Từ liên kết vùng đến liên kết phát triển – Bài 1: Tầm nhìn mới cho chiến lược phát triển vùng

Theo dõi VGT trên

Vấn đề tăng cường liên kết nói chung, liên kết kinh tế nói riêng đã trở thành đòi hỏi ngày càng quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia, cũng như của các vùng kinh tế trọng điểm.

Với sự hữu hạn về các nguồn lực như tài nguyên, lao động, tài chính, công nghệ… trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, trước những tác động từ trình trạng biến đổi khí hậu, để đạt mục tiêu phát triển, từng địa phương, từng vùng không thể đứng ngoài bước đi có tính tất yếu này.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này, Đảng và Nhà nước ta nói chung, các bộ ngành và các địa phương nói riêng đã có nhiều chủ trương, chính sách cũng như các giải pháp để tăng cường, thúc đẩy hoạt động liên kết vùng. Tuy nhiên, vấn đề liên kết vùng, phát triển vùng hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn cần khắc phục trong thời gian tới.

Từ thực tế tại Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long trong việc thực hiện liên kết vùng, liên kết nội vùng, TTXVN có chùm bài viết ghi nhận, đ.ánh giá những kết quả đạt được, những bất cập còn tồn tại cũng như gợi mở những giải pháp để tăng cường liên kết vùng, hướng đến liên kết phát triển.

Từ liên kết vùng đến liên kết phát triển - Bài 1: Tầm nhìn mới cho chiến lược phát triển vùng - Hình 1
Cầu Rạch Miễu kết nối T.iền Giang với Bến Tre và các tỉnh duyên hải phía Đông Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: An Hiếu/TTXVN

Bài 1: Tầm nhìn mới cho chiến lược phát triển vùng

Phát triển vùng là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, không chỉ đối với từng vùng mà còn đối với cả nước. Trong suốt 35 năm đổi mới và qua các kỳ Đại hội, Đảng ta luôn chú trọng phát triển vùng nhằm khai thác, phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế của mỗi vùng và các địa phương trong vùng cho phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Vấn đề có ý nghĩa chiến lược

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội đã khẳng định chủ trương: Bảo đảm phát triển hài hòa giữa các vùng, miền; thúc đẩy phát triển nhanh các vùng kinh tế trọng điểm, đồng thời tạo điều kiện phát triển các vùng có nhiều khó khăn; giảm dần tình trạng chênh lệch giàu-nghèo giữa các vùng, miền, các tầng lớp dân cư; các chính sách kinh tế-xã hội phải phù hợp với đặc thù của các vùng và các dân tộc.

Và gần đây nhất, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng cũng đã đề ra chủ trương: “Nghiên cứu phân vùng phù hợp, nâng cao chất lượng quy hoạch vùng theo hướng tích hợp, đa ngành; khai thác tốt hơn và phát huy tốt nhất các lợi thế của mỗi vùng về kết cấu hạ tầng, điều kiện tự nhiên, vị trí địa kinh tế – chính trị, nguồn nhân lực và tăng cường tính liên kết nội vùng và liên vùng để tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu, tạo không gian phát triển mới…

Văn kiện cũng nêu rõ: Nghiên cứu, ban hành quy chế phối hợp điều hành các vùng, liên vùng; xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù thúc đẩy phát triển vùng, liên kết vùng” và “Tiếp tục hoàn thiện thể chế về quy hoạch, kế hoạch phát triển vùng và bố trí nguồn lực nhằm phát huy lợi thế vùng. Tập trung xây dựng quy hoạch vùng mang tính đột phá theo hướng tích hợp, đa ngành, hình thành chuỗi giá trị và triển khai thực hiện có hiệu quả, lấy quy hoạch làm cơ sở quản lý, phát triển vùng”.

Nghị quyết 57/NQ-CP của Chính phủ ngày 22/4/2022 về các nhiệm vụ, giải pháp hoàn thiện thể chế liên kết vùng kinh tế – xã hội, cũng nêu rõ: Liên kết vùng là vấn đề hết sức quan trọng và đã được Đảng chỉ đạo tại Văn kiện các đại hội VIII, X và XI, mới đây nhất là Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 – 2030.

