Vaccine Covid-19 có ảnh hưởng đến điều trị ung thư?
Dù nằm trong nhóm đối tượng ưu tiên, nhiều người bệnh ung thư lo lắng tiêm vaccine Covid-19 có thể ảnh hưởng hoặc giảm hiệu quả điều trị.
Ngày 24/2 vừa qua, lô vaccine Covid-19 đầu tiên đã về đến Việt Nam. Bộ Y tế đã công bố 11 nhóm đối tượng tiêm vaccine Covid-19 sắp xếp theo mức độ ưu tiên trong bối cảnh nguồn cung vaccine còn hạn chế. Đáng chú ý, những người mắc bệnh mạn tính nằm trong 11 nhóm này.
Ung thư cũng được xét là một dạng bệnh mạn tính. Theo GLOBOCAN 2020, mỗi năm Việt Nam ước tính có hơn 182.000 ca ung thư mới mắc, hơn 122.000 ca tử vong và khoảng hơn 353.000 người đang sống chung với bệnh.
Do đó, nhiều người bệnh ung thư đang rất quan tâm, lo lắng đến nguy cơ mắc Covid-19. Nhiều câu hỏi cũng được đặt ra như việc chỉ định tiêm vaccine Covid-19 trên bệnh nhân ung thư như thế nào, liệu tiêm vaccine trong khi điều trị hóa chất, nội tiết, thuốc điều trị đích, thuốc miễn dịch có đem lại kết quả phòng bệnh Covid-19 không, liệu tiêm vaccine Covid-19 có ảnh hưởng đến quá trình điều trị ung thư hay không.
Vaccine Astra Zeneca được chủng ngừa Covid-19 cho nhóm đối tượng từ 18 tuổi trở lên. Loại vaccine này giúp hệ miễn dịch của người được tiêm chủng có khả năng nhận biết và tiêu diệt virus SARS-CoV-2. Nguyên nhân là vaccine chứa một loại virus gây cảm lạnh thông thường đã biến đổi gen. Công nghệ virus biến đổi này từng được thử nghiệm và ứng dụng thành công trong việc tạo ra vaccine cho các bệnh lý khác.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Tiến Quang khẳng định chưa có dữ liệu nào cho thấy vaccine Covid-19 không hiệu quả và thiếu an toàn trên bệnh nhân ung thư. Ảnh: BVCC.
Dựa trên kết quả nghiên cứu lâm sàng và an toàn trên dân số chung, vaccine Astra Zeneca có hiệu lực bảo vệ trước tác nhân gây bệnh Covid-19 từ 62% đến 90%. Theo tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Tiến Quang, Bệnh viện K (Hà Nội), đến nay, chưa có dữ liệu nào cho thấy vaccine Covid-19 không hiệu quả và thiếu an toàn trên bệnh nhân ung thư.
Bệnh nhân ung thư có được tiêm vaccine Covid-19 không?
Video đang HOT
Bệnh nhân ung thư có hệ thống miễn dịch suy giảm, tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe cũng kém hơn do ảnh hưởng của bệnh cũng như các phương pháp điều trị tích cực. Do vậy, bệnh nhân ung thư cũng như các bệnh lý nền khác, nằm trong nhóm khuyến cáo tiêm phòng Covid-19.
Các chuyên gia từng đưa ra giả thuyết hiệu quả của vaccine Covid-19 có thể giảm ở bệnh nhân bị ức chế, suy giảm miễn dịch. Tuy nhiên, việc được tiêm vaccine có thể làm giảm nhẹ triệu chứng hoặc mức độ nghiêm trọng của bệnh nếu mắc Covid-19.
Bệnh nhân ung thư đang điều trị có nên tiêm vaccine Covid-19 không ?
“Bệnh nhân ung thư đang điều trị có thể được tiêm vaccine Covid-19. Tuy nhiên, chúng ta cần đảm bảo người bệnh không có chống chỉ định hay dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc. Ngoài ra, tiêm phòng không ảnh hưởng đến liệu trình điều trị ung thư cũng như giảm hiệu quả của vaccine”, TS Quang cho biết.
