Tư vấn chọn ngành nghề, điều chỉnh nguyện vọng
Là chuyên gia tư vấn tâm lý, nghề nghiệp, trước mỗi mùa tuyển sinh, PGS.TS Phạm Mạnh Hà, Khoa Quản lý Giáo dục, trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội, lại ngập trong các câu hỏi. Ông đưa ra 4 bước chọn ngành nghề để giúp thí sinh có định hướng đúng đắn.
Thí sinh vẫn rất “khát” thông tin về ngành nghề Ảnh: Nghiêm Huê
PGS.TS Phạm Mạnh Hà cho biết, đa số câu hỏi gửi đến tổ tư vấn đều cùng một kiểu như ngành này có tương lai không, hoặc ngành này có thất nghiệp không? Trong khi đó, cũng không ít thí sinh thổ lộ việc chọn ngành theo định hướng của người nhà, do bố mẹ có mối quan hệ nên “gửi gắm” để sau này có việc.
Ông Hà khẳng định, năng lực mới là thước đo quan trọng để đảm bảo cho một công việc ổn định sau này. Do vậy, thí sinh hãy loại bỏ ngay suy nghĩ ỷ lại vào gia đình vì trong chọn ngành nghề, bố mẹ không thể là lá chắn che chở suốt đời.
Theo ông Hà, mẫu số chung của những người dễ kiếm được việc làm là sự say sưa nghiên cứu và trải nghiệm công việc ngay từ khi còn là sinh viên để tích lũy kỹ năng, thỏa mãn yêu cầu của nhà tuyển dụng. Nhấn mạnh tính cách cá nhân là tiêu chí quan trọng để chọn ngành học, ông Hà đưa ra 6 nhóm tính cách và cách nhận biết thông qua những gì cha mẹ thường phàn nàn về bản thân mỗi thí sinh.
Những thí sinh hay bị mẹ mắng “việc nhà thì nhác việc chú bác thì siêng” thường có tính cách xã hội, thích giao tiếp và giúp đỡ mọi người, có thể phù hợp ngành nghề thương mại, kinh doanh, báo chí, marketing… Những học sinh hay lý sự với người lớn, hay đầu têu những trò nghịch ngợm ở lớp, bị thầy cô phê bình nhưng lại được bạn bè yêu mến thường là những thí sinh có tố chất lãnh đạo và tư duy phản biện, có thể tìm hiểu ngành nghề quản trị nhân sự, quản trị kinh doanh…
Video đang HOT
Những thí sinh hay bị mắng vì tội lọ mọ, tháo tung đồ điện trong nhà để nghiên cứu thường có tư duy kỹ thuật, phù hợp những ngành nghề cơ khí, kỹ sư công nghệ… Thí sinh ngoan ngoãn, ít nói, ngại thay đổi, hay được cầm quỹ lớp… thuộc nhóm tính cách “công chức”, phù hợp nghề kế toán, kiểm toán, nhân viên quản trị văn phòng…
Những học sinh học rất giỏi, lúc nào cũng thấy ngồi ôm sách vở, ít đi chơi thuộc nhóm tố chất nghiên cứu, phù hợp trở thành nhà nghiên cứu khoa học, giảng viên đại học… Một số người có đầu óc sáng tạo, hay bị mắng “suốt ngày mơ mộng”, yêu thơ ca, ghét công việc cứng nhắc… hay có tính cách nghệ sĩ, triển vọng trở thành kiến trúc sư, nhân viên quan hệ công chúng, nhà văn…
iều chỉnh nguyện vọng theo nguyên tắc “nước chảy”
Sau nhiều năm nghiên cứu, tư vấn hướng nghiệp cho học sinh, PGS Phạm Mạnh Hà đưa ra 4 bước chọn ngành nghề để giúp thí sinh có định hướng đúng đắn,theo đó, cần trả lời các câu hỏi lần lượt: tôi thích nghề gì, tôi phù hợp nghề gì, tôi chọn nghề gì, tôi nên học tập ở đâu?
Ông Hà cũng khuyên thí sinh về cách điều chỉnh nguyện vọng sau khi biết điểm thi. “Thực tế, có nhiều học sinh đỗ hoặc trượt một cách oan ức vì thay đổi nguyện vọng không đúng. Do vậy, các em chỉ thay đổi khi đã có sự nghiên cứu, tìm hiểu thật kỹ, nếu thấy không có khả năng thì mới đổi nguyện vọng.
Các nguyện vọng được xếp theo thứ tự ưu tiên lần lượt như sau: nguyện vọng 1 dành cho những trường có mức điểm cao hơn, nguyện vọng 2 cho trường ngang với mức điểm của bản thân và nguyện vọng 3 cho các trường thấp hơn mức điểm của mình để chắc chắn đỗ”, ông nói.
