Vaccine một liều tiêm Sputnik Light hiệu quả 93,5%
Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga (RDIF) ngày 18/8 công bố vaccine Covid-19 Sputnik Light, phiên bản một liều tiêm của Sputnik V, hiệu quả bảo vệ 93,5% khi sử dụng ở Paraguay.
Sputnik Light được phát triển bởi Viện Gamaleya, hiệu quả 79,4% khi được cấp phép lần đầu hồi tháng 5.
RDIF, trích dẫn dữ liệu từ Bộ Y tế Paraguay được thu thập trước ngày 30/7 năm nay, cho biết vaccine “chứng minh hiệu quả cao đối với hơn 320.000 người đã tiêm”.
Dữ liệu cũng chỉ ra rằng Sputnik Light có độ an toàn cao, không để lại tác dụng phụ nghiêm trọng. Theo tuyên bố của RDIF, hiện không xuất hiện trường hợp tử vong sau tiêm, không có các ca huyết khối tĩnh mạch não, hội chứng Guillain-Barre, tình trạng rò rỉ mao mạch hoặc viêm cơ tim. Đây là những phản ứng hiếm gặp sau khi tiêm vaccine AstraZeneca, Moderna, Pfizer hoặc Johnson & Johnson.
“Với cách tiếp cận thành công, hiệu quả tạo miễn dịch lâu dài và bền vững chống nCoV, RDIF đi đầu trong việc hợp tác với các nhà sản xuất vaccine để tiến hành nghiên cứu chung về việc kết hợp liều đầu vaccine Sputnik V với vaccine nước ngoài”, RDIF cho biết.
Video đang HOT
Thử nghiệm tiêm trộn Sputnik Light và AstraZeneca, diễn ra ở Azerbaijan, cho thấy vaccine an toàn, không phát hiện tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc ca nhiễm nCoV sau tiêm, RDIF tuyên bố.
Sputnik Light là vaccine chỉ cần một liều tiêm để phòng Covid-19. Các vaccine Covid-19 hiện nay trên thế giới đều là vaccine hai liều tiêm, khoảng cách tiêm giữa liều một và liều hai tùy nhà sản xuất, có thể từ 4 tuần đến 12 tuần.
Nhân viên y tế cầm một lọ vaccine Sputnik V ngừa Covid-19 tại Moskva, Nga, ngày 18/1. Ảnh: Reuters
Kirill Dmitriev, giám đốc RDIF, cho biết: “Vaccine Sputnik Light với cơ chế một liều cho phép giới chức Paraguay tăng tốc tiêm chủng và đẩy nhanh quá trình tạo miễn dịch cộng đồng ở nước này và nhiều quốc gia khác. Sputnik Light có độ an toàn cao, một trong những vaccine hiệu quả nhất so với nhiều loại hai liều”.
RDIF đã chuyển giao công nghệ và sản xuất 1,7 tỷ liều vaccine Sputnik V ở Ấn Độ, trong đó, khoảng 250 triệu liều dành cho nước này. Nếu Sputnik Light được chấp thuận ở Ấn Độ, số người được tiêm sẽ tăng gấp đôi.
Giống với Sputnik V, Sputnik Light dựa trên công nghệ vector. Cơ chế của nó là sử dụng virus vô hại đưa protein của nCoV vào tế bào người, giúp kích thích phản ứng của hệ miễn dịch. Vector là một virus thiếu đi đoạn gene giúp tái tổ hợp, tự nhân lên, được các nhà khoa học sử dụng để vận chuyển vật chất di truyền của một loại virus khác vào tế bào. Từ đó, hệ miễn dịch sẽ nhận biết mầm bệnh, sản sinh kháng thể hoặc tế bào T (tế bào miễn dịch) để tự bảo vệ.
Sputnik V là vaccine Covid-19 đầu tiên của Nga được nước này phê duyệt khi chưa qua các giai đoạn thử nghiệm lâm sàng, vào giữa năm ngoái.
Nga ủng hộ đối thoại toàn diện tại Afghanistan
Ngày 17/8, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết Moskva ủng hộ một cuộc đối thoại toàn diện tại Afghanistan trong bối cảnh lực lượng Taliban được cho là đang thành lập một chính phủ mới sau khi giành quyền kiểm soát nhiều vùng lãnh thổ của quốc gia này, trong đó có thủ đô Kabul.