Video đang HOT

Trong những năm qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành đã quan tâm, từng bước hoàn thiện, cụ thể hóa các chủ trương, chính sách giúp thúc đẩy liên kết vùng. Các chủ thể liên quan, bao gồm các bộ, ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã, hiệp hội, viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo, hộ gia đình… đã tham gia tích cực hơn vào các hoạt động liên kết vùng. Cơ chế thực thi chính sách liên kết vùng bước đầu phát huy được hiệu lực và hiệu quả.

Trong bài phát biểu tại Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về Phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết:

Cụ thể hóa chủ trương, định hướng phát triển vùng của Đảng, trong 20 năm qua, Bộ Chính trị đã ban hành 6 Nghị quyết chuyên đề và 6 Kết luận về phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của 6 vùng kinh tế – xã hội, trong đó có Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá IX; Kết luận số 28 của Bộ Chính trị khóa XI về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010 và 2020.

Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đối với Đồng bằng sông Cửu Long sau 18 năm thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX; Kết luận số 28-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XI, các địa phương trong Vùng đã nhận thức ngày càng rõ hơn về vị trí, tầm quan trọng của Vùng; tư duy về phát triển vùng đã có nhiều đổi mới; tiềm năng, lợi thế của Vùng đã từng bước được khai thác hợp lý, phát huy hiệu quả. Toàn Vùng đã đạt được nhiều kết quả, thành tựu quan trọng, khá toàn diện về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, cũng như bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Yêu cầu cấp thiết

Liên kết vùng, phát triển vùng được xem là một chiến lược quan trọng, tuy nhiên, kết quả triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cũng như nhiều chương trình, đề án, kế hoạch của các bộ ngành, địa phương của các vùng kinh tế trọng điểm thời gian qua vẫn chưa được như mong muốn.

Đối với Đồng bằng sông Cửu Long, kinh tế-xã hội của vùng vẫn còn những hạn chế, bất cập và gặp nhiều khó khăn, thách thức, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có. Bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, hiện Vùng đang và sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức mới, nhất là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và rủi ro từ việc hợp tác quản lý, khai thác, sử dụng nguồn nước sông Mekong.

Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đồng bằng sông Cửu Long – một vùng đất trù phú, giàu tiềm năng, lợi thế nhưng phát triển chậm, chưa thịnh vượng; vùng đất mà sau nhiều năm “ngủ yên,” đã được “đ.ánh thức” vào những năm 80 của thế kỷ trước, nhưng chỉ mới “thức dậy” mà chưa vươn lên mạnh mẽ; người dân nơi đây phần lớn chỉ mới “đủ ăn” mà chưa khá giả; mặt bằng y tế, giáo dục chưa theo kịp cả nước; vùng đất màu mỡ, trù phú xưa kia đang bị khát và khô hạn do thiếu nước; độ phì nhiêu của đất bị suy giảm do thiếu phù sa bồi đắp; những con người sinh ra, lớn lên trên vùng sông nước miền Tây, giờ phải tiết kiệm, có lúc phải chia sẻ từng xô, từng thùng nước ngọt. “Việc nghiên cứu, ban hành và tổ chức triển khai thực hiện thật tốt Nghị quyết lần này sẽ góp phần để Đồng bằng sông Cửu Long “đứng dậy” làm chủ và “vươn lên” mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới cùng cả nước”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh.

Dưới góc độ thể chế chung cho các vùng trong cả nước, Nghị quyết 57/NQ-CP của Chính phủ cũng chỉ rõ, thể chế liên kết vùng vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Cụ thể, chủ trương, chính sách về liên kết vùng chậm đi vào thực thi; vai trò của chủ thể tham gia liên kết vùng, đặc biệt là chính quyền trung ương, còn mờ nhạt; và cơ chế thực thi chính sách liên kết vùng chưa phát huy hiệu lực và hiệu quả cao nhất.