Theo ông Hà, thí sinh không nên xét tuyển cùng lúc nhiều nhóm ngành khác nhau. “Nếu các em chọn ngành dàn trải, sẽ rất khó để có việc làm sau khi ra trường. Thí sinh chỉ nên chọn 1-2 ngành mà mình thực sự yêu thích và lựa chọn các trường có mức điểm phù hợp”, ông khuyên.
Thí sinh có nên chạy theo những "ngành hot, nghề mốt"?
Theo các chuyên gia, thí sinh nên cân nhắc thật kỹ để có sự lựa chọn ngành nghề phù hợp với năng lực của bản thân.
Có một thực trạng trong chọn nghề, chọn ngành, chọn trường của nhiều thí sinh là lựa chọn theo dư luận mà chưa một lần hỏi rằng mình có thật sự phù hợp và đủ sức theo đuổi hay không. Vậy chọn ngành nghề nên căn cứ vào các tiêu chí nào?
PGS.TS Bùi Đức Triệu - Trưởng phòng Quản lý Đào tạo (trường ĐH Kinh tế Quốc dân) cho rằng, trước đi đăng ký chọn ngành hay chọn trường thí sinh cần hết sức bình tĩnh, tự đặt câu hỏi xem ngành đó có hợp với năng lực, sở trường của mình hay không.
"Khi chọn ngành, chọn trường thí sinh có thể tuân thủ theo nguyên tắc 3 bậc: Cao hơn - ngang bằng - thấp hơn so với học lực, sở thích của mình để có thể đạt được nguyện vọng như mong muốn", PGS.TS Bùi Đức Triệu lưu ý.
Trí tuệ nhân tạo được coi là một ngành hot hiện nay.
Còn PGS.TS Phạm Mạnh Hà - Khoa Quản lý Giáo dục, Trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) thì cho biết một trong những tiêu chí quan trọng để chọn ngành học là nghiên cứu thị trường lao động, trong đó cần dự báo 4 - 5 năm sau khi thí sinh đã tốt nghiệp.
Nếu các em không nghiên cứu kỹ thị trường lao động thì ra trường khó xin được việc đúng chuyên ngành hoặc phải làm trái ngành.
"Tôi nghĩ rằng thí sinh không nên chạy theo những "ngành hot, nghề mốt" vì năm nay những ngành đó "hot" nhưng 4 - 5 năm sau, có thể nó sẽ bão hòa, do có nhiều trường đào tạo và nhiều người theo học.
Đó là chưa tính đến việc nó không phù hợp với năng lực bản thân, quá sức, thí sinh không yêu thích ngành đó. Khi đó cơ hội việc làm sẽ hạn chế, thậm chí các em khó có thể xin được việc làm tốt, với mức thu nhập cao và cống hiến hết mình cho công việc", PGS.TS Phạm Mạnh Hà nói.
Theo PGS.TS Phạm Mạnh Hà, hiện nay nhiều ngành truyền thống, thậm chí có những ngành không hot nhưng rất "khát" nhân lực, khó trong việc tìm kiếm thí sinh.
Vậy tại sao các em không tìm hiểu để có thể lựa chọn theo học, vừa phù hợp với sở thích, sở trường, điều kiện gia đình, vừa có cơ hội việc làm tốt sau này? Thí sinh cần loại bỏ ngay suy nghĩ ỷ lại, chọn ngành vì mong muốn của gia đình.
Bởi lẽ trong việc chọn ngành nghề, bố mẹ không thể làm thay cho con cái cả đời. Mẫu số chung của những người tìm kiếm được việc làm và có mức lương cao là say sưa nghiên cứu và trải nghiệm công việc mình yêu thích ngay từ khi còn là sinh viên. Qua đó, các bạn tích lũy kỹ năng để thỏa mãn yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Như vậy, để lựa chọn ngành nghề chính xác, học sinh cần lưu ý phải xuất phát lựa chọn ngành nghề dựa vào sở thích, sở trường của mình cũng như giá trị mà mình mong muốn. Bởi vì nghề nghiệp sẽ theo mình suốt cả cuộc đời, nếu không phù hợp bản thân sẽ không hạnh phúc khi làm, không gắn bó với nó và rất khó có thể cống hiến hết mình.
Ngoài ra, khi lựa chọn nghề, thí sinh cần mở rộng diện ngành nghề lựa chọn, lĩnh vực để làm cơ sở chọn ngành, từ đó dẫn đến chọn chuyên môn và cuối cùng là chọn trường phù hợp.
Năm 2021, các trường tuyển sinh ra sao? Vào 14 giờ 30 ngày 25.2, chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến 'Chọn ngành học cho tương lai' diễn ra đồng thời ở các địa chỉ: thanhnien.vn , Facebook.com/thanhnien, YouTube và TikTok Báo Thanh Niên . Ngọc Dương Hai năm qua, dịch Covid-19 ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt của đời sống, riêng trong lĩnh vực giáo dục, dịch đã...