Tỷ lệ người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục tại Mỹ cao kỷ lục
Nhóm có nguy cơ mắc cao nhất là đồng tính nam, thanh niên trong độ tuổi 15-24 và dân tộc thiểu số, da màu.
Theo báo cáo đăng tải ngày 15/4 của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), tỷ lệ người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục của nước này đã đạt ở mức cao kỷ lục trong 6 năm liên tiếp. Từ năm 2015-2019, CDC phát hiện thêm gần 30% ca mắc mới.
Dữ liệu mới nhất ghi nhận 2,5 triệu người Mỹ đã nhiễm Chlamydia, lậu hoặc giang mai vào năm 2019. Thống kê sơ bộ vào năm 2020 cho thấy xu hướng người mắc những bệnh trên tiếp tục tăng nhanh. Dữ liệu từ CDC phát hiện dân tộc thiểu số, các nhóm chủng tộc, nam giới đồng tính, lưỡng tính và thanh niên là những người có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất.
Người da màu tại Mỹ có tỷ lệ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục cao hơn từ 5-8 lần so với nhóm da trắng. Trong khi đó, tỷ lệ mắc bệnh ở người gốc Tây Ban Nha cao hơn 1-2 lần với người da trắng.
Tại một số khu vực, tỷ lệ mắc bệnh lậu của người đồng tính, song tính cao hơn 42 lần mức trung bình ở nam giới dị tính. Nam giới đồng tính và song tính chiếm gần 50% số ca nhiễm giang mai nguyên phát và thứ phát.
Ở những thanh, thiếu niên (15-24 tuổi), các ca nhiễm Chlamydia và bệnh lậu tăng cao kỷ lục với lần lượt là 61% và 42%. Tỷ lệ trẻ sơ sinh bị giang mai tăng gấp 4 lần từ năm 2015 đến 2019.
Bàn tay của một bệnh nhân bị giang mai diễn biến nặng. Ảnh: Cancer Therapy Advisor.
Nhà nghiên cứu, tiến sĩ Raul Romaguera, quyền Giám đốc Trung tâm Bệnh lây truyền qua đường tình dục của CDC, cho biết: “Chưa đầy 20 năm trước, tỷ lệ người mắc bệnh lậu ở Mỹ được xếp vào mức thấp nhất lịch sử. Bệnh giang mai gần như đã được đẩy lùi và tiến bộ trong chẩn đoán Chlamydia giúp phát hiện bệnh nhiễm trùng dễ dàng hơn”.
Ông Raul nhấn mạnh việc các biện pháp phòng ngừa hiện đại đã giúp CDC phát hiện đáng kể và dự báo sự gia tăng của bệnh lây truyền qua đường tình dục, từ đó, giúp quốc gia này ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Tuy nhiên, dưới áp lực và những hệ lụy từ đại dịch Covid-19, các chuyên gia tại Mỹ lo ngại bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể tăng đột biến do người mắc không thể xét nghiệm, chẩn đoán.
Video đang HOT
Ông Raul cũng cho biết những thống kê nói trên của CDC là hồi chuông cảnh báo cho hệ thống y tế Mỹ và người dân. Các nhân viên y tế được chuyển sang tập trung đối phó với đại dịch Covid-19. Hệ thống y tế tại Mỹ quá tải khiến dịch vụ sàng lọc bệnh lây truyền qua đường tình dục thiếu trầm trọng. Điều này có thể gây hậu quả khôn lường, các ca mắc không được phát hiện và kiểm soát, nhất là khi bệnh nhân thường không có triệu chứng ở giai đoạn sớm.
Bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm. Nếu không được điều trị, nó có thể dẫn tới nguy cơ nhiễm HIV, đau vùng chậu mạn tính, viêm vùng chậu, vô sinh, biến chứng nặng khi mang thai, tử vong ở trẻ sơ sinh…
5 xét nghiệm sức khỏe cần làm trước khi kết hôn
Kiểm tra sức khỏe trước khi cưới sẽ giúp các cặp đôi yên tâm và được điều trị sớm nếu phát hiện vấn đề bất thường.
Để đảm bảo bạn và đối phương không mắc bất kỳ vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào, cả hai nên kiểm tra sức khỏe trước khi kết hôn. Đó cũng là sự tôn trọng lẫn nhau giữa các cặp đôi khi có thể cho người kia biết tình trạng sức khỏe của mình như thế nào.
Điều này cũng giúp bạn có thể được chăm sóc sức khỏe phù hợp hoặc kịp thời điều trị nếu phát hiện vấn đề bất thường. Dưới đây là 5 xét nghiệm phổ biến mà các cặp đôi nên thực hiện trước khi cưới.
HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs)
Loại xét nghiệm đầu tiên bạn cần thực hiện là HIV và các bệnh STDs như viêm gan B và C, lậu, giang mai... Thống kê cho thấy 50% thanh niên mắc một bệnh STDs nhưng không biết.
Những căn bệnh như viêm gan B và C, HIV sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian dài, vì vậy, người bệnh cần biết cách làm thế nào để kiểm soát tình trạng bệnh. Nếu không hay biết bản thân đã mắc bệnh, họ có thể vô tình truyền bệnh sang cho vợ/chồng sau khi kết hôn hay thậm chí là lây cho con sau này.