Những hạn chế này đã làm giảm hiệu lực, hiệu quả của các hoạt động liên kết vùng như: các thỏa thuận liên kết còn mang tính hình thức, chưa có sự phối hợp thực chất; các liên kết về kinh tế giữa các địa phương chưa dựa trên sự chuyên môn hóa hay phân công lao động theo chuỗi giá trị, hay phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ; các địa phương trong vùng chú trọng phát triển liên kết với những thành phố lớn, đóng vai trò đầu tàu (như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh), chưa quan tâm đến liên kết giữa các địa phương trong vùng; chưa có nhiều liên kết vùng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp hình thành cụm liên kết ngành; các nội dung liên kết vùng quan trọng như liên kết trong xây dựng, thực hiện và giám sát việc thực hiện quy hoạch; liên kết đầu tư phát triển; liên kết trong việc đào tạo và sử dụng lao động; xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin vùng, liên vùng… chưa được triển khai một cách đầy đủ.

Từ thực tiễn liên kết giữa TP Hồ Chí Minh và các tỉnh thành ở Đồng bằng sông Cửu Long, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh chia sẻ: Liên kết cùng phát triển TP Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long là nhu cầu cấp thiết. TP Hồ Chí Minh muốn cùng Đồng bằng sông Cửu Long cùng ngồi lại bàn bạc để tìm ra các giải pháp chung, gắn bó cùng nhau phát huy các thế mạnh của mỗi địa phương để cùng phát triển.

Theo ông Phan Văn Mãi, trong quá trình phát triển kinh tế của mình, TP Hồ Chí Minh luôn đ.ánh giá cao mối liên kết với các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long. Với “địa kinh tế” của khu vực Mekong, dồi dào nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo, có lợi thế phát triển kinh tế biển, có hệ sinh thái khởi nghiệp mạnh, còn TP Hồ Chí Minh là trung tâm thương mại lớn của cả vùng với 80% nguồn cung cho thị trường đến từ Đồng bằng sông Cửu Long.

Tương tự, trong thời gian qua, trong quá trình phát triển của mình, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh ở khu vực Đông Nam bộ cũng đã sử dụng cách tiếp cận “liên kết vùng” để nghiên cứu, triển khai nhiều chương trình, dự án, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế thương mại, hạ tầng giao thông.

Điển hình mới đây nhất là triển khai dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TPHồ Chí Minh được đặt trong bức tranh chung về sự phát triển kinh tế – xã hội của TP Hồ Chí Minh, các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Long An, cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước.

Với vị trí trung tâm Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Cần Thơ mang những đặc trưng cơ bản của một trung tâm đa chức năng, có sức lan tỏa về kinh tế, văn hóa, xã hội và là cửa ngõ của cả vùng hạ lưu sông Mekong, đóng vai trò kết nối nước ta với các nước thuộc Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng. Đồng thời, với vị trí là giao điểm của hai trục kinh tế – đô thị năng động nhất của Vùng đồng bằng sông Cửu Long là Trục hành lang TP Hồ Chí Minh – thành phố Cần Thơ và Trục sông Hậu (An Giang – Cần Thơ – Sóc Trăng), thành phố Cần Thơ là đầu mối giao thông quan trọng về đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không và là địa bàn trọng yếu chiến lược về quốc phòng – an ninh của Vùng.

Từ thực tế trên, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường cho biết: Việc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, đặt biệt là kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, kết nối nội vùng và liên vận quốc tế; là cơ sở để thành phố phát huy vai trò trung tâm, động lực phát triển vùng, là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế.

Với các ý nghĩa nêu trên, có thể thấy vấn đề liên kết vùng đã được Đảng và Nhà nước quan tâm từ rất sớm và có nhiều chủ trương, chính sách liên quan đến phát triển vùng, liên kết vùng. Và qua thực tế trên khai, trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta cũng đã tổng kết, rút kinh nghiệm và đề ra các chủ trương, chính sách mới liên quan đến liên kết vùng để phù hợp với thực tiễn phát triển hiện nay.

Để đồng bằng sông Cửu Long phát triển rất cần những dự án có tính kết nối và liên kết vùng

Đồng bằng sông Cửu Long có vị trí địa kinh tế, địa chiến lược quan trọng, hội đủ những yếu tố, tiềm năng, thế mạnh của kinh tế nông nghiệp và kinh tế biển để trở thành một trong những vùng kinh tế trọng điểm của khu vực và cả nước.

