‘Vắc xin tinh thần’: Giúp học sinh, sinh viên chủ động học tập trong mùa dịch
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, chương trình “Vắc xin tinh thần” Trường ĐH KHXH&NV-ĐHQG-HCM tiếp tục đồng hành và giúp các bạn học sinh, sinh viên giải quyết những khó khăn tâm lý và chủ động trong việc học tập online để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Trong livestream chia sẻ về chủ đề: “Vắc xin tinh thần cho học sinh, sinh viên: Học tập chủ động trong thời kỳ COVID-19″, Tiến Sĩ Tâm lý Tô Nhi A – Giảng viên, Ủy viên Hội đồng khoa học Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP. HCM cho rằng: Học sinh, sinh viên phải nhìn ra được bản chất khó khăn của mình nằm ở đâu khi học online thì mới có thể tìm được giải pháp tương đồng với nguyên nhân, từ đó họ có thể xử lý câu chuyện học online một cách hiệu quả.
Tâm thế luôn sẵn sàng
Giãn cách xã hội kéo dài tại nhiều tỉnh thành, các bạn học sinh, sinh viên phải chuyển sang hình thức học trực tuyến trong thời gian dài. Điều này dẫn đến việc các bạn chưa kịp thích nghi với hình thức giảng dạy mới. Từ đó, nhiều bạn cảm thấy mệt mỏi, thiếu chủ động trong việc học tập. Không ít bạn đã và đang đối mặc với chứng stress, trầm cảm, suy giảm trí nhớ,….và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tinh thần.
Tiến Sĩ Tâm lý Tô Nhi A cho biết, để việc học online đạt hiệu quả cần phải có một tâm thế luôn sẵn sàng. Nếu học sinh, sinh viên không sẵn sàng, chống đối ngay trong tiềm thức thì dù có điều kiện thuận lợi, việc học online sẽ không đạt được hiệu quả.
Webinar số 3 phát sóng với chủ đề: “Vắc xin tinh thần cho học sinh, sinh viên: học tập chủ động trong thời kỳ Covid-19″. Ảnh chụp màn hình
“Dịch bệnh kéo dài khiến việc học online bất lợi, bởi vì chúng ta chưa hoàn thiện hệ thống E – learning. Chúng ta chưa phổ cập cho nhau những kỹ năng làm việc trên nền tảng internet ngay từ khi các bạn học trung học phổ thông. Mặc dù, hoàn cảnh bất lợi sẽ tác động khá nhiều đến cách thức học và làm việc. Tuy nhiên, nếu như các bạn học sinh, sinh viên có tâm lý sẵn sàng thì sẽ sớm vượt qua khó khăn” – Tiến sĩ nói.
Để làm được điều đó các bạn học sinh, sinh viên phải đầu tư đủ lớn cho việc học online. Ví dụ như học cách dậy sớm, đọc thêm sách bên cạnh học online, chịu khó sử dụng thêm các nền tảng hỗ trợ trong các group chat làm việc nhóm với nhau để trao đổi thêm với giảng viên…Nếu các bạn học sinh, sinh viên đầu tư chưa đủ lớn thì khó có thể đạt được thành quả tốt trong việc học online.
Đừng quên mục tiêu của mình
Học sinh, sinh viên cần xác định được điểm đến của mình trong học tập. Điều này càng được quyết định rõ hơn trong việc học online. Học online ở nhà rất dễ mất tập trung bởi nhiều yếu tố nên càng phải bám lấy mục tiêu. Điều quan trọng nhất là đừng quên mục tiêu của mình. Không xác định được mục tiêu là một trong những lý do khiến các bạn hoang mang trong cách hành động. Việc nuôi dưỡng mục tiêu dài hạn, trung hạn, ngắn hạn vẫn là câu chuyện rất cũ nhưng chưa bao giờ không còn quan trọng.
Những phương pháp học tập các bạn học sinh, sinh viên nên lưu ý và ứng dụng trong quá trình học online. Ảnh chụp màn hình
Tiến sĩ khuyên nhủ, dù là học online các bạn cũng phải chuẩn bị kỹ càng để có một trạng thái tự tin nhất trước khi vào tiết học như vệ sinh cá nhân, mặc quần áo gọn gàng, tìm một chỗ ngồi lý tưởng. Trước khi học, nếu các bạn không sẵn sàng thì trong quá trình học sẽ không có bất cứ hoạt động tích cực nào diễn ra. Cho nên, quan trọng là phải có sự khởi đầu phấn khởi thì quá trình trong và sau khi học sẽ đem lại kết quả tích cực.
