Từ quán bia có ca mắc COVID- 19 ở Hà Nội: Tác hại đáng sợ của nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm ở quán bia ít ai để ý
Các chuyên gia cho rằng, không chỉ nguy cơ nhiễm COVID- 19 mà nguy cơ lây truyền bệnh truyền nhiễm ở quán bia, nhà hàng là điều khó tránh mà ít ai để ý.
Ngay sau thông báo khẩn tìm những người từng đến quán bia Lộc Vừng liên quan đến ca bệnh 867 là nam bệnh nhân 63 tuổi ở Bình Giang, Hải Dương, được phát hiện dương tính với SARS-CoV-2 tại Hà Nội đã ghi nhận một số trường hợp là F1, F2. Đáng lưu ý là có trường hợp có biểu hiện sốt, ho. Những trường hợp này đã được tiến hành lấy mẫu xét nghiệm và chuyển đến cách ly tập trung tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông và Trường Cao đẳng kỹ thuật công nghệ cao Nam Từ Liêm.
Với hàng loạt những trường hợp F1, F2 tiếp xúc, nguy cơ lây nhiễm COVID- 19 là rất cao. Nguồn lây COVID- 19 khó lường nhưng ở nhiều quán bia, hình ảnh những người ngồi túm năm tụm ba ăn uống là điều không hiếm.
Trao đổi với phóng viên Báo Gia đình và Xã hội, BS Nguyễn Xuân Mai – nguyên Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Y tế công cộng TPHCM cho biết, trong thời điểm hiện nay có nhiều ca nhiễm ngoài cộng đồng, có ca bệnh chưa rõ nguồn lây thì nguy cơ tụ tập ăn uống ngoài quán bia, nhà hàng là điều rất nguy hiểm. Nguy cơ lây nhiễm COVID – 19 là khó tránh khi chúng ta không biết được ai trong số những người đến ăn uống ở đó mang mầm bệnh. Nhất là khi những người mắc COVID- 19 có nhiều người lại không hề có triệu chứng.
Tụ tập ăn nhậu tại quán bia, nhà hàng thời điểm dịch COVID- 19 không chỉ nguy cơ lây COVID mà còn nguy cơ lây nhiều bệnh truyền nhiễm khác. Ảnh minh họa
Ngay cả khi không có dịch COVID – 19, có thể các bệnh truyền nhiễm lây qua đường nước bọt, ăn uống hoặc đường hô hấp cũng đã luôn luôn thường trực, tiềm ẩn khi tụ tập nhậu nhẹt ở quán bia. Có rất nhiều bệnh truyền nhiễm có thể lây truyền dễ dàng qua đường ăn, uống. Chẳng hạn như bệnh lao phổi, bạch hầu… các bệnh truyền qua đường hô hấp đều có khả năng lây chéo cho người sinh hoạt chung khi ngồi uống, ăn rồi hét hò với nhau. Qua tiếp xúc gần, qua các hạt nước bọt cũng có thể lây từ người khác bệnh như cúm, sởi, viêm họng liên cầu khuẩn, thậm chí là quai bị.
Ngoài ra, danh sách các bệnh có thể truyền qua đường miệng/nước bọt cũng không loại trừ các bệnh hiếm gặp như bệnh viêm màng não, nhiễm khuẩn do virus herpes, lở mồm long móng… thông qua nước bọt còn sót lại trên ly, cốc.
