Từng dự định sinh liền tù tì 4 con nhưng sau trải nghiệm đau đẻ “chết đi sống lại”, mẹ Biên Hòa đã thay đổi suy nghĩ
Trúc lựa chọn sinh thường để dễ dàng sinh 4 con. Tuy nhiên cuối cùng “đời vốn không như mơ”, sau hơn 11 tiếng đau đẻ dữ dội, chị lại phải mổ cấp cứu vì con có nguy cơ ngạt.
Nhiều mẹ khi que thử thai hiện lên hai vạch, bắt đầu con đường làm mẹ đã quyết định sẽ đẻ luôn cho chồng… một đội bóng. Nhưng cuối cùng khi đặt chân đến khoa Sản, “giấc mộng đội bóng” ấy lại sớm tan tành thành mây khói. Hoặc là những trải nghiệm đau đẻ kinh hoàng và sau giây phút đối mặt với tử thần, các mẹ quay về chốt hạ quân số xuống còn… vừa đủ. Hoặc là bất đắc dĩ phải sinh mổ, bác sĩ khuyến cáo không nên sinh quá nhiều để tránh nguy hiểm.
Câu chuyện của Phạm Trúc (hiện đang sống ở Đồng Nai, Biên Hòa) là một trong số đó. Trúc từng dự định sẽ sinh thường và sinh liền tù tì 4 đứa con. Tuy nhiên, Trúc lại không thể sinh thường được ở phút chót. Sau khi nếm trải rất nhiều những đau đớn trên bàn đẻ mà rặn không thành công, Trúc được chuyển qua mổ cấp cứu gấp vì em bé có nguy cơ ngạt. Cuối cùng, bà mẹ trẻ chốt hạ: “Nếu được chọn lại mình sẽ chọn sinh mổ từ đầu. Bây giờ chắc sinh 3 đứa thôi, vì sinh mổ đến 4 đứa thì hơi quá!”.
Em bé Ủn của chị Trúc chào đời nặng 2,9kg.
Xin đăng tải lại nhật ký đi sinh với rất nhiều cung bậc cảm xúc của Phạm Trúc:
“Mình dự định sinh 4 con và nghĩ sinh thường ít đau hơn sinh mổ nên quyết định chọn sinh thường. Mình đăng kí sinh ngày 26/8. Nhưng buổi trưa 17/8, mình cảm thấy ra 1 ít nước, lau thấy có màu nâu nên vào viện. Bác sĩ khám chưa mở phân nào nên cho về.
Từ lúc khám trong, mình bắt đầu ra máu. Bác sĩ nói khám trong thường vậy. Đến khoảng 6h chiều, mình thấy ra cục nhờn nhờn, vì đang ra máu nên nghĩ đó là nút nhầy. 7h tối, mình thấy ra nước màu hồng nhiều hơn, kèm đau bụng 10 phút/ lần. Đến khoảng 10h đêm, chồng chở mình vào viện.
Nghe truyền thuyết dân gian là uống nước dừa xiêm nấu ấm lên uống giúp đau bụng, chồng mình cũng đập cửa nhà bác bán hàng để mua cho bằng được. Rồi nghe bảo nước dứa giúp đẻ nhanh hơn, mình cũng tìm mua nước ép dứa trên đường đi nhưng không thấy nơi bán nữa. Nói thêm với các mẹ là dù được uống nước dừa xiêm, mình vẫn đau chết đi sống lại.
Tới bệnh viện khám, đã mở 1 phân, nước ối vỡ ra ào ạt. Mình chỉ thấy tấm lót mình nằm máu be bét. Nhưng từ 10h đêm đến 2h sáng cũng chỉ mở thêm được 3 phân. Trong 4 tiếng đó mình đã phải chịu đủ những cơn đau thấu ruột gan, cảm giác không thể chịu nổi, cứ 5 phút lại có cơn co 1 lần.
Video đang HOT
Chị Trúc thời kỳ bầu bí.
Nhưng cực điểm nhất phải kể đến là từ 3-8h sáng hôm sau, đau như muốn chết đi sống lại. Mình rên và gồng người lên chịu đựng, quằn quại vậy nhưng không la hét. Mấy chị y tá dặn mình đừng la hét, hít sâu thở đều để có oxy cho con. Lúc ấy mình đau quá không thể nào bình tĩnh mà làm theo hướng dẫn được, cộng với khám trong khoảng 10 lần thốn đến kinh khủng.
Mình yêu cầu gây tê tuỷ sống để sinh không đau. Nhưng mình cứ rên, nhịp tim em bé lại thấp, nếu tiêm thuốc vào sẽ mở lâu hơn nên bác sĩ không đồng ý.
8h sáng, mình được đưa lên bàn đẻ. Ekip gồm 1 bác sĩ và 2 ý tá phụ giúp nhấn bụng 2 bên. Theo hướng dẫn của bác sĩ, mình rặn từ 8h-9h, em bé vẫn không ra. Mình dù đã mở trọng 10 phân rồi, bác sĩ nói tầng sinh môn đủ rộng đủ chỗ cho em bé ra nên bác sĩ không rạch tầng sinh môn.
