Văn hóa phản biện
Văn hóa phản biện của người Việt đang có vấn đề. Điều này đã được cảnh báo từ lâu và càng lộ ra khi những tranh cãi xung quanh sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt 1 (bộ Cánh Diều) gây xôn xao dư luận.
Ảnh minh họa
Phản biện là nhân tố then chốt thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Bất kỳ quyết sách nào liên quan đến những vấn đề trọng đại của quốc gia, dân tộc đều cần tiếng nói phản biện của cộng đồng. Giáo dục cũng không ngoại lệ.
Khi công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nước nhà chỉ vừa mới khởi động với bộ SGK lớp 1, tiếng nói phản biện đúng đắn sẽ góp phần điều chỉnh và bổ sung những chỗ thiếu sót, hao hụt nhằm hướng đến tiếng nói chung về tư tưởng và hành động.
Video đang HOT
Tuy nhiên, điều mà dư luận chứng kiến lại là không ít câu từ phản biện theo kiểu “văn hóa chửi”, “tẩy chay cực đoan”. Bên cạnh đó là thái độ thiếu thiện chí của những người được góp ý – “cha đẻ” của bộ sách gây tranh cãi.
Quả thật, SGK Tiếng Việt 1 tồn tại quá nhiều “hạt sạn”, từ nội dung các câu chuyện được lược trích, hình ảnh minh họa, vốn từ địa phương sử dụng tùy tiện… Những góp ý thẳng thắn và gay gắt từ cộng đồng hướng về bộ sách chính là tiếng nói phản biện mạnh mẽ của những người tâm huyết muốn thúc đẩy chất lượng giáo dục nước nhà.
Nhưng xen lẫn trong những bình luận nhiệt tâm, khách quan và công bằng là vô số câu từ mạt sát, chửi rủa. Nhiều “anh hùng bàn phím” dù không đọc đến nội dung, không nắm rõ vấn đề cũng ra sức ném đá tập thể và tự cho mình cái quyền tẩy chay tất thảy, phủ nhận sạch trơn công sức của biết bao người.
Ở chiều ngược lại, chúng ta cũng nhìn nhận thái độ thiếu thiện chí của những người đã nhọc công gửi tâm huyết trong từng trang sách. Họ đều là những chuyên gia đầu ngành, nhà giáo, chuyên gia với hàng chục năm kinh nghiệm giáo dục thế hệ trẻ.
Vậy mà đối diện với dư luận, tiếc thay, họ lại khư khư giữ quan điểm cá nhân, các bên liên quan cứ liên tục đổ lỗi cho nhau giữa bộ phận biên soạn và thẩm định sách.
Trách nhiệm đối với nền giáo dục, trách nhiệm đối với thế hệ trẻ và trách nhiệm đối với chất lượng bộ sách cứ thế lơ lửng.
Văn hóa phản biện cần được xây dựng trên tinh thần đối thoại chứ không phải đối đầu. Người phản biện bình tĩnh để không rơi vào vòng xoáy đám đông và ý kiến phản biện cần được lắng nghe một cách trân trọng.
Cần Thơ: Chưa ghi nhận phản ánh về bộ sách Tiếng Việt lớp 1
Qua 3 tháng triển khai, Sở GD-ĐT Cần Thơ vẫn chưa nhận được phản ánh về việc gặp khó khăn trong dạy và học Tiếng Việt lớp 1, trong đó có sách Tiếng Việt Cánh Diều.
Chiều 3/12, tiếp tục ngày làm việc thứ hai kỳ họp thứ 19, HĐND thành phố Cần Thơ nhiệm kỳ 2016 - 2021 đã tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn.
Tại buổi chất vấn, vấn đề được đại biểu quan tâm là băn khoăn, lo lắng của các bậc phụ huynh khi có thông tin bộ sách Tiếng Việt lớp 1 Cánh Diều có nhiều lỗi. Trước vấn đề đang được dư luận quan tâm, đại biểu đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết định hướng chỉ đạo và giải pháp của Sở đối với bộ sách giáo khoa này.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Cần Thơ - bà Trần Hồng Thắm trả lời chất vấn
Trả lời câu hỏi của đại biểu, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Cần Thơ Trần Hồng Thắm cho biết, trong thực hiện Chương trình sách giáo khoa mới, Sở đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục, các trường tiểu học chọn sách giáo khoa đúng Thông tư 01 và trong thành phần chọn sách giáo khoa của các trường có đại diện phụ huynh tham gia. Sở Giáo dục cũng đã tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng bằng nhiều hình thức cho cán bộ quản lý, giáo viên lớp 1 các trường tiểu học. Tổ chức chuyên đề Dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo chương trình cấp thành phố, sau đó các đơn vị quận, huyện tổ chức chuyên đề này tại đơn vị mình.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Cần Thơ cho rằng, Sở đã định hướng cho các nhà trường chủ động thực hiện chương trình, tùy theo đối tượng học sinh, điều kiện địa phương mà giáo viên có thể thay đổi các ngữ liệu trong sách giáo khoa cho phù hợp địa phương nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu. Đối với việc chọn sách giáo khoa trên địa bàn Cần Thơ theo đúng quy định, thành phố đã chọn 5 bộ sách giáo khoa.
Bà Trần Hồng Thắm cho biết, Sở đã tổ chức nhiều đoàn kiểm tra khâu chuẩn bị, tổ chức dạy học tại các trường tiểu học và giao nhiệm vụ cho các Hiệu trưởng các trường tiểu học tiếp nhận, giải thích đến cha mẹ học sinh. Tuy nhiên, qua 3 tháng triển khai, Sở Giáo dục vẫn chưa nhận được phản ánh về việc gặp khó khăn trong dạy và học Tiếng Việt lớp 1, trong đó có sách Tiếng Việt Cánh Diều./.
Tiếng Việt 1 Cánh Diều nhiều sạn, nhưng vẫn nhẹ nhất so với các sách khác Để những bộ sách đầy sạn lọt vào nhà trường như thế này trước hết trách nhiệm lớn nhất thuộc về Hội đồng thẩm định quốc gia và Hội đồng thẩm định của nhà trường. Trước làn sóng chỉ trích những sai sót trong cuốn sách giáo khoa tiếng Việt Cánh Diều, không ít phụ huynh quê tôi đặt câu hỏi, sách sai...