Để vùng đồng bằng sông Cửu Long phát triển cần đầu tư hệ thống giao thông, tạo sự kết nối giữa các tỉnh trong vùng, liên vùng, liên kết giữa các tỉnh Đông Nam Bộ, nhất là TP Hồ Chí Minh với đồng bằng sông Cửu Long.

Để đồng bằng sông Cửu Long phát triển rất cần những dự án có tính kết nối và liên kết vùng - Hình 1
Giai đoạn hai của dự án Cảng quốc tế Long An được khẩn trương xây dựng. Ảnh: Bùi Giang/TTXVN

"Vựa lúa và thủy sản"

Theo bà Tô Ái Vang, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng, trong nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với diện tích gần 4 triệu héc-ta, dân số 17,5 triệu người, hằng năm sản xuất trên 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản, 70% các loại trái cây xuất khẩu, 95% lượng gạo và 60% lượng cá của cả nước. Đây là trung tâm sản xuất nông nghiệp, giữ vai trò đặc biệt quan trọng, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Sau hơn 3 năm thực hiện Nghị quyết 120 của Chính phủ, vùng ĐBSCL đã có những chuyển mình mạnh mẽ, kinh tế - xã hội có bước phát triển nhanh, sinh kế, đời sống của nhân dân, từng bước được cải thiện. Thời gian qua, một số cơ chế, chính sách đã được rà soát, bổ sung, quy hoạch tổng thể phát triển bền vững vùng ĐBSCL đang được khẩn trương hoàn thành.

Mặc dù có những lợi thế riêng biệt, song đến nay, sản xuất nông nghiệp của vùng vẫn chưa ổn định, thu nhập của người nông dân vẫn còn bấp bênh. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu, thiên tai đang ngày càng diễn biến nhanh, phức tạp và khó lường.

Về kinh tế biển, ĐBSCL với hơn 700 km bờ biển và trên 360.000 km2 vùng biển nằm trong vùng đặc quyền kinh tế. Biển có vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh, là bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Biển và tiềm năng về tài nguyên và năng lượng tái tạo có nhiều lợi thế phát triển kinh tế biển.

Tuy nhiên, hiện nay biển đang có nhiều thách thức, như ô nhiễm môi trường biển và cạn kiệt nguồn tài nguyên, biến đổi khí hậu và nước biển dâng, chưa quan tâm đúng mức về phát triển nguồn nhân lực biển để trở thành nhân tố then chốt trong phát triển bền vững kinh tế biển, nhằm khai thác, phát triển kinh tế biển, mở ra không gian phát triển mới cho ĐBSCL để thực sự hướng ra biển và giàu lên từ biển.

Tổng mức đầu tư cho vùng ĐBSCL không phải là nhỏ

Để phát kinh tế nông nghiệp bền vững, bà Tô Ái Vang cho rằng Chính phủ sớm phê duyệt ban hành quy hoạch vùng ĐBSCL, vùng kinh tế trọng điểm đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2045. Tăng cường đầu tư hệ thống giao thông, tạo sự kết nối giữa các tỉnh trong vùng, liên vùng, liên kết giữa các tỉnh Đông Nam Bộ, nhất là TP Hồ Chí Minh với ĐBSCL. Thể chế hóa cơ chế điều phối liên kết vùng theo hướng xác định rõ vai trò đầu tàu và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng địa phương trong vùng. Nguồn vốn đầu tư công cho các công trình, dự án có tính kết nối và liên kết vùng.

"Cần ban hành cơ chế hỗ trợ phát triển ĐBSCL, ưu tiên các lĩnh vực, như năng lượng tái tạo, hạ tầng kinh tế - xã hội, môi trường. Nghiên cứu và phát triển các thành tựu khoa học, công nghệ phục vụ trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh nhằm khơi dậy và phát huy mạnh mẽ hơn nữa những tiềm năng sẵn có của vùng. Sớm ban hành và chỉ đạo thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật nhằm thể chế hoạt động theo Quyết định 825 về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng Điều phối vùng ĐBSCL giai đoạn 2020-2025 nhằm đổi mới cơ chế điều phối vùng, thúc đẩy phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu", bà Tô Ái Vang kiến nghị.

