Văn hóa từ giáo dục, giáo dục là văn hóa

Theo dõi VGT trên

Theo PGS. TS. PHAN THANH BÌNH – nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, những gì đọng lại sau tất cả kiến thức, kinh nghiệm, nghĩ suy, thấu hiểu, chính là văn hóa. ‘Mọi việc cuối cùng là từ văn hóa và do văn hóa mà ra. Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 cũng là một nét văn hóa của dân tộc ta’.

Hướng về phía mặt trời

Một nét văn hóa dân tộc

- Gắn bó với sự nghiệp giáo dục, cả trên cương vị nhà giáo và người quản lý, Ngày Nhà giáo Việt Nam với Thầy có ý nghĩa như thế nào?

Văn hóa từ giáo dục, giáo dục là văn hóa - Hình 1

“Soi vào quá khứ và nhìn thấy tương lai văn hóa. Tin rằng chúng ta sẽ góp phần tạo nên văn hóa trong những lớp học sinh, sinh viên, những công dân trẻ của đất nước. Rồi văn hóa sẽ tạo nên ngày mai, một tương lai tươi sáng cho Việt Nam. Chắc chắn là thế!”

PGS. TS. PHAN THANH BÌNH

- Việt Nam là dân tộc có văn hóa tôn sư trọng đạo. Và Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 thể hiện một nét văn hóa của dân tộc ta, ngày mà mỗi người đều xao động với những cảm xúc khó tả. Không chỉ sinh viên, những người làm nghề giáo hay những người trong ngành giáo dục, mà hầu như mọi người trong xã hội đều có những xao động của riêng mình. Những xao động về một thời cắp sách đến trường, về những người thầy, người cô, về bạn bè, trường lớp, về những kỷ niệm vui buồn, lãng mạn, ngây ngô… Và đó chính là một nét văn hóa đọng lại làm cho tâm hồn ta đẹp hơn, cho trái tim ta rộng mở hơn.

- Thế giới ngày càng phẳng. Chúng ta đang hội nhập quốc tế mạnh mẽ, có những lối sống, văn hóa nước ngoài du nhập vào, chưa kể tác động của số hóa, robot hóa… Thầy có lo ngại nhiều nét văn hóa, trong đó có truyền thống tôn sư trọng đạo, sẽ bị ảnh hưởng, mai một?

- Chúng ta đang ở vào một giai đoạn có rất nhiều biến động của lịch sử loài người. Nhưng đâu phải chỉ lúc này, mà hình như lịch sử loài người luôn có những biến động. Và hình như nguồn gốc của những biến động cơ bản vẫn là ở biên giới của cụ thể và trừu tượng, từ khả năng tư duy, đẳng cấp của loài người. Những vấn đề về tôn giáo và chủng tộc. Những vấn đề về biên giới và lòng yêu nước. Những vấn đề khu vực và thế giới… Những vấn đề nhẹ nhàng trong ngôn từ, nhưng đôi khi lại không dễ hiểu, dễ thấy, đó chính là sản phẩm của trí tuệ loài người, từ kiến thức và văn hóa của con người.

Từ những nhìn nhận này, quả thật sẽ là thử thách với xã hội, chúng ta, khi cái biên giới kinh tế/thực tế của xã hội vốn đã khó giới hạn trong thời đại toàn cầu hóa, giờ lại nhạt nhòa trong khoảng không to lớn của trách nhiệm, của tri thức, của văn hóa loài người. Thế giới mạng ảo đang đi vào cuộc sống thực. Những giây phút hiền hòa, hạnh phúc có phải chăng đang bị đe dọa bởi những lo âu của cái mênh mông vô tận, thế giới của cảm giác và không trực tiếp tiếp xúc giữa người với người. Nghĩ suy, thậm chí có lúc cũng lo lắng, nhưng tôi tin rằng, truyền thống văn hóa đẹp đẽ, mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam được hun đúc suốt chiều dài lịch sử mãi mãi sẽ không bao giờ bị phai nhòa, biến mất. Cái văn hóa đó, cái truyền thống mà chúng ta luôn giữ gìn, trân quý và truyền giao cho các thế hệ, giáo dục trong trường lớp, sẽ là rào chắn, là năng lượng, là nguồn lực để đất nước ta phát triển một cách mạnh mẽ, vững vàng trong thời đại hội nhập và thay đổi nhanh chóng như hiện nay.