Bác sĩ nói với mình: “Rặn không có sức, sai tư thế, không biết rặn nên em bé không ra được”. Quả thật lúc ấy mình quá đau và đuối sức nên chỉ biết gồng lên rặn vậy chứ không biết thế nào cho đúng kỹ thuật. Cuối cùng vì sợ em bé ngạt, mình không còn chút sức lực nào nữa nên mình đòi mổ. Bác sĩ cũng mổ cấp cứu cho mình luôn. Cuối cùng vừa đau đẻ vừa đau mổ, khốn khổ không còn gì tả nổi.
Bé Ủn là con trai đầu lòng của vợ chồng chị Trúc.
Sau 24h mình ngồi dậy được và đi vệ sinh. Mình soi gương thử, nhìn mình chẳng khác gì mấy người ăn xin 5 năm rồi chưa gội đầu cắt tóc vậy. Nhìn tàn tạ phát sợ, những mạch máu ở tay và mặt vỡ ra lốm đốm trong quá trình mình gồng người lấy sức rặn.
Thế nên bây giờ, sau tất cả, nếu được lựa chọn lại mình sẽ chọn mổ từ đầu. Vì sinh mổ lúc đau nhất cũng chỉ bằng 3 phần sinh thường thôi. Dù biết sau sinh sẽ đau và cực hơn sinh thường nhiều”.
Trúc chia sẻ thêm, em bé Ủn nay đã được 10 ngày tuổi, chào đời nặng 2,9kg và trộm vía ngoan ngoãn, đáng yêu. Chị mang bầu ốm nghén, tăng vỏn vẹn 6kg, sinh xong về nhà là bụng đã như thời con gái. Sở dĩ từ đầu chị muốn sinh 4 bé vì ông bà hai bên có điều kiện chăm cháu, vợ chồng cũng kinh doanh tự do. Thêm vào đó, cách nuôi dạy con cái của nhà nội Trúc rất tốt nên chị muốn sinh nhiều con. Nhưng “đời vốn không như mơ”, khi bất đắc dĩ phải sinh mổ rồi thì Trúc giảm bớt kế hoạch của mình. Chị tâm sự sẽ cố gắng sinh 3 bé bằng phương pháp sinh mổ.
Theo afamily
Sinh thường xong vẫn thấy đau bụng liên tục không đỡ, 2 tháng sau bà mẹ bủn rủn chân tay khi phát hiện thứ kinh dị này trôi ra từ âm đạo
Cứ ngỡ rằng đó là cơn đau do bị rạch tầng sinh môn lúc sinh con, bà mẹ trẻ không ngờ rằng có một thứ khủng khiếp bên trong cơ thể mình.
Sinh con, dù là đẻ thường hay đẻ mổ, là trải nghiệm đau đớn nhất của người phụ nữ, thậm chí người ta còn ví đau đẻ như đau gãy xương sườn vậy. Mặc dù ngày nay, kỹ thuật y khoa phát triển, các mẹ có thể được tiêm thuốc tê trong lúc lâm bồn để làm giảm sự đau đớn tuy nhiên, khi hết thuốc thì nỗi đau mới thật sự đáng sợ. Các mẹ sinh mổ thì bị rạch ngang bụng còn các mẹ sinh thường thì có thể bị rạch tầng sinh môn. Nỗi đau nào cũng đều khủng khiếp và việc vệ sinh vết mổ sau sinh là vô cùng quan trọng vì nếu không cẩn thận có thể gây nhiễm trùng, ảnh hưởng đến cả tính mạng của mẹ.
Một câu chuyện của bà mẹ trẻ tên Tan (17 tuổi) ở Thái Lan khiến nhiều chị em không khỏi giật mình và nên cảnh giác.
Ngày 18 tháng 6 năm ngoái, Tan sinh con đầu lòng tại một bệnh viện địa phương bằng phương pháp sinh thường. Trong quá trình sinh, bác sĩ buộc phải rạch tầng sinh môn của Tan để em bé chào đời an toàn. Ca sinh diễn ra suôn sẻ và không có biến chứng, Tan được xuất viện 3 ngày sau đó mặc dù vết rạch ở tầng sinh môn vẫn khiến Tan cảm thấy đau đớn, khó chịu.
Ngày 18 tháng 6 năm ngoái, Tan sinh con đầu lòng tại một bệnh viện địa phương bằng phương pháp sinh thường.
Lần đầu sinh con với nhiều bỡ ngỡ, Tan nghĩ rằng bà mẹ nào cũng sẽ phải trải qua những đau đớn như vậy nên cô cố gắng "cắn răng chịu đựng". Tất nhiên, Tan có trình bày với bác sĩ về những cơn đau không dứt của mình ở vùng bụng dưới nhưng họ chỉ kê cho cô đơn thuốc giảm đau mà không có hành động thăm khám, kiểm tra nào.