Có ý kiến cho rằng tỷ lệ phân bổ vốn ngân sách trung ương cho các tỉnh ĐBSCL thời gian qua chưa tương xứng, chưa công bằng. Ông Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau cho rằng nhận định này không đúng.

Theo đại biểu Lê Thanh Vân, trong giai đoạn 2016-2020 tỷ trọng ngân sách của Trung ương đầu tư cho các tỉnh ĐBSCL chiếm 17% vốn ngân sách, tỷ lệ này không phải là nhỏ. "Bên cạnh đó Trung ương cũng đã đầu tư các chương trình hỗ trợ có mục tiêu, rồi các công trình đầu tư công của Trung ương vào địa phương... cộng lại thì không hề nhỏ", đại biểu Lê Thanh Vân cho biết.

Lấy ví dụ về vốn đầu tư cho một công trình ở ĐBSCL, ông Lê Thanh Vân lý giải: Do nền đất yếu, hay sụt lún cộng với điều kiện vận tải và nguyên vật liệu không có tại chỗ nên chi phí đầu tư cho một công trình ở ĐBSCL thường cao hơn các nơi khác.

"Đáng lý nếu đầu tư 10 đồng ở những nơi thuận lợi chúng ta có thể làm được 2 công trình, nhưng ở ĐBSCL do đặc điểm về địa lý về kết cấu hạ tầng cho nên chỉ làm được khoảng 0,7 công trình. Như vậy là thấp hơn so với tổng đầu tư", ông Lê Thanh Vân phân tích.

Cũng theo ông Vân, trong giai đoạn tới Trung ương tiếp tục điều chỉnh tổng mức đầu tư cho ĐBSCL cao hơn. Nếu như giai đoạn trước vốn ngân sách Trung ương trong kế hoạch đầu tư khoảng 1.000.000 tỷ đồng (tương ứng 17%) cộng với các khoản hỗ trợ khác thì trong giai đoạn tới sẽ nâng lên 1.500.000 tỷ đồng (bằng 19,36%) cộng với gần 2 tỷ đô la của các nhà tài trợ quốc tế cam kết bằng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi cho ĐBSCL.

"Dự kiến nguồn kinh phí này sẽ phân bổ cho ĐBSCL chống biến đổi khí hậu tương ứng khoảng 46.000 tỷ đồng, chiếm gần 27% tổng mức đầu tư. Như vậy là rất lớn và hiện nay theo kế hoạch đầu tư công trung hạn thì đầu tư cho ĐBSCL đang đứng số một trong chi ngân sách", đại biểu Llee Thanh Vân cho hay.

Kinh tế biển được xác định có vị trí, vai trò và tầm quan trọng theo tinh thần Nghị quyết số 36 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 để từng bước hoàn thiện hạ tầng giao thông đường vành đai ven biển. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng Chính phủ cần tiếp tục đầu tư tuyến đường ven biển vùng ĐBSCL.