Ngoài ra, trong suốt quá trình học online, các bạn cần lưu ý rèn luyện kỹ năng sử dụng các thiết bị điện tử để có thể chủ động trên nền tảng internet, thành thạo công cụ tìm kiếm hay ứng dụng học tập…
Video đang HOT
Bên cạnh chuẩn bị một tâm thế sẵn sàng thì học sinh, sinh viên cần đến với việc học online trong tâm thế của một người cầm lái. Theo đó, học sinh, sinh viên phải xác định việc học là trách nhiệm của bản thân và cố gắng nỗ lực hết mình.
Các bạn cần chủ động thiết lập hợp lý thời gian biểu của mình và xem thời khóa biểu của nhà trường cung cấp là thông tin cộng vào. Thực tế, các bạn thường sử dụng thời khóa biểu của nhà trường như thông tin chính cho cuộc đời của mình vì thế dễ rơi vào trạng thái bị động. Ngoài thời khóa biểu của nhà trường, các bạn còn có quỹ thời gian riêng của mình cần được tận dụng một cách hiệu quả và khoa học, thì hầu như các bạn còn thờ ơ điều này.
“Các bạn phải chủ động với việc lên lên lịch, lộ trình làm việc hay tìm kiếm số điện thoại, email của thầy cô. Trong quá trình học online, nếu các bạn tiếp cận thầy cô bằng cái tâm trong sáng và sự cầu thị thì thầy cô sẽ rất sẵn lòng hỗ trợ các bạn” – Tiến sĩ nhắn nhủ.
7 Câu hỏi giúp các học sinh, sinh viên có một kế hoạch học online hiệu quả. – Ảnh chụp màn hình
Vắc xin tinh thần – Chương trình phi lợi nhuận được thực hiện bởi Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
Chương trình nhằm hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người dân trong bối cảnh đại dịch Covid- 19 tại TP. HCM.
Những chính sách giáo dục quan trọng có hiệu lực từ tháng 10
Trong tháng 10, một số chính sách quan trọng trong lĩnh vực giáo dục đào tạo sẽ chính thức có hiệu lực như thêm đối tượng học sinh, sinh viên được miễn học phí, sinh viên đại học được học trước chương trình thạc sĩ...
Ảnh minh họa
Thêm đối tượng được miễn học phí
Từ ngày 15/10, Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo chính thức có hiệu lực
Theo đó:
- Học phí với trẻ mầm non và học sinh phổ thông năm học 2022-2023 cao nhất là 650.000đ/tháng.
Từ năm học 2023-2024 trở đi, khung học phí được điều chỉnh theo tỷ lệ phù hợp với điều kiện kinh tế phù hợp của địa phương, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm, khả năng chi trả của người dân nhưng không quá 7,5%/năm.
- Học phí giáo dục đại học công lập: Mức trần học phí năm học 2021 - 2022 được áp dụng bằng mức trần học phí năm 2020 - 2021.
Từ năm học 2022-2023 đến năm học 2025-2026, các cơ sở đào tạo công lập sẽ quyết định học phí theo mức trần sau:
Học sinh được tăng mức hỗ trợ chi phí học tập: Theo Nghị định 81, các đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập sẽ được nhận mức hỗ trợ là 150.000 đồng/học sinh/tháng (tăng 50.000 đồng) để mua sách, vở và các đồ dùng học tập khác. Thời gian được hưởng theo thời gian học thực tế và không quá 9 tháng/năm học, được chi trả 2 lần trong năm vào đầu các học kỳ của năm học.
Thêm diện học sinh, sinh viên được miễn học phí: tại Điều 15, Nghị định 81/2021 đã bổ sung thêm các đối tượng sau được miễn học phí: Người học chương trình trung cấp, cao đẳng mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa; học sinh THCS ở thôn/bản đặc biệt khó khăn; người học các ngành, nghề chuyên môn đặc thù...
Các tỉnh được quyết định không thu học phí khi có dịch bệnh: Theo Điều 17 Nghị định 81, tùy theo mức độ và phạm vi thiệt hại, các địa phương được quyết định không thu học phí trong thời hạn nhất định đối với trẻ em mẫu giáo và học sinh phổ thông công lập, học viên giáo dục thường xuyên thuộc vùng bị thiên tai, dịch bệnh, vùng xảy ra các sự kiện bất khả kháng.
Những quy định mới về tuyển sinh và đào tạo thạc sĩ
Cũng từ ngày 15/10/2021, Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ sẽ có hiệu lực thi hành. Quy chế ban hành kèm Thông tư 23 áp dụng đối với các khóa trúng tuyển sau từ ngày 15/10/2021.
