũng, nếu đã bị bệnh gout, người bệnh cần lưu ý trong chế độ ăn uống để giảm acid uric máu. Bệnh nhân gout cần hạn chế ăn các thức ăn chứa nhiều purine như tim, gan, thận, óc, trứng lộn, cá chích, cá đối… vì chúng là những loại thức ăn giàu đạm, không tốt cho bệnh nhân bị gout. Bạn cũng không cần kiêng tuyệt đối bất kỳ loại thức ăn nào, tuy nhiên cần lưu ý đến lượng đạm có trong loại thức ăn đó để không ăn quá nhiều, ảnh hưởng đến bệnh gout.
Bạn nên tăng cường lượng rau xanh trong các bữa ăn hằng ngày, đồng thời tập thói quen uống nhiều nước để thải bớt acid uric ra ngoài theo đường tiểu. Những loại thực phẩm như: ngũ cốc, các loại hạt, rau nhiều chất xơ là những thực phẩm có lượng purine thấp lại có khả năng giảm nồng độ acid uric trong máu nên các bệnh nhân gout nên ăn nhiều các loại thực phẩm này hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn thêm quả anh đào và quả mâm xôi vì chúng rất tốt cho sức khỏe.
Những thực phẩm chứa lượng vitamin C cao cũng là nguyên nhân gây ra sự gia tăng sản xuất acid uric. Vì thế, bệnh nhân gout nên hạn chế các loại thuốc viên vitamin C hoặc những thực phẩm chứa lượng vitamin C cao.
Bệnh nhân gout cũng nên ngừng uống rượu, hạn chế uống bia để ổn định lượng acid uric trong cơ thể.
Còn trong sinh hoạt, bệnh nhân gout nên chăm ngâm chân với nước nóng hàng ngày nhất là trong giai đoạn đang bị viêm khớp cấp tính. Đồng thời, người bệnh cũng nên chăm tắm sông, tắm biển để các cơ, khớp được vận động, khỏe mạnh hơn. Việc tập luyện thể dục thể thao cũng rất cần thiết với những bệnh nhân gout nhưng chỉ nên tập các bài tập vừa sức và vận động đều đặn, thường xuyên.
Theo SKGD
Tác hại đáng sợ của bạc hà (dọc mùng) trong món canh chua
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, bạc hà (dọc mùng) - thành phần chủ yếu trong món canh chua rõ ràng là món ăn có mối liên hệ mật thiết với tình trạng tăng acid uric trong máu.
Ấy thế mà số người để ý đến "khe hở" này khi chẩn đoán và điều trị bệnh thống phong lại không nhiều.
Tác nhân gây nên chứng gout
Nhiều người nay đã hiểu phần nào về bệnh thống phong (bệnh gout) do tăng chất acid uric trong máu khiến khớp ngón chân, ngón tay bị sưng đau đến độ kêu trời không thấu. Đó là chưa kể đến hậu quả khác như gai cột sống, sỏi thận, bệnh ngoài da... hay thường gặp hơn nữa là tình trạng mệt mỏi, đau không ra đau, bệnh không hẳn bệnh.
Cũng có nhiều người đã biết tại sao chất acid uric, một loại phế phẩm từ chuỗi phản ứng thoái biến chất đạm thuộc nhóm purin, lại tăng cao trong máu rồi. Vì không được bài tiết kịp thời và đúng mức nên kết tủa trong khớp, trên đường tiết niệu, dưới da... làm khổ bệnh nhân, như trong trường hợp của những người:
Canh chua bạc hà mối liên hệ mật thiết với tình trạng tăng acid uric trong máu.
Hoại huyết như sau cơn sốt rét, sau lần chấn thương Ăn quá nhiều chất đạm từ lòng heo, da gà, cá mòi, lạp xưởng... Uống quá ít nước lại thêm thói quen nín tiểu trong giờ làm việc Bị bệnh biến dưỡng như tiểu đường, cường tuyến giáp... Lạm dụng dược phẩm như thuốc cảm, thuốc corticoid... Có bệnh trên đường tiết niệu như phì đại tiền liệt tuyến, viêm bàng quang... Lạm dụng rượu bia.
