Từ câu chuyện dùng tô nhựa đựng canh nóng trong ngày đầu ra mắt nhà người yêu, chuyên gia chỉ ra thói quen ăn uống phải từ bỏ ngay của người Việt
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh lý giải, ở nhiệt độ cao, nhựa và thực phẩm sẽ bị biến dạng và xảy ra phản ứng hóa học, tạo ra hóa chất có lượng độc tố, dẫn đến tình trạng phơi nhiễm độc.
Dùng tô nhựa đựng canh nóng, cô gái bị người yêu buông lời phũ phàng gây sốt mạng xã hội
Mấy ngày gần đây, dân tình cộng đồng mạn facebook “rộn ràng” với chia sẻ của một chàng trai. Tình huống này cũng khiến mọi người đưa ra nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Được biết, hôm đầu tháng (âm lịch), anh chàng có đua ban gai ve ra mat. Vì bố mẹ đều là người ky tinh, can than, nên chàng trai có dặn dò bạn gái từ trước.
Ảnh minh họa.
Thế nhưng, ngay trong lần đầu ra mắt ấy, người yêu của anh chàng đã có một pha thể hiện tài năng… “không thể chấp nhận được”. Cụ thể, nấu ăn xong thì cô nàng lại dùng tô nhựa để đựng canh nóng. Đến khi bố mẹ chàng trai nói rằng “ tuyet đoi khong được đung đo nong vi khong tot cho sức khỏe” thì cô gái vẫn quả quyết “ Ca nha chau an nhu vay bao nhieu nam nay co ai lam sao đau?”. Theo chia sẻ của chàng trai, cũng vì chuyện này mà cả hai đã xảy ra cãi vã và cô gái xin phép ra về ngay lúc đó.
Bài đăng này sau khi đăng tải đã thu hút hàng ngàn lượt tương tác. Vậy, thực sự thói quen dùng đồ nhựa để đựng thức ăn nóng có đáng sợ đến như vậy? Chẳng biết từ bao giờ, nhiều người có thói quen: cứ sau khi những món ăn vừa đun xong còn nóng hôi hổi là vội vàng xúc vào hộp nhựa để kịp mang cơm đi ăn buổi trưa nơi làm việc. Những món ăn vẫn còn nóng rực trên bếp nhanh chóng được đổ ra những chiếc bát nhựa để cho nguội bớt, để cả nhà cùng có bữa cơm nhanh nhanh vội vội tối ngày cùng nhau. Ra đường, chúng ta mua vội gói xôi nóng hổi bọc trong túi ni lông, trong hộp xốp vốn là những dạng đồ nhựa dùng một lần, dùng xong thì vứt đi là chẳng còn lo ngại gì?… Cứ thế, đồ nhựa đựng thức ăn nóng trở thành thói quen khó bỏ của người Việt.
Không sử dụng đồ nhựa đựng thức ăn nóng vì có quá nhiều nguy hại sức khỏe
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), thực tế, sản xuất ra đồ nhựa là một bước tiến của công nghệ, đảm bảo độ tiện lợi. Nhưng đồ nhựa nói chung cũng có nhiều nguy cơ.
“Tất cả nhựa đều là polyme, được làm từ các mắt xích monome. Mắt xích không tự sinh ra trong tự nhiên mà phải trải qua quá trình nhân tạo trong tự nhiên, nối với nhau tạo thành. Chất có gây độc hại hay không hiện nay vẫn còn là cuộc tranh cãi. Trong hiện tại, nó vẫn là cách đem lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, xét về nguyên tắc, đồ nhựa được chế tạo không phải để chịu nhiệt. Do đó, việc nấu hay đựng, bảo quản đồ ăn nóng dù trong hoàn cảnh nào cũng là điều tối kỵ”, ông Thịnh cho hay.
Video đang HOT
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh lý giải, ở nhiệt độ cao, nhựa và thực phẩm sẽ bị biến dạng và xảy ra phản ứng hóa học, tạo ra hóa chất có lượng độc tố, dẫn đến tình trạng phơi nhiễm độc. Khi đi vào cơ thể, những chất này sẽ len lỏi vào các cơ quan nội tạng, đi vào máu, dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm. Điều đáng nói nguy cơ gây bệnh có thể chưa xuất hiện ngay trước mặt mà tích lũy dần thành những bệnh mãn tính, khi phát bệnh thì đã muộn.
“Dùng đồ nhựa đựng thức ăn nhiều muối, đồ ăn nhiều dầu mỡ còn làm phát sinh các độc tố có hại trong quá trình bảo quản. Ngoài ra, nhiều người dân còn có tâm lý tận dụng đồ nhựa dùng đi dùng lại nhiều lần, một món ăn có thể dùng tới vài tháng, đựng thực phẩm trong đồ nhựa đến cả năm mới đem ra nấu ăn… thì nguy hại càng khó lường. Thói quen này cũng cần vứt bỏ ngay”, ông Thịnh cho hay.
Chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh tác hại của đồ nhựa dùng một lần. Theo ông, nguy cơ sử dụng đồ nhựa dùng một lần với thực phẩm đặt trực tiếp vào đó thực sự không thể lý giải hết được. Nhưng cách tốt nhất là càng giảm được việc sử dụng đồ nhựa dùng một lần thì càng tốt. Đã là đồ nhựa dùng một lần thì chỉ dùng một lần rồi vứt bỏ để được thu lại và tái chế.
Dùng đồ nhựa đựng thức ăn nhiều muối, đồ ăn nhiều dầu mỡ còn làm phát sinh các độc tố có hại trong quá trình bảo quản.