Theo Thông tư mới, việc tuyển sinh và đào tạo thạc sĩ sẽ có một số thay đổi so với quy định hiện hành.
- Nâng chuẩn đầu ra về ngoại ngữ: Theo Điều 12 Quy chế ban hành kèm Thông tư 23, để được xét tốt nghiệp thạc sĩ, học viên phải chứng minh chuẩn đầu ra ngoại ngữ bằng một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Quy chế trước đây quy định chuẩn đầu ra ngoại ngữ tối thiểu chỉ từ Bậc 3/6 trở lên.
- Các trường được tuyển sinh thạc sĩ online: Theo Quy chế mới quy định hai hình thức tuyển sinh thạc sĩ là trực tiếp và trực tuyến, trong đó các trường có thể tuyển sinh thạc sĩ bằng hình thức trực tuyến nếu bảo đảm chất lượng và có kết quả đánh giá tin cậy, công bằng như tuyển sinh trực tiếp.
Ở quy định trước, Bộ GD-ĐT chỉ cho phép các cơ sở đào tạo tuyển sinh thạc sĩ theo hình thức trực tiếp.
- Thêm hình thức đào tạo thạc sĩ vừa học vừa làm: Về hình thức đào tạo, Điều 3 Quy chế ban hành kèm Thông tư 23 bổ sung thêm hình thức vừa làm vừa học cho chương trình định hướng ứng dụng thay vì chỉ quy định hình thức đào tạo chính quy như trước đây.
Thời gian học tập chuẩn toàn khóa đối với hình thức đào tạo vừa làm vừa học sẽ dài hơn ít nhất 20% so với hình thức đào tạo chính quy của cùng chương trình đào tạo.
- Sinh viên đại học được học trước chương trình thạc sĩ: Quy định mới cho phép sinh viên đang học chương trình đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) có học lực khá trở lên và các điều kiện khác do cơ sở đào tạo quy định có thể được đăng ký học trước một số học phần của chương trình thạc sĩ tại cùng cơ sở đào tạo. Số tín chỉ được công nhận không vượt quá 15 tín chỉ.
- Không giới hạn số đợt tuyển sinh thạc sĩ trong năm: Quy chế tuyển sinh thạc sĩ mới nêu rõ, các cơ sở giáo dục có thể tổ chức tuyển sinh trình độ thạc sĩ một hoặc nhiều lần trong năm chứ không còn giới hạn tối đa 2 lần mỗi năm như quy định cũ.
Cơ sở đào tạo quyết định việc tuyển sinh khi đáp ứng đủ các điều kiện bảo đảm chất lượng thực hiện chương trình đào tạo thạc sĩ.
Thêm nhiều đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ
Thông tư 24/2021/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam sẽ có hiệu lực và áp dụng từ ngày 24/10/2021.
So với quy định cũ tại Thông tư 23 năm 2017, Bộ GD-ĐT đã bổ sung thêm một số đơn vị được tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ. Cụ thể:
- Đơn vị được tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo các định dạng đề thi từ bậc 1 đến bậc 6 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam bao gồm: Cơ sở giáo dục đại học có đào tạo ngành ngôn ngữ tiếng nước ngoài (thuộc nhóm ngành Ngôn ngữ và Văn hóa nước ngoài) hoặc sư phạm tiếng nước ngoài (thuộc nhóm ngành Đào tạo giáo viên); Đơn vị sự nghiệp được giao nhiệm vụ tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ.
- Đơn vị được tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo các định dạng đề thi từ bậc 1 đến bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (dành cho học sinh phổ thông) bao gồm: Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên; Trung tâm ngoại ngữ, trung tâm tin học - ngoại ngữ do Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc Giám đốc Sở GD-ĐT quyết định thành lập.
Ngoài ra, theo quy định tại Thông tư mới, từ ngày 1/7/2023 sẽ không còn hình thức thi trên giấy đối với các kỹ năng nghe, đọc, viết như hiện nay. Thay vào đó, tất cả các kỹ năng này sẽ đều được tổ chức thi trên máy vi tính.
Lùm xùm ứng xử thầy trò trong học trực tuyến: Bộ GD-ĐT nói gì? Bà Ngô Thị Minh, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, chia sẻ với phóng viên Thanh Niên xung quanh một số vụ việc lùm xùm trong ứng xử giữa giáo viên và người học trực tuyến thời gian qua, đồng thời nêu giải pháp để ngăn chặn tình trạng này. Thứ trưởng Ngô Thị Minh cho rằng đại dịch Covid-19 đã tác động nặng nề...