BS Nguyễn Xuân Mai nhấn mạnh thêm, khi đi ngồi ở quán bia, nhà hàng, đa số thực khách khi đến quán là ngồi ngay vào bàn, gọi món và ăn mà không quan tâm đến việc rửa tay trước khi ăn. Dùng các món ăn trực tiếp bằng tay mà không vệ sinh bàn tay. Thói quen này rất không vệ sinh, nguy cơ gây bệnh, nhất là bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Bàn tay chúng ta là nơi tiếp xúc nhiều thứ nên trú ngụ rất nhiều vi khuẩn. Bàn tay bẩn dễ dàng trở thành kẻ trung gian mang vi khuẩn từ các vật khác đến chiếc cốc và đồ uống của chúng ta xâm nhập vào cơ thể gây bệnh. Quan trọng nhất để phòng chống COVID- 19 cũng như bệnh truyền nhiễm khác vẫn là người dân có ý thức hạn chế tụ tập nơi đông người theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Đồng quan điểm, theo PGS.TS Phạm Thị Khoa – nguyên cán bộ Viện Sốt rét, Ký sinh trùng Trung ương, các bệnh dễ lây nhiễm nói chung như cúm mùa, lao, tiêu chảy… đều rất dễ phát tán, đặc biệt trong môi trường mọi người dùng chung vật sinh hoạt. Có những loại virus dễ dàng lây truyền chỉ qua cái bắt tay, hắt xì hơi.
Ngay trong gia đình dùng chung cốc đã không an toàn nhưng vấn đề sẽ càng nghiêm trọng hơn khi chúng ta đi ăn uống bên ngoài. Thực tế, phần nhiều các quán bia, nhà hàng đều bỏ qua việc vệ sinh cốc hoặc chỉ làm cho có khiến nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tăng cao gấp nhiều lần. Khi dùng chung cốc, uống chung đồ uống vô tình chúng ta “mời” vi khuẩn đi vào cơ thể qua đường miệng. Để giữ an toàn vệ sinh, đảm bảo sức khoẻ, tốt nhất nên hạn chế ăn uống bên ngoài, nhất là ở những quán hàng nhếch nhác, điều kiện vệ sinh kém.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo thêm một số bệnh truyền nhiễm lây truyền qua ăn uống thường gặp khác có thể gặp khi tụ tập ở quán bia, nhà hàng không đảm bảo vệ sinh:
* Tay chân miệng
Nếu việc ăn uống không đảm bảo vệ sinh, dùng chung vật dụng trong ăn uống (uống bia, rượu chung ly tách), sinh hoạt sẽ dễ lây tay chân miệng.
* Viêm gan A, E
Bệnh lây trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua thức ăn, nước uống nhiễm virus. Thói quen ăn uống xấu, ăn uống mất vệ sinh tạo điều kiện cho virus này phát triển.
Video đang HOT
* Bệnh về dạ dày
Thủ phạm chính gây bệnh là vi khuẩn HP. Vi khuẩn có nhiều trong nước bọt, niêm mạc dạ dày của người bệnh và lan truyền chủ yếu qua ăn uống. Những kiểu ăn uống như uống chung, dùng chung bát đĩa, chai lọ đựng đồ ăn thức uống chưa được vệ sinh sạch sẽ đều dễ dàng lây nhiễm bệnh. Đặc biệt thói quen gắp đồ ăn cho người khác tưởng rằng thể hiện sự hiếu khách nhưng tiềm ẩn những nguy cơ gây mất vệ sinh hoặc ăn uống khua khoắng, trên bàn nhậu đưa ly cho người khác cùng nhấp môi, uống chung cốc bia…
Vi khuẩn HP gây bệnh của dạ dày, tá tràng như rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng.
Dấu hiệu và nguyên nhân gây sùi mào gà ở lưỡi
Sùi mào gà ở lưỡi có thể lây lan ra những bộ phận khác trên cơ thể. Tình trạng này xuất hiện do một số chủng virus HPV.
Tổng quát về sùi mào gà
Sùi mào gà là những vết mụn cóc có màu giống da, xuất hiện do virus HPV. Chúng có thể xuất hiện ở những bộ phận khác nhau của cơ thể, chẳng hạn như sùi mào gà ở lưỡi, môi, bàn tay hoặc vùng sinh dục. Đây là một bệnh truyền nhiễm, có thể lây từ người sang người.
