Chương trình Giáo dục mầm non mới: Định hướng đầu tiên là sự lương thiện
Bộ trưởng GD-ĐT yêu cầu các giá trị ở bậc học mầm non được định hướng ‘giản dị’, trong đó, đầu tiên phải là sự lương thiện của con người.
Tại hội thảo “Kinh nghiệm quốc gia và quốc tế xây dựng Chương trình Giáo dục mầm non” diễn ra ngày 17/10, GS Lê Anh Vinh – Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, Trưởng ban biên soạn Chương trình Giáo dục mầm non – đã thông tin về quan điểm, định hướng đổi mới chương trình giáo dục mầm non ở Việt Nam.
Ông Vinh cho hay, về kinh nghiệm quốc tế, các xu hướng mà các quốc gia triển khai là phổ cập giáo dục mẫu giáo cho trẻ 4-5 tuổi; việc đổi mới mang tính hệ thống, tiếp cận giá trị văn hóa – nhân văn; đổi mới kiểm tra, đánh giá; cho trẻ học ngôn ngữ sớm và làm quen với công nghệ, sử dụng công nghệ…
GS Lê Anh Vinh – Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, Trưởng ban biên soạn Chương trình Giáo dục mầm non – chia sẻ tại hội thảo.
Ông Vinh cho biết quan điểm để xây dựng Chương trình Giáo dục mầm non mới sẽ theo hướng tiếp cận năng lực, quan tâm đến phát triển toàn diện (tức là không chỉ quan tâm đến việc nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ mà quan tâm cả việc giáo dục trẻ), quan tâm đến đặc thù vùng miền và trao quyền triển khai chương trình giáo dục mầm non ở các địa phương.
“Chúng ta sẽ có những định hướng để xây dựng chương trình khung quốc gia, nhưng cũng sẽ giao nội dung để các địa phương có thể triển khai. Có thể nói, Chương trình Giáo dục mầm non mới sẽ mở hơn cả so với Chương trình Giáo dục phổ thông mới”, ông Vinh thông tin.
Chương trình Giáo dục mầm non mới được dự kiến sẽ chú trọng đến 4 phẩm chất: yêu thương, tôn trọng, trung thực, trách nhiệm.
Video đang HOT
“Ở bậc mầm non, chúng ta kỳ vọng ở trẻ có sự yêu thương bản thân, gia đình. Rồi tôn trọng, trung thực, trách nhiệm – đó là những bước ban đầu để làm nền tảng để trẻ có lòng yêu nước, nhân ái, trách nhiệm… ở những bậc học cao hơn”, ông Vinh nói.
Đồng thời, Chương trình Giáo dục mầm non mới sẽ chú trọng 5 năng lực chung gồm: giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, thích ứng, tự lực.
“Tự lực và thích ứng môi trường sẽ là điều để giúp sau này trẻ có khả năng tự chủ, tự học. Còn giao tiếp và hợp tác chắc chắn cần phải hình thành ngay từ sớm…”, ông Vinh nói.
Mô hình giáo dục mầm non mới được Ban biên soạn xây dựng bước đầu.
Theo ông Vinh, toàn bộ chương trình giáo dục mầm non mới chú trọng bảo đảm 4 nhóm quyền của trẻ em, gồm: Quyền được sống còn, Quyền được bảo vệ, Quyền được phát triển, Quyền tham gia.
Ông Vinh cũng nhấn mạnh 3 điểm mới nổi bật so với chương trình hiện hành là: Chương trình Giáo dục mầm non mới được xây dựng theo hướng tiếp cận năng lực và liên thông với Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 trong việc hình thành hệ giá trị con người Việt Nam; tiếp cận Quyền Trẻ em được khắc họa rõ nét hơn; trao quyền mạnh hơn cho các địa phương và nhà trường trong việc phát triển và thực hiện chương trình.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn lưu ý việc học tập kinh nghiệm của thế giới là rất quan trọng, song thiết kế chương trình phải phù hợp, khả thi triển khai thực tế của Việt Nam về điều kiện, mức sống, đội ngũ giáo viên… Ông Sơn yêu cầu có sự phân tích kỹ những đối tượng sẽ chuyển hóa, thực thi chương trình này trong thực tế với bối cảnh một vài năm tới.
Ông Sơn cũng đưa ra một số nguyên tắc khi xây dựng Chương trình mới như tính kế thừa, lấy nền tảng khoa học tâm lý học… Nhóm chuyên môn cần xem xét thật thấu đáo cách tiếp cận năng lực phù hợp với giáo dục mầm non.
“Bởi nếu không thận trọng sẽ có thể lại mang cách tiếp cận bậc phổ thông cho bậc học này”, ông Sơn nói.
Ông Sơn cũng cho rằng cần định hướng các giá trị ở bậc học mầm non theo hướng “giản dị”, trong đó, định hướng đầu tiên là sự lương thiện của con người.
“Vì đây là vấn đề hệ trọng, không được phép sai lầm, nên cần rút kinh nghiệm những giai đoạn trước. Việc khảo sát, thử nghiệm phải làm rất thấu đáo. Mục tiêu là có một chương trình giáo dục mầm non tốt, phù hợp với lứa tuổi và khả năng thực hiện. Tinh thần là dành tất cả những gì tốt nhất cho trẻ em, đồng thời chuẩn bị các điều kiện, cơ sở vật chất, giáo viên, tâm thế, truyền thông… để có thể có được kết quả tốt nhất”, ông Sơn nhấn mạnh.