Văn hóa từ giáo dục, giáo dục là văn hóa - Hình 2

Video đang HOT

Tự hào của người làm nghề giáo dục là khi các lớp sinh viên tuần tự đi vào đời đầy tự tin, có năng lực và rất văn hóa
Ảnh: Thanh Tùng

Giáo dục vì văn hóa, vì cái đẹp

- Trong bối cảnh đó, giáo dục và nhà giáo có vai trò như thế nào để góp phần giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc, thưa Thầy?

- Có người nói rằng: “Văn hóa không phải là cái chúng ta đã học được, ấy là cái gì còn lại sau khi chúng ta đã quên tất cả những điều đã học. Cái còn lại cho ta đó là tư tưởng, là đạo nghĩa, là thị hiếu và quan niệm, nó làm tăng gia và cao nhã cái ý thức của chúng ta về cuộc đời”. Điều này không sai. Nhưng chúng ta đều biết để quên thì trước hết phải nhớ. Để có được văn hóa thì trước hết phải học. Học để biết đạo lý, học để hiểu tri thức, học để thấy, học để nghe, học để làm người đúng nghĩa. Học để rồi cái sở học đó, cái triết lý đó thấm vào người ta, chuyển hóa thành chính ta. Cái học biến đi, để văn hóa dần hình thành và tỏa sáng trong ta, nuôi ta lớn lên, trưởng thành, thành một con người, một công dân trí thức.

Cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác, cái hoàn thiện và cái méo mó luôn là những cặp phạm trù đứng liền nhau, bổ sung cho nhau và khó có thể xóa được một mặt nào. Có chăng chỉ là làm cho cái thiện lấn cái ác, cái đẹp thu hút cái xấu, cái hoàn thiện lớn dần lên và cái méo mó sẽ nhỏ bé lại. Và người thực hiện nhiệm vụ khó khăn đó, làm công việc truyền đạo đó, chính là thầy giáo. Giáo dục vì văn hóa, vì cái đẹp.

- Bản thân nhiệm vụ của nhà giáo đã rất khó khăn như Thầy vừa nói, nhưng nhà giáo hiện nay còn phải chịu quá nhiều áp lực từ cuộc sống. Làm thế nào để các thầy cô giáo có thể toàn tâm toàn ý cho sự nghiệp “trồng người” cao cả của mình?

- Tuy còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng các nhà giáo trên mọi miền Tổ quốc vẫn đang cố gắng, phấn đấu vì cái đạo làm thầy. Thật đẹp cái nghề dạy học và cũng thật khó cái nghề làm thầy. Nhưng nếu không có khó khăn, nếu không có thử thách thì xã hội đâu cần đến những người đưa đò cuộc đời. Nếu chỉ là con đường bằng phẳng thì sao có cái tự hào, cái hạnh phúc của những người đốt lửa. Đó là cái tự hào của người làm nghề giáo dục. Cái tự hào khi các lớp sinh viên tuần tự đi vào đời đầy tự tin, có năng lực và rất văn hóa.

Tất nhiên, rồi đây sẽ phải tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với nhà giáo, để các thầy, cô bớt đi gánh nặng lo toan, giữ và thực hiện tốt đạo làm thầy, để xã hội luôn dành cho họ sự tôn kính, không chỉ trong dịp 20.11.

- Xin cảm ơn Thầy!

Luật Nhà giáo cần thiết cho hành trình nghề nghiệp người thầy

Xây dựng và ban hành Luật Nhà giáo là mong muốn của phần lớn đội ngũ nhà giáo bởi khi ra đời không chỉ giải quyết những vấn đề bất cập mà còn giúp nhà giáo thêm hoàn thiện, chuẩn mực, được bảo vệ chặt chẽ trong xã hội.