Sùi mào gà ở lưỡi có lây không? Có, vậy Vì sùi mào gà có thể lây lan từ bộ phận này sang bộ phận khác của cơ thể, nên bạn có thể bị sùi mào gà ở lưỡi. HPV ở miệng nói chung và lưỡi nói riêng cũng là một tình trạng phổ biến. Theo ước tính của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), khoảng 7% dân số Hoa Kỳ bị nhiễm HPV ở miệng.
Sùi mào gà có thể lây lan dễ dàng khi tiếp xúc da kề da.
Các loại sùi mào gà ở lưỡi
Các chủng HPV khác nhau có thể gây ra sùi mào gà ở lưỡi. Các loại sùi mào gà phổ biến có thể được tìm thấy trên lưỡi bao gồm:
- Squamous papilloma: Những mụn cóc giống như bông súp lơ có màu trắng, là kết quả của virus HPV chủng 6 và 11.
- Verruca vulgaris (mụn cơm thông thường): Loại sùi mào gà này có thể phát triển trên các bộ phận khác nhau của cơ thể, bao gồm cả lưỡi, và thường bắt gặp ở bàn tay nhất. Những mụn cóc này do virus HPV 2 và 4 gây ra.
- Focal epithelial hyperplasia: Còn được gọi là bệnh Heck, những tổn thương này có liên quan đến virus HPV 13 và 32.
- Condyloma acuminata: Những tổn thương này có ở bộ phận sinh dục, nhưng có thể lây lan sang lưỡi khi quan hệ tình dục bằng miệng. Nó có liên quan đến HPV 2, 6 và 11.
Nguyên nhân của sùi mào gà ở lưỡi
Sùi mào gà ở lưỡi có thể xuất hiện sau khi quan hệ tình dục bằng miệng, nếu bạn tình của bạn bị sùi mào gà ở bộ phận sinh dục. Nếu bạn tình của bạn bị nhiễm virus HPV ở miệng, thì bạn cũng có thể bị nhiễm virus khi hôn.
Nếu bạn dùng tay chạm vào sùi mào gà rồi đưa phần tay đó vào miệng, bạn cũng có thể phát triển mụn cóc trên lưỡi. Ví dụ, nếu bạn cắn móng tay, bạn có thể đưa virus gây ra sùi mào gà từ ngón tay vào miệng.
Có một số yếu tố khiến bạn có nguy cơ bị sùi mào gà ở lưỡi, bao gồm:
- Hệ thống miễn dịch bị suy yếu, khiến cơ thể khó chống lại virus hơn
- Đứt tay hoặc trầy xước, virus cũng có thể xâm nhập vào cơ thể qua vết nứt trên da
Cách điều trị sùi mào gà ở lưỡi
1. Sùi mào gà tự biến mất
Một số loại sùi mào gà sẽ tự biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, điều này có thể mất hàng tháng và hàng năm.
Mặc dù sùi mào gà ở lưỡi thường vô hại, nhưng chúng có thể gây phiền toái cho cuộc sống hàng ngày. Điều này phụ thuộc vào kích thước của mụn cóc, và liệu chúng có gây đau đớn hoặc khó khăn khi ăn hay nói chuyện hay không.
Trong khi đợi mụn cóc do sùi mào gà biến mất, hãy thử ăn ở bên miệng đối diện với vùng bị ảnh hưởng. Điều này có thể làm giảm kích ứng, và cũng làm giảm khả năng cắn vào mụn.
2. Áp dụng y tế
Bạn cũng có thể nói chuyện với nha sĩ hoặc bác sĩ da liễu khi sùi mào gà ở lưỡi không biến mất hoặc phát triển lớn hơn. Bạn cũng cần biết các bước xét nghiệm sùi mào gà ở lưỡi như thế nào, từ đó lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Một trong những cách điều trị sùi mào gà ở lưỡi đối với tình trạng mụn cóc không chịu biến mất, là phương pháp áp lạnh. Quy trình này sử dụng nitơ lỏng lạnh để làm đông cứng các mô bất thường.