Nhưng không phải ai cũng rõ là acid uric có thể tăng cao, thậm chí tăng rất cao ngay cả ở người không phạm vào các "trường quy" vừa kể.
Những kết quả vừa cập nhật
Từ nhận xét là không ít bệnh nhân bị tăng acid uric thấy rõ nhưng không hề uống bia, cũng không lạm dụng thịt mỡ, chúng tôi đã tiến hành một số khảo sát lâm sàng với kết quả như sau:
Trong số 20 người tuy cũng có thói quen ăn canh chua nhưng là canh chua măng, hay canh chua lá giang, thay vì bạc hà, thì tỷ lệ tăng acid uric trong máu chỉ là 15%.
Trong số 50 đối tượng có lượng acid uric trong máu cao hơn 7,5 mol (định mức sinh lý tối đa là 5,5 mol) nhưng không uống bia, không lạm dụng thịt mỡ, có 13 người ăn canh chua mỗi tuần tối thiểu 2 lần. Số còn lại, 37 đối tượng, đều có canh chua trong khẩu phần mỗi tuần tối thiểu 4 lần!
Phân tích tiền sử bệnh cho thấy 7 trong 10 trường hợp lên cơn đau như đau cắt ngang khớp kèm theo triệu chứng sưng nóng đỏ xảy ra sau một bữa cơm có canh chua bạc hà.
Trong nhóm thử nghiệm với 30 người có thói quen uống bia và đã bị bệnh gout với xét nghiệm sinh hoá rõ rệt, tất cả đối tượng thường có món canh chua bạc hà trong bữa ăn đều có hàm lượng acid uric cao hơn nhóm không mạnh miệng với món này.
Trị số xét nghiệm của 14 trong số 20 người trước đó có lượng acid uric trong máu trong khoảng 6,5 - 7,5 mol trở lại bình thường sau hai tuần không ăn canh chua bạc hà mà không cần dùng thuốc.
Trên hai nhóm thử nghiệm trong 10 ngày liên tục, mỗi nhóm với hai mươi đối tượng đều được điều trị bằng Zyloric 200 x 2 viên/ngày, có thể giảm thiểu đến phân nửa lượng thuốc hàng ngày trên nhóm cữ canh chua bạc hà nhưng hiệu năng vẫn tương đồng với nhóm đối chiếu có món canh chua một lần mỗi 2 ngày.
Hai tháng sau khi đã điều trị ổn định, khi kiểm soát lượng acid uric trong máu cho thấy hiện tượng tái phát chỉ xảy ra ở 7 trong số 30 bệnh nhân ăn canh chua bạc hà một cách tiết độ theo kiểu mỗi tuần 1 lần mà thôi.
Lời kết
Canh chua bạc hà rõ ràng là món ăn có mối liên hệ mật thiết với tình trạng tăng acid uric trong máu.
Nhưng nếu phải kiêng món canh chua bạc hà cá bông lau với vị ngọt, chua, cay pha trộn độc đáo thì thà đừng là người... Việt! Ăn món canh chua mà loại bỏ bạc hà thì thà chọn món khác còn hơn!
Nhưng chủ động giảm bớt số lần có món canh chua bạc hà trên bàn ăn nếu đã bị bệnh gout, hay khi lượng acid uric đã mấp mé giới hạn bệnh lý, là quyết định vừa chính xác vừa khôn khéo. Nhờ đó bạn vẫn còn cơ hội thưởng thức món canh chua, thay vì đến lúc nào đó vừa phải nhịn đến phát thèm vừa tốn tiền mua thuốc rồi sinh thêm bệnh... tức cành hông!
Theo Sài gòn tiếp thị
4 nhóm thực phẩm có thể là thủ phạm gây viêm trong cơ thể Tình trạng viêm thường xảy ra trong cơ thể khi có bộ phận nào đó bị nhiễm trùng. Chế độ ăn uống cũng có thể là nguyên nhân gây viêm trong cơ thể. Có rất nhiều loại bệnh có liên quan đến viêm như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vẩy nến và viêm khớp gút. Khi bị viêm, hóa chất nhiễm vào...