Luật Nhà giáo cần thiết cho hành trình nghề nghiệp người thầy - Hình 1

Ảnh minh họa

Luật Nhà giáo - cần sớm ban hành

Theo PGS.TS Trần Thị Minh Hằng, Khoa tâm lý Giáo dục (Học viện Quản lý Giáo dục): Dù nghề giáo đã được đề cập trong một số điều khoản Luật Giáo dục, Luật giáo dục Đại học, Luật giáo dục nghề nghiệp, các hoạt động, chính sách của các chủ thể liên quan trong ngành giáo dục thuộc phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng bởi Luật Viên chức... song Nhà giáo là một chức danh nghề nghiệp và mỗi nghề có đặc trưng riêng, do đó cần sớm ban hành Luật Nhà giáo.

Theo quan điểm của PGS.TS Trần Thị Minh Hằng: Luật Nhà giáo sẽ là nền tảng để xây dựng môi trường văn hóa, giáo dục. Nếu không việc xây dựng môi trường văn hóa giáo dục trong bối cảnh hội nhập, đa văn hóa... dễ bị "nhiễu", không có chuẩn mực chung...

"Nâng cao chất lượng ngành giáo dục không đơn giản chỉ là đầu tư thật tốt cho chương trình. Bởi chương trình hiện đại, chất lượng, linh hoạt... đến thế nào thì việc thực hiện cũng bắt đầu từ đội ngũ nhà giáo. Vì vậy cần tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo thật chuẩn mực. Thầy cô chuẩn mực thì mới đào tạo ra học sinh chất lượng. Sự chuẩn mực của nhà giáo quan trọng, cần thiết, không thể thiếu trong xây dựng Luật Nhà giáo...", PGS.TS Trần Thị Minh Hằng khẳng định.

Đồng thời khẳng định Luật Nhà giáo được ban hành càng sớm càng tốt để người làm công tác giáo dục nắm chắc và thực hiện nghiêm túc, xem đây như cơ sở, nền tảng để phát triển văn hóa nhà trường. Nếu chỉ mỗi "hô hào" xây dựng văn hóa nhà trường thì không thể hiệu quả khi thiếu "chuẩn" chung được quy định trong Luật.

Hơn nữa, đội ngũ giáo viên đang làm việc trong ngành nghề mang tính đặc thù cao, không chỉ đòi hỏi tốt về chuyên môn, giỏi về kĩ năng mà phải có cả phẩm chất đạo đức, nhiệt huyết; tình yêu nghề yêu trò; Sản phẩm của nhà giáo là thế hệ tương lai đất nước... Do đó xây dựng và ban hành Luật Nhà giáo sớm bao nhiêu tốt bấy nhiêu.

Cô Hoàng Thị Hồng Hạnh, Tổ trưởng tổ cốt cán môn GDCD tỉnh Lào Cai, giáo viên Trường THPT số 1 huyện Văn Bàn (Văn Bàn, Lào Cai) cũng đồng quan điểm với nhiều đồng nghiệp nên sớm ban hành Luật Nhà giáo.

Luật Nhà giáo cần thiết cho hành trình nghề nghiệp người thầy - Hình 2

Đội ngũ nhà giáo mong muốn Luật Nhà giáo sớm được ban hành

Cô Hạnh bày tỏ quan điểm: "Nói tới Luật nhiều người nghĩ bị quản lý, soi xét. Nhưng ngược lại có Luật Nhà giáo thì đội ngũ giáo viên sẽ được bảo vệ bằng những quy định cụ thể của pháp luật. Tránh được việc người thầy bị đối xử tiêu cực, thiếu tôn trọng, vi phạm pháp luật; bị học sinh, phụ huynh, xã hội, lên án "vô lý", trở thành tâm điểm hứng chịu búa rìu dư luận dù sự việc rất nhỏ...

Mặt khác, theo cô Hạnh trong Luật nhà giáo chắc chắn sẽ quy định về quyền nhà giáo được phép bên cạnh nghĩa vụ phải làm. Nên với những nhà giáo nhân danh nhà giáo, tự cho mình quyền vượt mức, có hành động, cử chỉ, việc làm, thái độ... không tốt với học sinh sẽ phải nhìn vào Luật Nhà giáo để kiềm chế, điều chỉnh bản thân, tìm ra cách ứng xử phù hợp, đúng đắn nhất.