Chương trình giáo dục mầm non mới theo hướng tiếp cận năng lực trẻ
Ngày 17/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội thảo 'Kinh nghiệm quốc gia và quốc tế về xây dựng chương trình giáo dục mầm non'.
Chương trình giáo dục mầm non mới có tính tiếp cận năng lực trẻ và liên thông với Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu khai mạc. Ảnh: Thế Đại.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn cho biết: "Năm 2009, Chương trình giáo dục mầm non đã được Bộ GD&ĐT ban hành và thực hiện trên toàn quốc. Hơn 10 năm qua, quá trình triển khai chương trình giáo dục mầm non đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo tiền đề cho giáo dục phổ thông đạt được những kết quả tốt".
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, trước yêu cầu cao hơn, xa hơn của quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, chương trình giáo dục mầm non đã tốt nhưng là chưa đủ làm tốt hơn nữa, do đó, khi bắt tay xây dựng chương trình giáo dục mầm non mới, Bộ GD&ĐT muốn lắng nghe kinh nghiệm từ thực tiễn, khuyến cáo của các chuyên gia để việc xây dựng sẽ đạt mục tiêu đặt ra.
Với tầm quan trọng của bậc học nền tảng, có vai trò quyết định trong hình thành nhân cách, thể chất của con người, với những thách thức khi triển khai xây dựng chương trình giáo dục mầm non mới như đòi hỏi tính liên ngành, tính tích hợp cao, Bộ trưởng mong rằng, sẽ tiếp thu được nhiều ý kiến từ hội thảo, qua đó có được những định hướng đúng đắn về xây dựng chương trình, tránh được nhiều nhất những sai lầm. Đảm bảo, chương trình vừa tiếp thu được kinh nghiệm của thế giới, khoa học của giáo dục mầm non, vừa phù hợp với thực tiễn văn hóa, phong tục, tập quán của người Việt Nam.
Quyền Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam ông Christophe Lemiere cho biết: "Theo nghiên cứu của chúng tôi, những quốc gia có sự đầu tư vào giáo dục mầm non, khi trưởng thành người dân có thu nhập cao hơn 30% so với thông thường. Đầu tư mầm non cũng giúp các bà mẹ dành thời gian nhiều hơn cho công việc, từ đó tăng nguồn thu nhập cho gia đình".
Nêu quan điểm về việc xây dựng chương trình giáo dục mầm non mới, GS.TS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam khẳng định: "Việc xây dựng chương trình giáo dục mầm non mới dựa trên nhiều căn cứ khoa học. Cụ thể, 60% kỹ năng của một công dân toàn cầu là có trước khi vào trường phổ thông. Minh chứng khoa học cũng cho thấy, những năm đầu đời của trẻ quyết định quan trọng trong những năm học phổ thông. Những năm học phổ thông của trẻ quyết định việc học suốt đời của các em".
Về những điểm mới trong chương trình giáo dục mầm non, GS.TS Lê Anh Vinh biết: "Chương trình được xây dựng theo hướng tiếp cận năng lực, trong đó coi "Năng lực là những gì trẻ em có thể làm được sau quá trình giáo dục". Chương trình mới lấy trẻ em làm trung tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của trẻ em phù hợp với lứa tuổi và đặc điểm, thiên hướng của từng em, phát triển tiềm năng sáng tạo của mỗi trẻ em với tư cách là chủ thể trong quan hệ với bản thân, với trẻ em khác, người lớn và thế giới xung quanh".
Ba điểm nổi bật của Chương trình giáo dục mầm non mới so với chương trình hiện hành chính là: Xây dựng chương trình tiếp cận năng lực; Có tính liên thông với Chương trình giáo dục phổ thông 2018; Trao quyền mạnh hơn cho địa phương trong việc thực hiện chương trình.
Bộ GD&ĐT sẽ đưa nội dung cảm xúc xã hội vào giáo dục mầm non; Trẻ học ngôn ngữ sớm, làm quen công nghệ và sử dụng công nghệ... Chương trình cũng nhấn mạnh vai trò của cộng đồng, gia đình, nhà trường. Đồng thời, nhấn mạnh chất lượng đội ngũ, tập huấn giáo viên là điều rất quan trọng.
GS.TS Lê Anh Vinh nhấn mạnh, để thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới thì phần hướng dẫn thực hiện vô cùng quan trọng và quyết định việc triển khai chương trình có thành công hay không. Vì thế, trong quá trình xây dựng chương trình, Bộ GD&ĐT rất cần được trao đổi, lắng nghe của các thầy cô.
Hơn 5,2 triệu trẻ mầm non được học 2 buổi/ngày Tại Hội thảo 'Kinh nghiệm quốc tế và quốc gia xây dựng chương trình giáo dục mầm non' do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức, báo cáo kết quả sau hơn 10 năm thực hiện cho thấy, đến nay Chương trình giáo dục mầm non đã được thực hiện ở 15.461 cơ sở, trong đó có 5.255.889 trẻ (99%) học...