Lãnh đạo các tỉnh ĐBSCL mong muốn Chính phủ giới thiệu các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn kinh tế lớn đến đầu tư tại ĐBSCL gắn với quy hoạch vùng và địa phương nhằm phát triển hành lang kinh tế ven biển, xây dựng và nhân rộng các mô hình khu kinh tế, khu công nghiệp sinh thái ven biển gắn với hình thành phát triển đô thị, phát triển các trung tâm kinh tế biển, hình thành các khu kinh tế quốc phòng vùng ven biển, vùng biên giới biển đáp ứng yêu cầu phát triển và nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình hình mới. Ban hành cơ chế liên kết giữa các vùng biển, ven biển, vùng ven biển với vùng nội địa, địa phương có biển với địa phương không có biển với các ngành, các lĩnh vực. Ưu tiên đầu tư ngân sách nhà nước cho công tác nghiên cứu điều tra cơ bản, đào tạo nguồn nhân lực về biển.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Đồng chí Tô Lâm được bầu làm Chủ tịch nước
13:11:17 22/05/2024
Hai thanh niên chui vào cống thoát nước dài 25m cứu bà cụ 88 t.uổi
18:39:54 21/05/2024
Tông vào xe máy chở tôn, nam thanh niên t.ử v.ong
18:08:48 21/05/2024
Vụ cháu bé ở điểm trông giữ trẻ mất tích: Xét nghiệm ADN t.hi t.hể nghi của cháu bé
12:44:29 21/05/2024
Lũ cát ập xuống đường đi Mũi Né, nhiều nhà dân, xe cộ bị vùi lấp
13:00:29 21/05/2024
Nguyên nhân khiến 438 công nhân Vĩnh Phúc đi cấp cứu sau bữa cơm
18:27:49 21/05/2024
Tài xế ngủ gục, xe 5 chỗ lao vào tiệm tạp hóa rồi lật ngang
18:55:22 22/05/2024
Sạt lở ở Bắc Kạn vùi lấp 3 người trong một gia đình
09:09:57 22/05/2024
Kỷ luật cảnh cáo Chủ tịch huyện liên quan đến vụ 680 căn nhà xây dựng không phép
20:37:31 22/05/2024
Đề xuất Bộ trưởng Công an được quyết định áp dụng biện pháp cảnh vệ khi cần thiết
13:22:46 21/05/2024

Thông tin đang nóng

Thiệt hại 'khủng' của Tuấn Hưng khi gỡ MV 'Quả táo vàng' sau vài ngày ra mắt
07:30:12 23/05/2024
Tình trẻ kém 14 t.uổi của Trương Ngọc Ánh đăng đàn ẩn ý: "Ân tình bạc bẽo..."
06:30:32 23/05/2024
Mỹ nhân Hoa ngữ U40 vẫn trẻ đến ngỡ ngàng, càng có t.uổi càng xinh
05:44:31 23/05/2024
Mỹ nhân "độc nhất vô nhị của showbiz" trẻ đẹp bất ngờ sau 30 năm, U55 sống cô độc với 3500 tỷ
06:26:41 23/05/2024
Nghẹn lòng khoảnh khắc Đức Tiến đi chơi vui vẻ cùng con gái 4 t.uổi trước khi qua đời
07:38:10 23/05/2024
Cơ hội để Selena Gomez xóa sạch cái tiếng dựa hơi Justin Bieber
06:12:29 23/05/2024
Trạm Cứu Hộ Trái Tim tập 33: An Nhiên giở thủ đoạn chia cắt Nghĩa và mẹ ruột, quá nham hiểm khiến ai nấy đều khiếp sợ
06:04:49 23/05/2024
Tuấn Hưng gỡ bỏ MV Quả táo vàng trên YouTube, tránh tiêu cực
07:29:40 23/05/2024
Hậu sinh đôi, Phương Oanh lần đầu tiết lộ 1 chi tiết đặc biệt liên quan chuyện yêu Shark Bình
08:45:37 23/05/2024
Son Ye Jin được vinh danh tại Liên hoan phim Giả tưởng Quốc tế
07:34:45 23/05/2024

Tin mới nhất

Vòi rồng cao hơn 1.000 m đ.ánh lật nhiều ghe, xuồng trên vùng biển Khánh Hòa

09:51:28 23/05/2024
Theo một số ngư dân, sau khi vòi rồng đi qua, nhiều tàu thuyền bị lật úp, nước tràn vào buồng máy, hư hỏng nặng. Một số thuyền thúng bị đ.ánh bay khá xa.

Quy định nồng độ cồn có ngưỡng sẽ "khó xác định uống bao nhiêu, uống vào khó làm chủ bản thân"

23:19:54 22/05/2024
Nếu quy định có ngưỡng nhất định thì người dân khó xác định uống bao nhiêu, nhất là khi uống vào khó làm chủ bản thân và bị vượt ngưỡng.

Hai xe máy đối đầu trong đêm khuya, 4 người t.ử v.ong

12:30:23 22/05/2024
Sáng 22/5, thông tin từ lãnh đạo Công an huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk cho biết, các đội nghiệp vụ Công an huyện đang tiến hành điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng làm 4 người t.ử v.ong.

