Ung thư ngày càng trẻ hóa, những lưu ý đặc biệt để phòng bệnh
Các chuyên gia cho rằng, cuộc sống càng phát triển, các bệnh không truyền nhiễm ngày càng gia tăng, trong đó ca mắc mới ung thư ngày càng trẻ hóa theo thời gian.
Nam bệnh nhân M.Đ.S (30 tuổi, ở Hà Giang) thường xuyên cảm thấy đau bụng nhưng chỉ nghĩ đơn giản là rối loạn tiêu hóa. Anh S. cũng không có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ với suy nghĩ chủ quan rằng “còn trẻ, làm gì có chuyện bị ung thư”.
Đến khi tình trạng đau bụng hạ vị xuất hiện nhiều, rối loạn phân (lúc lỏng, lúc táo), phân nhầy máu, sút cân, người mệt mỏi, anh mới đến một bệnh viện ở Phú Thọ thăm khám.
Kết quả anh được chẩn đoán mắc ung thư đại tràng Sigma. Người bệnh vô cùng sốc vì mới chỉ 30 tuổi, chưa lập gia đình. Anh còn quá trẻ và có lẽ chưa bao giờ nghĩ mình lại mắc ung thư sớm như vậy.
Đây là một trong những trường hợp phát hiện mắc ung thư khi tuổi đời còn trẻ. Theo các chuyên gia, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ mắc bệnh ung thư cao trên thế giới và xu hướng tuổi “trẻ hóa”.
Ngoài ung thư gan, phổi, đại trực tràng các bệnh viện tiếp nhận nhiều trường hợp ung thư vú ở tuổi thanh niên – bệnh trước đây thường gặp ở tuổi trung niên.
Chia sẻ với VietNamNet, PGS.TS Phạm Cẩm Phương – Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết, có thể do nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng ung thư xu hướng trẻ hóa.
Các yếu tố bao gồm lối sống lười vận động ảnh hưởng đến sức khỏe, chế độ ăn uống không lành mạnh (ít rau quả, nhiều đạm, nhiều muối…). Bên cạnh đó là các thói quen hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, lạm dụng chất kích thích…
” Hiện nay ô nhiễm môi trường sống cũng là một trong các nguyên nhân gia tăng tỷ lệ mắc ung thư ở người trẻ. Hơn nữa, nhờ trình độ y khoa phát triển, mức độ quan tâm đến sức khỏe của người dân tăng lên, có ý thức đi khám sàng lọc do đó nhiều trường hợp ung thư được phát hiện ở lứa tuổi trẻ hơn”, PGS.TS Phương lý giải.
Video đang HOT
Ngoài ra, tiếp xúc sớm với các tác nhân gây ung thư khiến cho tỷ lệ người trẻ mắc bệnh gia tăng.
Theo bác sĩ Hà Hải Nam – Phó Trưởng khoa Ngoại bụng I, Bệnh viện K, có ba tác nhân gây ung thư chính gồm tác nhân vật lý (tia bức xạ, ánh nắng mặt trời…); tác nhân hóa học (phẩm nhuộm…); tác nhân sinh học (vi khuẩn HP, viêm gan B…) có trong bia rượu, đồ ăn uống.
Lối sống lười vận động, ngồi văn phòng, lệ thuộc máy tính, điện thoại, đi ngủ muộn ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Chế độ ăn uống không lành mạnh ít rau quả, nhiều đạm, nhiều muối… Hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, lạm dụng chất kích thích… cũng là nguyên nhân khiến tỷ lệ người mắc bệnh ngày càng nhiều.
Để phòng ngừa, bác sĩ khuyến cáo giảm tất cả yếu tố nguy cơ. Ví dụ, gia đình có bố và anh trai của bố mắc ung thư đại tràng, dạ dày hoặc mẹ, dì hoặc bác gái mắc ung thư vú, bạn cần phải tầm soát sớm. Đây là nhóm có nguy cơ mắc ung thư cao hơn so với người khác.
Bệnh nhân ung thư đang được điều trị. (Ảnh minh họa)
Mốc thời điểm tầm soát ung thư là sau tuổi 30. Người béo phì có nguy cơ mắc các loại ung thư cao hơn người bình thường và là nguyên nhân dẫn tới khoảng 20% ung thư thực quản, dạ dày, đại trực tràng, gan, buồng trứng, ung thư vú sau mãn kinh…
Bác sĩ khuyến cáo giới trẻ cần có lối sống lành mạnh, tăng cường vận động và dinh dưỡng cân bằng. Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Hạn chế rượu bia, không hút thuốc lá cũng có thể giảm nguy cơ mắc bệnh.
Tránh ăn nhiều mỡ, gia vị hay thức ăn bị mốc; tăng cường hoa quả, rau và các loại vitamin. Tiêm vắc xin ngừa một số bệnh nhiễm trùng như viêm gan B, C và tiêm phòng HPV ngừa ung thư cổ tử cung.