Một lựa chọn khác là đốt điện. Đốt điện sử dụng một dòng điện mạnh để cắt qua mụn cóc do sùi mào gà gây ra, và loại bỏ các tế bào hoặc mô bất thường.
Cả hai phương pháp điều trị đều có tác dụng đối với các loại sùi mào gà khác nhau phát triển trên lưỡi.
Những điều cần lưu ý khi mắc sùi mào gà trên lưỡi
Vì virus HPV - dù có gây ra sùi mào gà hay không - có thể lây truyền khi tiếp xúc da kề da, nên cách chắc chắn duy nhất để ngăn ngừa lây nhiễm sùi mào gà và các bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục khác là kiêng mọi tiếp xúc thân mật và quan hệ tình dục.
Tuy nhiên, điều này không hề thực tế, bởi quan hệ tình dục là nhu cầu sinh lý cơ bản của người trưởng thành. Bởi sùi mào gà ở lưỡi rất dễ lây lan, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn biết cách bảo vệ bản thân, bằng những cách sau:
- Chích ngừa HPV: Vắc xin ngừa HPV giúp ngăn chặn sự lây lan của các bệnh lây qua đường tình dục nói chung và sùi mào gà nói riêng. Những đối tượng nên chích vắc xin này bao gồm thanh thiếu niên từ 11 đến 26 tuổi, người lớn từ 45 tuổi trở xuống.
- Không quan hệ tình dục hoặc hôn sâu: Đặc biệt khi biểu hiện của sùi màu gà ở lưỡi đã xuất hiện rõ ràng.
- Chia sẻ tình trạng sức khoẻ: Bạn và bạn tình nên thường xuyên trao đổi tình trạng sức khoẻ sinh sản với nhau, để cùng phòng người và điều trị các bệnh có thể lây qua đường tình dục.
- Không chạm vào sùi mào gà trên lưỡi: Điều này sẽ khiến bệnh lây lan nhanh hơn
- Bỏ hút thuốc: Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nguy cơ nhiễm HPV 16 trên miệng cao hơn ở những người hút thuốc lá.
Một số người tin rằng họ sẽ chỉ nhiễm HPV khi bạn tình xuất hiện sùi mào gà. Hãy nhớ rằng một số chủng HPV tạo ra sùi mào gà, và một số chủng HPV có rất ít hoặc không có dấu hiệu nào bên ngoài. Vậy nên bạn hoàn toàn có thể nhiễm HPV mà không xuất hiện sùi mào gà.
Không chạm vào sùi mào gà ở lưỡi!
Đừng nhầm sùi mào gà ở lưỡi với các tình trạng sau
Tất nhiên, không phải mọi vết sưng trên lưỡi đều là sùi mào gà. Các khả năng khác bao gồm lở miệng, nhiệt miệng, hoặc một vết loét vô hại hình thành trên lưỡi hoặc nướu.
Tổn thương trên lưỡi cũng có thể là:
- Chấn thương (u xơ do chấn thương)
- U nang
- Biểu hiện của bệnh giang mai
Gặp nha sĩ hoặc bác sĩ da liễu để chẩn đoán bất kỳ tổn thương bất thường nào xuất hiện trong miệng của bạn.
Nước súc miệng có thể làm giảm nguy cơ lây truyền Covid-19 Kết quả từ các thí nghiệm nuôi cấy tế bào cho thấy các chế phẩm nước súc miệng bán sẵn trên thị trường có tác dụng tiêu diệt virus SARS-Cov-2. Nước súc miệng có thể tiêu diệt virus SARS-Cov-2. Ảnh: RUB. Virus SARS-Cov-2 có thể bị bất hoạt bởi một số loại nước súc miệng bán sẵn trên thị trường. Điều này đã...