Tỷ lệ nhiễm Covid-19 ở người đã tiêm 2 mũi vắc xin
Một nghiên cứu xác định nguy cơ nhiễm Covid-19 sau khi tiêm liều thứ hai vắc xin Pfizer.
Israel là một trong những quốc gia đầu tiên triển khai chiến dịch tiêm chủng Covid-19 quy mô lớn vào tháng 12/2020. Tuy nhiên, nước này đã chứng kiến dịch bùng phát trở lại từ tháng 6/2021.
Viện Nghiên cứu Dịch vụ Y tế Leumit ở Israel đã thống kê nguy cơ nhiễm Covid-19 ở những người đã tiêm 2 mũi vắc xin.
Các phát hiện xác nhận vắc xin Pfizer cung cấp khả năng miễn dịch ấn tượng trong những tuần đầu tiên sau khi tiêm chủng. Tuy nhiên, sự bảo vệ sẽ mất dần đối với một số cá nhân theo thời gian.
Ảnh minh họa: Coe
Trên khắp thế giới, các chiến dịch tiêm chủng Covid-19 quy mô lớn đang giúp kiểm soát sự lây lan của virus SARS-CoV-2. Nhưng ngay cả ở những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao, các ca nhiễm đột phát vẫn có thể xảy ra. Các nhà khoa học cho rằng lý do là khả năng miễn dịch mất dần theo thời gian.
Liên hệ khoảng thời gian đã trôi qua sau khi tiêm vắc xin và nguy cơ nhiễm bệnh có thể cung cấp manh mối quan trọng về sự cần thiết của liều tăng cường và thời điểm thích hợp để tiêm.
Video đang HOT
Các nhà khoa học xem xét hồ sơ sức khỏe của hơn 80.000 người trưởng thành (độ tuổi trung bình 44 tuổi) nhận được kết quả xét nghiệm PCR ít nhất 3 tuần sau khi tiêm liều thứ hai và không có bằng chứng nhiễm Covid-19 trước đó.
Tỷ lệ dương tính tăng lên theo thời gian kể từ khi dùng liều thứ hai:
21 ngày tới 3 tháng sau tiêm liều 2: 1,3% số người tham gia khảo sát dương tính
3-4 tháng: 2,4%
4-5 tháng ngày: 4,6%
5-6 tháng: 10,3%
Từ 6 tháng trở lên: 15,5%
Nhóm tác giả thừa nhận các phát hiện của họ bị giới hạn khi họ không thể loại trừ các yếu tố không thể đo lường như quy mô hộ gia đình, mật độ dân số hoặc chủng virus…
Tuy nhiên, đây là một nghiên cứu lớn, chi tiết ở những người tiêm cùng một loại vắc xin.
Do đó, họ đánh giá, ở những người được tiêm hai liều vắc xin Pfizer, khả năng bảo vệ dường như giảm theo thời gian và nguy cơ lây nhiễm đột phá tăng dần sau 3 tháng kể từ mũi tiêm thứ 2.
Các kết quả cho thấy ý nghĩa của việc cân nhắc tiêm liều vắc xin thứ ba.
Người dân sẽ mua thuốc chữa COVID-19 như mua thuốc cảm cúm?
Khi mà các thuốc kháng virus được sản xuất đại trà, ngành y tế sẽ tham mưu Chính phủ cho bán tại các nhà thuốc.
Như vậy trong tương lai, người dân có thể mua uống như thuốc cảm cúm bình thường.
Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng trả lời chất vấn - Ảnh: TỰ TRUNG
Trong phần chất vấn tại kỳ họp thứ 4, HĐND TP.HCM khóa X, đại biểu Đặng Quốc Toàn đặt câu hỏi khi nào thuốc điều trị COVID-19 được bán rộng rãi tại quầy thuốc, tạo sự chủ động cho bác sĩ, người dân?
Trao đổi vấn đề này, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng cho biết vắc xin và thuốc kháng virus Molnupiravir thời gian qua đã chứng minh được hiệu quả rõ rệt. Hiện nay có thêm thuốc điều trị Paxlovid do Pfizer sản xuất.
Theo ông Thượng, 2 công ty nắm bản quyền của hai loại thuốc này đã đồng ý nhượng bản quyền cho Việt Nam.
Vừa qua trong cuộc làm việc với Bộ trưởng Bộ Y tế có thông tin sắp tới Bộ Y tế sẽ cấp phép sản xuất trong nước. Hy vọng thời gian không xa, lượng thuốc điều trị sẽ phong phú, không khan hiếm như thời gian qua.
Bộ dự kiến khi các thuốc kháng virus được sản xuất đại trà, ngành y tế sẽ tham mưu Chính phủ cho bán tại các nhà thuốc. Như vậy trong tương lai, người dân có thể mua uống như thuốc trị cảm cúm bình thường.
Về thuốc Molnupiravir, ông Thượng cho biết TP vừa tiếp nhận bổ sung 25.000 liều trong ngày hôm qua và Sở Y tế đã phân bố ngay cho các địa phương. Tuy nhiên do số lượng còn hạn chế, TP xem xét ưu tiên cấp cho F0 thuộc nhóm nguy cơ.
Trước đó, ngày 6-12, Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam giao Bộ Y tế chủ động dự báo nhu cầu các loại thuốc điều trị COVID-19 cho cả nước, cần có đánh giá các loại thuốc kháng virus như Avigan, Molnupiravir, Paxlovid... để có phương án mua, sử dụng phù hợp.
Phó thủ tướng cũng giao Bộ Y tế khẩn trương nghiên cứu việc vận dụng tối đa quy định của pháp luật về thử nghiệm lâm sàng để có thể cấp phép lưu hành các thuốc mới điều trị COVID-19 nhanh hơn, đáp ứng yêu cầu cấp bách trong phòng chống dịch, trường hợp cần thiết báo cáo Chính phủ xem xét.
Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam nói gì về gia hạn sử dụng vaccine COVID-19 Pfizer? TS Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết: WHO đồng ý phê duyệt gia hạn sử dụng vào tháng 8/2021 và việc gia hạn sử dụng lên 9 tháng áp dụng với tất cả các loại vacine COVID-19 Pfizer được sản xuất kể từ khi được phê duyệt đầu tiên vào cuối tháng...