Các tay súng Taliban gác tại thủ đô Kabul, Afghanistan, ngày 16/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Kênh truyền hình nhà nước Nga dẫn phát biểu của ông Lavrov cho biết Moskva ủng hộ bắt đầu cuộc đối thoại quốc gia toàn diện với sự tham dự của tất cả các đảng phái chính trị, sắc tộc và các nhóm tôn giáo ở quốc gia này.
Trong khi đó, hãng tin Sputnik đưa tin Ngoại trưởng Sergey Lavrov khẳng định nước này ủng hộ lời kêu gọi của cựu Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai về việc bắt đầu một cuộc đối thoại toàn diện, coi đây là biện pháp duy nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng.
Phát biểu tại Đại học liên bang Immanuel Kant Baltic, ông Lavrov cho biết Nga ủng hộ bắt đầu cuộc đối thoại với sự tham gia của người Uzbekistan, Hazaras, Tajiks và các nhóm dân tộc thiểu số và tôn giáo khác và coi đây là lựa chọn duy nhất.
Nga cũng hoan nghênh dấu hiệu tích cực khi tại Kabul, Taliban đã đưa ra những lời đảm bảo đầu tiên và thể hiện tinh thần sẵn sàng tôn trọng ý kiến của các bên khác. Ngoại trưởng Lavrov đặc biệt hoan nghênh việc Taliban thể hiện sẵn sàng thảo luận về một chính phủ không chỉ có lực lượng này mà còn có cả sự tham gia của các đại diện khác.
Trước đó, ngày 16/8, Nga thông báo sẽ không vội vàng đưa ra quyết định về việc có công nhận chính phủ do Taliban thành lập hay không. Theo Ngoại trưởng Lavrov, quyết định này sẽ được đưa ra dựa trên đánh giá về việc ban điều hành mới sẽ thể hiện trách nhiệm ra sao. Ông Lavrov cũng khẳng định Nga không liên lạc với các nhóm khủng bố ở Afghanistan, như Al-Qaeda, tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" IS tự xưng, tuy nhiên lực lượng Taliban có một văn phòng chính trị được công nhận. Trong những năm gần đây, Nga từng tiếp đón các đại diện của Taliban đến thăm Moskva một vài lần. Hiện Nga cũng đang theo dõi chặt chẽ tình hình tại Afghanistan có ảnh hưởng đến các quốc gia Trung Á thuộc LB Xô Viết cũ hay không. Nga vẫn duy trì các căn cứ quân sự tại một số quốc gia Trung Á có biên giới với Afghanistan.
Hiện cộng đồng quốc tế vẫn đang theo dõi sát sao tình hình tại Afghanistan. Phát biểu sau cuộc họp với đại diện văn phòng chính trị Taliban ở Doha, Ngoại trưởng Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman Al-Thani đã kêu gọi Taliban đảm bảo người dân Afghanistan được bảo vệ. Bộ Ngoại giao Qatar cho biết tại cuộc gặp, 2 bên đã đánh giá các diễn biến an ninh và chính trị mới nhất tại Afghanistan, nhấn mạnh mục tiêu bảo vệ người dân, tăng cường các nỗ lực cần thiết để hòa giải dân tộc, hướng đến một giải pháp ổn định chính trị toàn diện và chuyển giao quyền lực trong hòa bình. Qatar đóng vai trò trung gian tổ chức các cuộc họp trực tiếp và trực tuyến giữa Taliban và chính quyền Kabul trong nhiều tháng qua nhằm tìm kiếm thỏa thuận hòa bình Afghanistan thông qua đối thoại. Tuy nhiên, những nỗ lực này chưa mang lại kết quả, Taliban đã tiến vào thủ đô Kabul.
Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide ngày 17/8 khẳng định nước này sẽ phối hợp chặt chẽ với đồng minh quân sự Mỹ trong phản ứng về tình hình tại quốc gia Tây Nam Á. Phát biểu với các phóng viên tại cuộc họp báo ở Tokyo, ông Suga cũng cho biết Nhật Bản ưu tiên đảm bảo an toàn cho người dân nước này ở Afghanistan.
Nga-Trung cùng tập trận nhưng mục tiêu lại khác biệt Chiến đấu cơ gầm rú trên bầu trời và pháo nổ đỏ lửa ở miền Bắc Trung Quốc ngày 13/8 khi 10.000 quân nhân Trung Quốc và binh sĩ Nga tập trận bắn đạn thật trong sự kiện kéo dài 1 tuần được hai quốc gia coi là tầm cao mới trong quan hệ quân sự song phương. Binh sĩ tham gia tập...