Với những bệnh nhân hóa trị theo phác đồ đa thuốc, liều cao hoặc ghép tế bào gốc tạo máu, các bác sĩ khuyến cáo nên trì hoãn tiêm chủng vaccine Covid-19. Nguyên nhân là dữ liệu cho thấy hầu hết loại vaccine chủng ngừa có hiệu quả hạn chế trong thời gian bệnh nhân bị ức chế miễn dịch nhiều nhất.
Bệnh nhân đang điều trị corticorsteroid (một liệu pháp ức chế miễn dịch) có thể làm giảm hiệu quả của vaccine Covid-19. Do vậy, bệnh nhân cần thảo luận với bác sĩ điều trị về thời gian phù hợp để tiêm vaccine.
Các bệnh nhân ung thư nằm trong nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm vaccine Covid-19. Ảnh: BVCC.
Nhìn chung, các bác sĩ sẽ cân nhắc tình hình dịch bệnh tại mỗi địa phương, tình trạng bệnh ung thư và ảnh hưởng của việc tạm ngừng phương pháp điều trị ung thư trên từng người bệnh cụ thể, từ đó quyết định tiêm vaccine ngay hay trì hoãn.
Các bệnh nhân đang sử dụng một số loại thuốc nội tiết như tamoxifen, anastrozol, letrozol, exemestane, thuốc đồng vận LHRH, các thuốc kháng androgen…, trong ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, có thể tiêm phòng vaccine Covid-19 và không ảnh hưởng đến hiệu lực của chúng.
Tất cả bệnh nhân ung thư có tiền sử dị ứng, sốc phản vệ với các thuốc điều trị ung thư cần tham khảo chuyên gia dị ứng về việc tiêm vaccine Covid-19. Trong khi đó, bệnh nhân ung thư đang xạ trị có thể tiêm vaccine sớm mà không cần tạm ngừng quá trình xạ trị.
Do tiêm vaccine có thể gây sốt trong vòng 24-48h đầu, bệnh nhân phẫu thuật liên quan ung thư tốt nhất nên tiêm vaccine vài ngày trước khi phẫu thuật. Ngoài ra, bệnh nhân có chỉ định cắt lách nên lên kế hoạch tiêm vaccine mũi đầu tiên ít nhất 2 tuần trước khi cắt nếu có thể.
TS Quang cũng khuyến cáo bệnh nhân ung thư vú đang có kế hoạch phẫu thuật tuyến vú và vét hạch nách nên tiêm vaccine ở tay đối diện. Nguyên nhân là sau khi tiêm vaccine, bệnh nhân có thể xuất hiện phản ứng tại hạch.
Bệnh nhân ung thư đã kết thúc điều trị có nên tiêm vaccine Covid-19 không?
“Đến thời điểm này, bệnh nhân ung thư đã kết thúc điều trị và đang theo dõi định kỳ có thể được tiêm vaccine Covid-19. Trừ trường hợp người bệnh có chống chỉ định hay dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc”, TS Quang khẳng định.
Tại Việt Nam, vaccine phòng Covid-19 của Astra Zeneca được chỉ định tiêm phòng cho những người từ 18 tuổi trở lên. Lịch tiêm gồm 2 mũi: Mũi 1 vào lần đầu tiên tiêm và mũi 2 sau mũi đầu tiên 4-12 tuần.
Đến nay chưa có vaccine nào được chứng minh hiệu quả tuyệt đối. Do vậy, dù đã được tiêm vaccine Covid-19, người bệnh ung thư vẫn phải thực hiện nghiêm ngặt các nguyên tắc phòng, chống Covid-19 được khuyến cáo tại mỗi thời điểm của dịch.
Nhận biết và xử trí hội chứng bàn tay - bàn chân trong điều trị ung thư
Sau khi sử dụng thuốc điều trị đích, có thể bạn sẽ thấy xuất hiện một số phản ứng da bàn tay bàn chân.