Xây dựng cơ chế đặc thù trong Luật nhà giáo

PGS.TS Trần Thị Minh Hằng (Học viện Quản lý Giáo dục) cho rằng Luật Nhà giáo khi ban hành cần thể chế hóa hành vi, thái độ, giao tiếp ứng xử... mà nhà giáo được và không được làm. Những điều không được cần cụ thể hóa về mức độ vi phạm ra sao?, chịu hình thức kỷ luật của Luật thế nào?... Ví như: Khi giáo viên giao tiếp, ứng xử với học sinh, phụ huynh cần quy định rõ chuẩn mực, mức độ phù hợp...

Cô Hoàng Thị Hồng Hạnh, Trường THPT số 1 huyện Văn Bàn (Văn Bàn, Lào Cai) chỉ ra: Trong nhiều gia đình, bố mẹ mắng chửi con, gây áp lực dẫn tới hậu quả tinh thần, từ đó trẻ có hành động tiêu cực hủy hoại bản thân... nhưng chưa bị đưa ra pháp luật xử lý dù vi phạm pháp luật.

Còn với nhà giáo khi lên lớp (đều hướng tới mục tiêu sau cùng là giáo dục, dạy bảo học sinh) nhưng đôi khi vì mong muốn học sinh tốt hơn mà có những lời nói, hành động chưa thấu đáo, chưa lường hết hậu quả, hoặc không mong muốn vẫn để lại hậu quả... thì bị gia đình, xã hội, dự luận lên án và chịu sự xử lý nghiêm minh của pháp luật.

Với đặc thù nghề nghiệp rõ nét, nghề giáo cần có cơ chế đặc thù riêng trong việc xử lý tình huống, sự việc không quá nghiêm trọng, ảnh hưởng trong Luật Nhà giáo. Nếu chỉ vì một số ít hành vi, lời nói (chưa dẫn tới tổn hại nặng nề) của giáo viên trong bối cảnh, môi trường đặc thù mà đưa ra phán xét, xử lý theo quy chuẩn, quy định chung thì vô hình chung sẽ triệt tiêu nhiệt huyết giáo viên trong quá trình dạy học, rèn rũa học sinh.

Và hơn thế, hoàn toàn có thể "đẩy" thầy cô khi lên lớp chỉ dạy kiến thức là chính, việc rèn giũa tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hóa cho học trò bị buông lỏng để đảm bảo an toàn bản thân, nghề nghiệp.

Luật Nhà giáo cần thiết cho hành trình nghề nghiệp người thầy - Hình 3

Cần cơ chế đặc thù đối với giáo viên khi xây dựng Luật Nhà giáo

Cô Nguyễn Thị Thuận, nguyên giáo viên THCS Giảng Võ (Ba Đình, Hà Nội) cũng cho rằng có nhiều vấn đề liên quan đến giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục nhưng nếu chỉ dừng lại ở Thông tư, nghị định và các văn bản khác thì chưa thể giải quyết hết. Hoặc nếu giải quyết được thì có thể xảy ra tình trạng chồng chéo giữa các văn bản. Có Luật Nhà giáo, sẽ giải quyết được những vướng mắc trên; đồng thời bảo đảm quyền lợi giáo viên.

Minh chứng về điều này: Giáo viên miền núi, dù dạy ở vùng I nhưng điều kiện còn nhiều vất vả, thiếu thốn chẳng khác gì giáo viên vùng khó, nhưng lại không được hưởng các chế độ chính sách ưu đãi...; khi Luật Nhà giáo ban hành với những quy định đặc thù, cơ chế khuyến khích, tạo động lực... sẽ trở thành hành lang pháp lý để giáo viên yên tâm công tác, cống hiến.

Trao đổi về vấn đề xây dựng Luật Nhà giáo, ông Đặng Tự Ân, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học đã đề xuất khung chính sách khi xây dựng Luật Nhà giáo.

Cần tạo chính sách đặc thù cho đối tượng nhà giáo (công lập - tư thục); tách nhà giáo khỏi đối tượng công chức - viên chức và có chính sách phù hợp nghề nghiệp đặc thù; luật hóa các chính sách nhà giáo có tính đặc thù nghề nghiệp;

Tạo khung pháp lý cho phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục; hiệu lực pháp lý mạnh để thực hiện chế độ tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đãi ngộ và tôn vinh và nâng cao vị thế của nhà giáo.