Các dạng bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như lậu, giang mai, mụn cóc, viêm âm đạo do vi khuẩn..., có thể điều trị nếu phát hiện sớm. Điều trị sớm những căn bệnh này có thể làm giảm nguy cơ sẩy thai và vô sinh trong khi bạn mang thai.
Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục là điều cần thiết phải làm trước khi kết hôn. Ảnh: Sticlinic.
Kiểm tra khả năng sinh sản
Theo India Times, việc xét nghiệm khả năng sinh sản là rất cần thiết cho tương lai của cặp đôi, đặc biệt với những người dự định sinh sớm.
Nếu có bất kỳ vấn đề nào phát sinh, cặp vợ chồng cũng có đủ thời gian để kiểm soát và điều trị bệnh kịp thời. Nếu sau khi kết hôn, chúng ta phát hiện ra một trong hai người không có khả năng sinh sản, có thể dẫn đến căng thẳng, cãi vã, áp lực về cảm xúc và gia đình. Những tác nhân này càng khiến các bạn khó có con, thậm chí gây vô sinh. Loại xét nghiệm này bao gồm:
- Nam giới: Xét nghiệm mẫu tinh dịch để kiểm tra chất lượng và số lượng tinh trùng, từ đó chẩn đoán khả năng sinh sản.
- Nữ giới: Xét nghiệm sự rụng trứng, nội tiết tố, siêu âm vùng chậu để kiểm tra khả năng làm mẹ.
Xét nghiệm gene di truyền
Khi biết rõ tiền sử bệnh tật của đối phương, bạn sẽ có sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn trước khi kết hôn. Xét nghiệm kiểm tra các dạng bệnh di truyền từ gene bố mẹ hoặc có khả năng di truyền cho thai nhi.
Những dạng bệnh di truyền bác sĩ có thể yêu cầu bạn kiểm tra là tiểu đường, ung thư, huyết áp cao, các vấn đề về cholesterol, gan, thận, tình trạng ruột hay bệnh thalassemia (bệnh thiếu máu di truyền).
Để phòng tránh biến chứng có thể gặp phải ở thai nhi và ngăn ngừa bệnh di truyền tiềm ẩn phát triển, bạn cần xét nghiệm gene. Việc biết rõ bản thân đang mắc dạng bệnh di truyền nào sẽ giúp bạn có những phương án phòng ngừa và điều trị bệnh phù hợp.
Các cặp đôi cần xét nghiệm khả năng sinh sản, độ tương thích nhóm máu với nhau để có kế hoạch mang thai hợp lý. Ảnh: Indiaexpress.
Xét nghiệm nhóm máu
Theo Huffington Post, đây là dạng xét nghiệm đơn giản và cần thiết. Việc biết rõ bản thân bạn và đối tượng kết hôn mang nhóm máu nào sẽ giúp bạn kiểm tra mức độ tương thích. Nhóm máu của bạn có thể là A, B, O hoặc AB nhưng có thành phần khác được gọi là yếu tố Rhesus (RH). Yếu tố RH là dương ( ) hoặc âm (-).
Nếu phụ nữ có RH- kết hôn với người có RH , 50% con của họ sẽ là . Trong trường hợp này, nhóm máu của người mẹ xung đột với con. Điều này có nghĩa là trong suốt thời kỳ mang thai, tế bào hồng cầu ở cơ thể người mẹ sẽ xâm nhập vào nhau thai hoặc thai nhi và sản sinh ra các kháng thể tấn công lại thai nhi.
Tình trạng này có thể dẫn đến chứng vàng da ở trẻ sau sinh. Đây cũng là một trong những tác nhân gây thai lưu, sẩy thai hoặc thậm chí là tổn thương trí não ở thai nhi.
Vì thế, để phòng tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra, việc hiểu rõ nhóm máu của bạn và bạn đời là rất cần thiết. Sau đó, bác sĩ có thể đưa ra phương án ngăn ngừa sự không tương thích RH trong suốt thời kỳ mang thai của người mẹ.
Tình trạng bệnh mạn tính
Các vấn đề sức khỏe di truyền có thể dễ dàng chuyển từ thế hệ này sang thế hệ khác. Do đó, điều quan trọng là hai bạn phải đi xét nghiệm các tình trạng bệnh mạn tính trước khi quá muộn. Một số bệnh bao gồm ung thư vú, ung thư ruột kết, bệnh thận và tiểu đường.
Chẩn đoán kịp thời cũng có thể giúp điều trị sớm cho những tình trạng bệnh lý này trước khi chúng đe dọa tính mạng của bạn. Việc kiểm tra sớm các bệnh mạn tính cũng giúp các cặp vợ chồng thay đổi lối sống cần thiết và phù hợp với nhau.
Giang mai - "Bạn đồng hành" của HIV Giang mai la một bênh lây truyên qua đương tinh duc, tương tự như HIV nhưng nó co thê chưa khoi nêu phat hiên va điêu tri kip thơi. Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn có tên là Treponema pallidum gây nên. Bệnh có thể gây thương tổn...