Theo các bác sĩ Bệnh viện K, hội chứng bàn tay chân là phản ứng da ở lòng bàn tay và gan bàn chân do tác dụng phụ của thuốc điều trị ung thư. Tác dụng phụ trên da cũng có thể gặp ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể, đặc biệt những vùng thường xuyên chịu ma sát như do quần áo siết chặt. Triệu chứng có thể là sưng, mẩn đỏ, ngứa, nặng nhất là khô rát, bong tróc lớp da bên ngoài và lở loét, khiến người bệnh không thể thực hiện được các hoạt động thường ngày.
Sau khi sử dụng thuốc điều trị đích, có thể bạn sẽ xuất hiện một số phản ứng da bàn tay bàn chân như: đỏ da, cảm giác tê bì, kiến bò, hay kim châm; tăng nhạy cảm da, đặc biệt khi chạm vào chỗ nóng; hoặc nặng hơn, như: da sưng đỏ, cảm giác đau rát; hình thành vùng da cứng hoặc chai sần; xuất hiện bọng nước; khô và nẻ da.
Thường dấu hiệu này sẽ xảy ra ở giai đoạn sớm trong 4 tuần đầu điều trị, đa số gặp ngay trong 2 tuần đầu và giảm dần theo thời gian. Do đó, bạn nên thông tin cho bác sĩ điều trị vì có thể bạn sẽ cần điều chỉnh liều thuốc hoặc tạm ngưng điều trị để cải thiện triệu chứng.
Lời khuyên cho bệnh nhân trước khi bắt đầu điều trị hoặc ngay khi có triệu chứng thì nên thực hiện một số biện pháp như bôi kem theo chỉ định của bác sĩ vào phần da có hiện tượng bất thường; kiểm soát các vết chai ở da; sử dụng đệm lót nếu cần... giúp phòng ngừa hoặc làm giảm độ nặng phản ứng da bàn tay bàn chân.
Ngoài ra, người bệnh nên mặc quần áo, đi giày dép thông thoáng, không nên mặc đồ, đi dép quá chặt. Tránh tiếp xúc lâu với nước nóng và ánh nắng mặt trời. Tránh đeo găng tay cao su vì găng giữ nhiệt lâu tại lòng bàn tay. Tránh các hoạt động tạo áp lực lên lòng bàn tay/chân như: nhảy, đi bộ nhiều, tập aerobics... Tránh sử dụng các dụng cụ phải cầm nắm chặt như: dụng cụ làm vườn, dao chặt làm bếp... Tránh tiếp xúc xà phòng, các chất tẩy rửa.
Để dự phòng hội chứng bàn tay, chân, trước 1 ngày điều và 3 - 5 ngày sau điều trị, bệnh nhân nên tránh tiếp xúc lâu với nước nóng và ánh nắng mặt trời. Tránh đeo găng tay cao su ( như rửa bát ) vì găng giữ nhiệt lâu tại lòng bàn tay. Tránh các hoạt động tạo áp lực lên lòng bàn tay/chân như nhảy, đi bộ nhiều, tập aerobics... hay tránh sử dụng các dụng cụ phải cầm nắm chặt như dụng cụ làm vườn, dao chặt làm bếp...
Hội chứng bàn tay chân không có phương thức điều trị đặc hiệu. Có một số phương pháp có thể kiểm soát giảm nhẹ phần nào tác dụng phụ này như dùng túi đá chườm mát lòng bàn tay/chân nhiều lần, mỗi lần 15 - 20 phút hay dùng các kem dưỡng ẩm (lưu ý tránh chà sát mạnh) như kem Aveeno, Lubriderm... vitamin B6 cũng có thể có hiệu quả dự phòng và kiểm soát.
Đừng nghĩ ung thư là "án tử" Không ít bệnh nhân ung thư đang tin vào những cách thức điều trị chưa có cơ sở khoa học, như: Nhịn ăn bỏ đói tế bào ung thư, thực dưỡng, nói không với phẫu thuật, xạ trị... Đây là những quan niệm sai lầm, khiến người bệnh mất đi "thời gian vàng" trong điều trị, thậm chí phải trả giá đắt bằng...