Mặt khác, khung chính sách trong Luật Nhà giáo cần cụ thể: Vị trí vai trò,quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm nhà giáo; tuyển sinh, đào tạo để trở thành nhà giáo; tuyển dụng, sử dụng; Đãi ngộ, tôn vinh, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển chuyên môn nghề nghiệp nhà giáo...

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Danh tính các nạn nhân tử vong trong xe khách bị lật ở Phú YênDanh tính các nạn nhân tử vong trong xe khách bị lật ở Phú Yên
11:42:04 08/02/2025
Nóng: Tro cốt Từ Hy Viên bị phản đối đặt tại nhà, gia đình phải đưa ra quyết định an táng gây xót xaNóng: Tro cốt Từ Hy Viên bị phản đối đặt tại nhà, gia đình phải đưa ra quyết định an táng gây xót xa
10:15:34 08/02/2025
Clip kinh hoàng: Khoảnh khắc chiếc xe khách lật đổ trên đường vào nửa đêm khiến 29 người thương vong tại Phú YênClip kinh hoàng: Khoảnh khắc chiếc xe khách lật đổ trên đường vào nửa đêm khiến 29 người thương vong tại Phú Yên
12:27:51 08/02/2025
Chồng Hàn đăng ảnh kỷ niệm 3 năm ngày cưới Từ Hy Viên, cộng đồng mạng không cầm được nước mắtChồng Hàn đăng ảnh kỷ niệm 3 năm ngày cưới Từ Hy Viên, cộng đồng mạng không cầm được nước mắt
10:21:34 08/02/2025
Lật xe khách tại Phú Yên khiến 3 người chết, nhiều người bị thươngLật xe khách tại Phú Yên khiến 3 người chết, nhiều người bị thương
08:33:16 08/02/2025
Hoa hậu Kỳ Duyên đã căng: Phản pháo gắt khi bị đùa quá lố chuyện giới tínhHoa hậu Kỳ Duyên đã căng: Phản pháo gắt khi bị đùa quá lố chuyện giới tính
12:54:01 08/02/2025
Drama đảo chiều: Tình cũ tố Uông Tiểu Phi hủy hoại Từ Hy Viên bị chỉ trích tâm cơ, đạo đức giả, đột nhiên thay avatar đen trắng gây hoang mangDrama đảo chiều: Tình cũ tố Uông Tiểu Phi hủy hoại Từ Hy Viên bị chỉ trích tâm cơ, đạo đức giả, đột nhiên thay avatar đen trắng gây hoang mang
11:43:23 08/02/2025
Bức ảnh 400 nghìn lượt thích "vạch trần" bí mật của Sơn Tùng - Hải TúBức ảnh 400 nghìn lượt thích "vạch trần" bí mật của Sơn Tùng - Hải Tú
11:08:08 08/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Cha nghèo bán hết tài sản, vay mượn để con học ĐH, con ra trường lương tháng 2 triệu đồng: Sai lầm khiến nhiều phụ huynh giật mình

Cha nghèo bán hết tài sản, vay mượn để con học ĐH, con ra trường lương tháng 2 triệu đồng: Sai lầm khiến nhiều phụ huynh giật mình

Netizen

14:27:02 08/02/2025
Câu chuyện về người cha nghèo gắng sức cho con trai học đại học nhưng không thu về kết quả mong muốn gây chú ý trên mạng xã hội đất nước tỷ dân.
Sự thật đằng sau drama cướp hit hot nhất đầu năm

Sự thật đằng sau drama cướp hit hot nhất đầu năm

Nhạc việt

14:23:39 08/02/2025
Trước những tranh cãi, tối 7/2, nhạc sĩ OnlyC - người sản xuất Dù Cho Tận Thế cùng nhạc sĩ Nguyễn Phúc Thiện - cha đẻ ca khúc đã có bài đăng làm rõ tất cả.
Anh Trai vướng nghi ngờ học vấn nóng nhất hiện nay bị khui clip từ 7 năm trước, phơi bày luôn tính cách thật