Va chạm xe đầu kéo, 2 nữ công nhân thương vong

12:22:38 22/05/2024
Sáng 22/5, trên đường nội bộ KCN Long Giang (xã Tân Lập 1, huyện Tân Phước, tỉnh T.iền Giang) xảy ra vụ TNGT giữa xe đầu kéo và xe máy khiến hai nữ công nhân thương vong.

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội: Đa số ý kiến đồng thuận quy định nồng độ cồn bằng 0

06:54:53 22/05/2024
Dự thảo của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội báo cáo đại biểu Quốc hội nêu rõ đa số ý kiến đồng thuận quy định nồng độ cồn bằng 0 .

200 người san bùn đất, thông đường bị cát đỏ vùi lấp ở Bình Thuận

18:36:44 21/05/2024
Hàng trăm người được huy động dọn dẹp, cào cát đỏ lấp kín đường, tràn vào nhà dân ở Bình Thuận, để giao thông được thông suốt.

Đoàn người chạy xe đạp lấn làn, tạt đầu xe container ở Bình Dương

18:04:03 21/05/2024
Dù đường lớn và phân chia nhiều làn đường, nhưng một đoàn người chạy xe đạp ở Bình Dương vô tư chạy vào làn ô tô, thậm chí tạt đầu xe container đang lưu thông bất chấp nguy hiểm.

Hiện trường nơi lũ cát chia cắt đường du lịch Mũi Né

10:13:22 21/05/2024
Nhiều xe máy cùng một ô tô 16 chỗ, 1 xe khách 52 chỗ bị vùi lấp đang được cứu hộ. Khu vực này, cát đỏ từ đồi xuống cao gần 2m, tràn vào nhà dân và một số nhà hàng.

Hôm nay, Quốc hội bắt đầu quy trình bầu Chủ tịch nước

08:52:23 21/05/2024
Theo chương trình kỳ họp thứ 7, từ cuối giờ chiều nay 21-5, Quốc hội sẽ bắt đầu tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021 - 2025.

85 trung tâm đăng kiểm có thể phải đóng cửa, ùn tắc xảy ra tại 11 tỉnh thành

08:46:33 21/05/2024
Hiện nay trên cả nước có 274/294 trung tâm đăng kiểm xe cơ giới với 446/546 dây chuyền kiểm định đang hoạt động với công suất kiểm định tối thiểu 642.240 phương tiện/tháng.

Máy bay từ Hà Nội đi Cần Thơ phải quay lại vì lõm đầu, rạn kính

08:29:42 21/05/2024
Ông Trần Hoài Phương, Giám đốc Cảng vụ Hàng không miền Bắc vừa cho biết, ngày 19/5 chuyến bay VN1207 từ Hà Nội đi Cần Thơ phải quay lại vì máy bay bị lõm đầu, rạn kính.

Hầm chui ngã tư Vũng Tàu ngập nặng, nhiều ô tô c.hết máy

08:21:46 21/05/2024
Mưa lớn khiến nước dồn về khu vực hầm chui ngã tư Vũng Tàu (TP Biên Hòa, Đồng Nai), gây ngập sâu gần 1m, kéo dài khoảng 100m tại vị trí giữa hầm. Nhiều ô tô bị c.hết máy nằm giữa dòng nước, chờ cứu hộ.

Có thể bạn quan tâm

Thiên Bình tài lộc gõ cửa, Xử Nữ, Song Ngư đón tin vui tài lộc ngày 23/5

Trắc nghiệm

10:54:12 23/05/2024
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 23/5 dự đoán vận trình sự nghiệp, tài lộc, tình duyên... giúp bạn chủ động ứng phó vận xui hay may mắn đến với mình.

Thủ lĩnh Ngũ Cung Trần Thắng: "Hoàng Hiệp không còn đồng hành với ban nhạc từ lâu"

Nhạc việt

10:48:54 23/05/2024
Guitarist Trần Thắng, thủ lĩnh - sáng tác chính của Ngũ Cung cho biết Đỗ Hoàng Hiệp đã xin ra khỏi band từ tháng 11/2023.