Đến ngày 28 tháng 8 năm 2018, 2 tháng sau ngày Tan sinh con, cô mới phát hiện ra sự thật kinh hoàng bên trong âm đạo của mình. Ngày hôm đó, Tan đau dữ dội đến mức không thể đứng hoặc ngồi bình thường, cô đi vào nhà vệ sinh kiểm tra âm đạo và phát hiện một miếng băng gạc đã chuyển màu đen, bốc mùi hôi thối.
Vật thể kinh dị mà Tan lôi ra từ trong âm đạo.
Tan kể: "Tôi cảm thấy như có một cái gì đó trong âm đạo của tôi. Tôi đi vào phòng tắm và tôi tìm thấy một miếng gạc trong đó. Nó có màu đen và có mùi khủng khiếp".
Sau đó, Tan lập tức đến bệnh viện kiểm tra. Các bác sĩ đã kê đơn thuốc kháng sinh cho cô và khám thật kỹ để đảm bảo rằng bên trong âm đạo và tử cung của cô không còn bất cứ "vật thể lạ" nào khác.
Tan cho biết: "Bác sĩ quên gạc bên trong tử cung của tôi, suốt hơn 2 tháng mà tôi không biết. Thật may mắn khi vết thương của tôi không bị nhiễm trùng". Tan cũng cảnh báo các chị em phụ nữ khác về khả năng bác sĩ mắc những sai lầm như vậy và khuyên họ nên chọn một bệnh viện có uy tín trước khi sinh con.
Vào ngày 30 tháng 8 năm 2018, Văn phòng Y tế tỉnh Phuket đã chính thức xin lỗi Tan về chuyện xảy ra với cô. Bác sĩ Jirapan Taepan, giám đốc văn phòng Y tế, thừa nhận sai lầm đáng tiếc của bác sĩ đỡ đẻ tại bệnh viện địa phương và Tan sẽ được bồi thường đầy đủ.
Hiện tại sức khỏe của Tan đã ổn định và không có vấn đề gì xảy ra.
6 tháng trước đó, một phụ nữ 42 tuổi ở Nhật Bản cũng gặp phải một tình huống tương tự như Tan. Người phụ nữ này bị chứng đầy hơi suốt 3 năm và phải đến một phòng khám tư để kiểm tra. Các bác sĩ tại đây đã chụp CT để xác định nguyên nhân.
Họ phát hiện có 2 khối lạ nằm trong ổ bụng cô nên lập tức tiến hành một cuộc phẫu thuật để lấy 2 khối lạ này ra và kinh ngạc khi biết rằng đó chính là miếng gạc phẫu thuật.
Các bác sĩ đã kể về trường hợp đặc biệt này trong một báo cáo trên tờ New England Journal of Medicine. Họ suy luận rằng miếng gạc phẫu thuật hẳn đã bị bỏ quên trong ổ bụng sản phụ khi cô sinh mổ.
Ảnh chụp chiếu cho thấy có 2 khối lạ nằm trong ổ bụng người phụ nữ.
Được biết, trước đó, người phụ nữ này từng trải qua 2 lần sinh mổ vào năm 2009 và 2012. Điều đó có nghĩa là miếng gạc rất có thể đã tồn tại trong cơ thể cô trong ít nhất 6 năm. Bác sĩ Takeshi Kondo cho biết người phụ nữ không hề trải qua phẫu thuật khung chậu hay phẫu thuật ổ bụng nào khác. Khi miếng gạc phẫu thuật được lấy ra, mọi triệu chứng đau bụng đầy hơi của người phụ nữ này cũng biến mất hoàn toàn.
Việc xảy ra sai sót trong quá trình phẫu thuật là điều không ai mong muốn nhưng lại vẫn có thể có, vậy nên, sau khi sinh chị em nên chú ý đến từng dấu hiệu lạ trên cơ thể mình để phát hiện và có hướng xử lý kịp thời, tránh để lại hậu quả đáng tiếc.
Khi thấy các dấu hiệu như: Khó chịu, đầy hơi, chướng bụng, phân có màu đen, lẫn máu, bị táo bón hoặc khó đi tiểu như thể có thứ gì đó chặn lại... thì các mẹ nên đặc biệt chú ý và đến ngay bệnh viện kiểm tra.
Nguồn: Parent
Chiếu tia plasma sau sinh - phương pháp giảm đau, nhanh lành vết mổ đẻ mẹ bầu đã biết chưa? Không chỉ giúp bớt đau đớn, vết thương nhanh liền sẹo mà điều đáng quan tâm nữa của việc chiếu tia plasma sau sinh là nó không ảnh hưởng đến việc tiết sữa của sản phụ. "Sinh ở viện đấy có dịch vụ chiếu tia plasma không các mẹ?", ấy là câu hỏi quen thuộc và là một trong những mối quan tâm...