Tương tự, PGS.TS Phạm Cẩm Phương cũng khuyến cáo, người dân cần thay đổi thói quen sống lành mạnh, lựa chọn thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc.
“Chúng ta cần tăng cường hoạt động thể dục thể thao. Đặc biệt, người dân cần có ý thức đi khám kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe”, chuyên gia cho biết.
Cảnh báo: Sử dụng đồ uống quá nóng làm tăng 90% nguy cơ bị mắc ung thư thực quản
Theo các nghiên cứu, việc sử dụng đồ uống với nhiệt độ quá nóng làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản, bất kể đó là đồ uống gì. Ung thư là một trong những căn bệnh đáng sợ nhất. Tuy nhiên, may mắn rằng, các nghiên cứu được thực hiện trong nhiều năm qua chỉ ra rằng, thay đổi thói quen sống có thể là yếu tố tiên quyết giúp bạn có thể thoát khỏi nguy cơ mắc căn bệnh chết người này.
Một trong những phát hiện nổi bật nhất được công bố trên Tạp chí Ung thư Quốc tế vào năm 2019. Nghiên cứu tại Iran cho thấy, đồ uống quá nóng có thể liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản lên đến 90%.
Ung thư thực quản là khi các tế bào bất thường trong ống dẫn thức ăn (thực quản) phát triển một cách mất kiểm soát. Theo Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Anh, nguy cơ phát triển ung thư thực quản sẽ tăng lên nếu bạn uống trà, cà phê hoặc đồ uống khác ở nhiệt độ cao.
Theo nghiên cứu, uống khoảng 700ml trà ở nhiệt độ 60C hoặc cao hơn "có liên quan nhất quán" đến việc tăng nguy cơ ung thư thực quản so với uống nước ở nhiệt độ thấp hơn.
Các nhà khoa học theo dõi thói quen uống rượu của 50.045 người từ 40 - 75 tuổi, sống ở phía đông bắc Iran. Khoảng 317 trường hợp ung thư mới đã được phát hiện trong thời gian theo dõi từ năm 2004 đến năm 2017.
Tác giả chính nghiên cứu, TS Farhad Islam, thuộc Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, khuyến cáo, nên đợi cho đến khi đồ uống nóng nguội bớt ở mức vừa phải rồi mới uống để đảm bảo sức khỏe.
" Nếu bạn để trà nguội một chút trước khi uống hoặc pha thêm sữa lạnh, bạn sẽ không lo tăng nguy cơ ung thư", TS Farhad cho biết.
Nghiên cứu lặp lại những phát hiện trước đây của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào năm 2016, cho biết đồ uống trên 65C là một yếu tố có thể gây ung thư. Nghiên cứu của WHO đã nghiên cứu trên loại trà mate - một loại trà truyền thống được uống rất nóng, chủ yếu ở Nam Mỹ, Châu Á và Châu Phi. Nghiên cứu này kết luận rằng, nhiệt độ của đồ uống quan trọng hơn bạn uống loại gì.
Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ ung thư thực quản có thể kể đến như:
Tuổi tác: Ung thư thực quản thường gặp ở những bệnh nhân lớn tuổi, phần lớn các bệnh nhân mắc bệnh ở tuổi 50, 60.Thừa cân hoặc béo phì: Thừa cân và béo phí làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.Hút thuốc hoặc sử dụng thuốc lá: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư thực quản cao hơn khoảng 8 - 10 lần so với người bình thường. Thời gian hút càng lâu, nguy cơ mắc bệnh càng lớn.Lạm dụng bia rượu: Vừa hút thuốc vừa uống nhiều loại đồ uống có cồn sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản.
Các biểu hiện của bệnh ung thư thực quản:
Nuốt nghẹn, khó nuốt, kể cả với thức ăn lỏngThường chảy nước bọt kèm theo hơi thở mùi hôi khó chịuỢ hơi, sặc khi ăn uốngGiảm cân rõ rệtSuy nhược cơ thể do không ăn và nuốt đượcThường xuyên bị đau lưng, phía sau xương ức hoặc hai xương bả vaiRát họng, ho kéo dài, thậm chí ho ra máuNôn và buồn nôn.
Các dấu hiệu khác có thể bắt gặp khi khối u phát triển đó là tức ngực nặng, cảm giác vướng vùng họng, khó thở, khạc đờm, khàn giọng,...
Khi có những bất thường xuất hiện, dù với nguy cơ ít hay nhiều, bạn đều nên đi khám để theo dõi càng sớm càng tốt.
Lý do những người 'khỏe mạnh' đột ngột bị ung thư Ung thư diễn biến âm thầm và có nhiều nguyên nhân phức tạp nên người trông có vẻ khỏe mạnh vẫn có nguy cơ mang mầm bệnh. " Bố tôi có sức khỏe tốt. Dù đã ngoài 70 tuổi nhưng ông ít khi phải đến bệnh viện và thường xuyên tập thể dục. Tháng trước, ông đi khám vì bị đau dạ dày...