Cách phối đồ mùa hè sành điệu với giày sneakers trắng

Thời trang

10:44:07 23/05/2024
Giày sneakers (giày thể thao) trắng gây ấn tượng bởi vẻ ngoài trẻ trung, sành điệu, không bao giờ lỗi mốt hay nhàm chán. Đây là một trong những kiểu giày phổ biến nhất khi nói đếnthời trangmùa hè.

Nhìn lại các mốc thời gian trong câu chuyện của chàng trai Mèo Béo, đâu mới là sự thật?

Netizen

10:30:51 23/05/2024
Liên quan đến sự việc chàng trai Mèo Béo, những thông tin mới được cập nhật đã khiến nhiều người không khỏi xôn xao. Liệu rằng sự thật nào ẩn chứa phía sau câu chuyện này.

Hai tướng được ban / pick trong mọi trận đấu MSI 2024

Mọt game

10:29:06 23/05/2024
Giải đấu quốc tế MSI 2024 đã kết thúc vào ngày 19/05 vừa qua với chức vô địch thuộc về GEN. Xuyên suốt giải đấu, đã có tổng cộng 88 vị tướng được sử dụng trong tổng số 168 vị tướng của tựa game Liên Minh Huyền Thoại.

Sao Việt 23/5: Hà Kiều Anh tình tứ bên chồng, Lâm Khánh Chi khoe bạn trai

Sao việt

10:23:44 23/05/2024
Hoa hậu Hà Kiều Anh ôm chặt ông xã doanh nhân trong tiệc mừng sinh nhật lần thứ 48, , Lâm Khánh Chi đăng tải hình ảnh ngọt ngào bên bạn trai tin đồn.

3 loại nước không chỉ giúp xuống cân nhanh mà còn dưỡng nhan cực hiệu quả ngày hè

Làm đẹp

10:19:33 23/05/2024
Để có làn da trắng sáng và vòng eo thon gọn như Quỳnh Kool trong mùa hè này, chị em có thể xem xét ba loại nước uống hot nhất hiện nay.

Người bệnh đái tháo đường cần lưu ý gì khi ăn xoài?

Sức khỏe

10:17:34 23/05/2024
Xoài là vị thuốc có tác dụng chữa nhiều bệnh và cũng là loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp, tốt cho người bệnh đái tháo đường.

Những điểm du lịch làm mọi cách để bớt khách

Du lịch

10:13:10 23/05/2024
Khách du lịch tăng theo cấp số nhân khiến nhiều điểm tham quan quá tải, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân địa phương.

Gái đảm Sài Gòn mách cách làm chân giò rút xương nhồi thịt luộc thơm ngon, thanh mát cho ngày hè

Ẩm thực

10:09:55 23/05/2024
Chân giò rút xương nhồi thịt thơm phức, thanh mát, chấm với sốt chấm chua cay mặn ngọt vô cùng ngon miệng và thú vị cho bữa cơm ngày hè.

Phương Tây chia rẽ khi ICC phát lệnh bắt giữ lãnh đạo Israel

Thế giới

09:57:58 23/05/2024
Mỹ và Anh phản đối lệnh bắt của ICC đối với thủ tướng, bộ trưởng quốc phòng của Israel, trong khi nhiều thành viên EU khác bày tỏ tôn trọng phán quyết của ICC.

Mình yêu nhau, bình yên thôi - Tập 58: Hậu ký đơn ly hôn, Đức Anh và Hân vật vã trong hoài niệm

Phim việt

09:04:39 23/05/2024
Đức Anh thức dậy một mình trong căn phòng trước đây là phòng của anh và Hân. Những hình ảnh yêu thương xưa cũ của cả hai như thước phim quay chậm chạy qua trước mắt Đức Anh.

Những điều cần nhớ khi thi công nhà mái Thái

Sáng tạo

08:59:32 23/05/2024
Khung mái: Nên sử dụng gỗ tự nhiên như lim, sến, táu,... có khả năng chịu lực tốt, chống mối mọt và cong vênh. Hoặc có thể sử dụng thép mạ kẽm hoặc thép hộp để giảm chi phí nhưng cần đảm bảo chất lượng và được xử lý chống gỉ sét.