Anh Trai vướng nghi ngờ học vấn nóng nhất hiện nay bị khui clip từ 7 năm trước, phơi bày luôn tính cách thật

Sao việt

14:15:46 08/02/2025
Mới đây, 1 bài viết nhận được sự quan tâm khi chia sẻ lại đoạn clip cũ của Hải Đăng Doo khi tham gia câu lạc bộ nghệ thuật vào tháng 9/2018.
Kinh hoàng vụ lật xe khách tại Phú Yên và lời kể của nạn nhân

Kinh hoàng vụ lật xe khách tại Phú Yên và lời kể của nạn nhân

Tin nổi bật

14:04:26 08/02/2025
Theo UBND TX.Sông Cầu (Phú Yên), vụ lật xe khách trên QL1A lúc rạng sáng 8.2 có 3 người chết, 26 người bị thương
Nhà mình lạ lắm - Tập 16: Thành giết Huân và Báo để bịt đầu mối

Nhà mình lạ lắm - Tập 16: Thành giết Huân và Báo để bịt đầu mối

Phim việt

13:57:19 08/02/2025
Thành cho rằng tất cả mọi người đang phản bội mình, kể cả Kim - người phụ nữ anh ta yêu. Giờ dây, Kim đã nhận ra mình chỉ là quân cờ trong mưu tính của Thành.
Tiền đạo Rashford chứng minh sai lầm của HLV Amorim

Tiền đạo Rashford chứng minh sai lầm của HLV Amorim

Sao thể thao

13:51:25 08/02/2025
HLV Unai Emery của Aston Villa cho biết tiền đạo Rashford có tiềm năng to lớn để khai thác và rất vui khi có anh, trong lúc ngôi sao 27 tuổi sẽ chứng minh sự ruồng bỏ của Amorim là sai.
Thí sinh 42 tuổi giành giải cao nhất tại "Vua tiếng Việt"

Thí sinh 42 tuổi giành giải cao nhất tại "Vua tiếng Việt"

Tv show

13:48:56 08/02/2025
Trong chương trình Vua tiếng Việt với chủ đề Nảy, phát sóng tối 7/2, chị Võ Thị Thu Hiền đã chiến thắng tại vòng 4 và nhận chiếc nhẫn thách đấu, ngồi lên chiếc ghế Vua của chương trình.
Hai đại tá Nga bị rơi khỏi cửa sổ trong cùng một ngày

Hai đại tá Nga bị rơi khỏi cửa sổ trong cùng một ngày

Thế giới

13:48:20 08/02/2025
Trong 2 vụ việc riêng rẽ xảy ra trong cùng một ngày, 2 đại tá Nga đều bị rơi khỏi cửa sổ và 1 người đã thiệt mạng, trong khi người còn lại bị thương.
Triệt phá đường dây vận chuyển ma túy từ Campuchia vào Việt Nam

Triệt phá đường dây vận chuyển ma túy từ Campuchia vào Việt Nam

Pháp luật

13:25:43 08/02/2025
Phương thức của đối tượng là ma túy được ngụy trang trong các hộp kem dưỡng thể, giao hàng qua các ứng dụng giao hàng công nghệ và hẹn địa điểm cho các tài xế giao hàng ở xa nơi sinh sống của đối tượng.
Đĩa chuối lột vỏ xuất hiện bí ẩn đều đặn mỗi tháng gây sốt

Đĩa chuối lột vỏ xuất hiện bí ẩn đều đặn mỗi tháng gây sốt

Lạ vui

12:15:04 08/02/2025
Một chiếc đĩa đựng khoảng 15-20 quả chuối đã bóc vỏ xuất hiện ở Beeston (Nottinghamshire, Anh) hàng tháng trong hơn một năm qua khiến cư dân địa phương bối rối.
Phân biệt cảm lạnh và cúm gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Phân biệt cảm lạnh và cúm gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Sức khỏe

11:49:06 08/02/2025
Cảm lạnh và cúm đều là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus gây ra nhưng khác nhau về triệu chứng, mức độ nghiêm trọng và thời gian kéo dài.