Không sử dụng đồ nhựa đựng thức ăn nóng, nhất là đồ nhựa dùng một lần, chuyên gia cũng khuyến cáo những đồ làm bằng kim loại cũng không nên dùng để đựng thức ăn nóng. “Đồ dùng kim loại thường được tráng qua một lớp thiếc, phủ vecni để chống ăn mòn. Trong quá trình bảo quản, rửa hộp kéo dài dẫn đến lớp thiếc, vecni dần biến mất mà mắt thường khó nhìn thấy hết. Khi ấy, đựng thức ăn vào những đồ dùng này cũng tạo ra độc tố gây hại sức khỏe”, chuyên gia cảnh báo.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, để đảm bảo sức khỏe cho bản thân cũng như cả gia đình, tốt nhất không nên sử dụng đồ nhựa đựng thức ăn nóng trực tiếp, dù là dạng đồ nhựa nào đi chăng nữa. Riêng với đồ nhựa dùng một lần thì tốt nhất không sử dụng.
Nếu có nhu cầu sử dụng đồ nhựa đựng thức ăn nói chung, chúng ta nên chọn những hãng uy tín, có thương hiệu. Khi đựng thực phẩm trong hộp nhựa chỉ nên đựng những loại đồ khô, ít dầu mỡ, ít muối, tránh tối đa bảo quản ở nhiệt độ cao để hạn chế mối nguy hại cho sức khỏe.
“Đặc biệt, dù là đồ nhựa cao cấp như thế nào cũng không nên tái sử dụng nhiều lần. Nếu thấy hộp đựng, khay đựng hay bát thìa nhựa… bị xước xát, cũ kỹ nên thay mới để đảm bảo sức khỏe hơn trong cuộc sống hàng ngày. Tốt nhất nên đựng đồ dùng làm bằng sứ hoặc thủy tinh để đựng thức ăn”, chuyên gia nhấn mạnh.
Cách loại bỏ độc tố trong cá đông lạnh
Để bảo quản cá sau khi đánh bắt, người ta phải sử dụng nhiều phương pháp bảo quản, trong đó có sử dụng hóa chất. Nguyên tắc sử dụng cá làm thực phẩm là cá sống luôn ngon và an toàn hơn đông lạnh.
Ảnh minh họa.
An toàn nếu biết cách sơ chế
Cá đông lạnh có hóa chất bảo quản hay không là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Thực tế cá đông lạnh là một thực phẩm nhiều dinh dưỡng, thơm ngon và giá thành cũng khá phải chăng. Một số vụ việc phát hiện cá đông lạnh có tồn dư hóa chất bảo quản đã từng được phát hiện, song đây chỉ là những vụ việc nhỏ lẻ.
Việc sử dụng hóa chất (trong ngưỡng cho phép) để bảo quản cá tươi lâu cũng là cần thiết. Việc sơ chế để loại bỏ chất bảo quản là không khó.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, ĐH Bách khoa Hà Nội, phenol là chất rắn tinh thể, không màu, có mùi đặc trưng, nóng chảy ở 43 độ C, tan vô hạn ở 66 độ C. Đây là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm OH liên kết trực tiếp với nguyên tử C vòng benzen. Hợp chất này tan trong nước lạnh, rất độc, gây bỏng nặng khi rơi vào da.
Phenol là hóa chất cấm không được dùng trong thực phẩm. Hóa chất này chỉ được sử dụng trong công nghiệp tẩy rửa, nhuộm vải. Hóa chất này khi pha vào nước, đổ vào thực phẩm sẽ làm thực phẩm không bị thối rữa.
"Phenol chỉ tìm thấy khi chưng cất than đá hoặc làm ra trong các phòng thí nghiệm. Nó không tồn tại ngoài tự nhiên, đặc biệt là trong môi trường nước. Vì thế ít có khả năng chất độc này có trong nước biển tự nhiên. Khi cho vào thực phẩm, hóa chất này sẽ có tính sát trùng. Nó giống như phoocmon bảo quản xác người. Vì thế, con cá sẽ không bị dòi bọ sinh trưởng, chống thối rữa cho thực phẩm.
Đây là chất độc khá rẻ tiền dùng để tổng hợp ra nhiều loại chất khác nhau như thuốc trừ sâu, thuốc sát trùng. Khi con người ăn phải với số lượng lớn, sẽ không thể đào thải bằng con đường tự nhiên", PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh nhận định.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, phenol là chất độc nhưng mức độ ảnh hưởng đến cơ thể thế nào còn phụ thuộc vào nồng độ hấp thụ. Để cẩn trọng, khi mua cá về để rã đông tự nhiên, sau đó ngâm và rửa dưới nước sạch, nước ấm nhiều lần, nếu có phenol sẽ tan ra. Bỏ các phần như mang, da cá, các mô xốp như ruột, trứng... đểloại bỏ chất độc.
Người tiêu dùng không nên quá hoang mang về loại chất cấm này vì nếu mua phải thì hoàn toàn có thể xử lý được.
Có thể nhận biết được thực phẩm chứa chất phenol chỉ bằng ngửi. Hóa chất này có mùi rất đặc trưng và cực kỳ khó chịu, nó sộc vào mũi rất nặng, vừa hăng hăng, vừa cay cay. Nên đối với thực phẩm có mùi lạ, đặc biệt là những thực phẩm đông lạnh, thì cần phải cảnh giác.
Cá sống luôn tốt hơn cá tươi
Một số người cho rằng, ăn cá đã chết sẽ giảm nguy cơ nhiễm chất độc có trong môi trường, do đó sẽ tốt hơn cá tươi. TS Nguyễn Tử Cương, nguyên Cục trưởng Cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT khẳng định, đây là những thông tin sai lệch, thiếu cơ sở. Một điều được coi như chân lý là cá sống luôn tốt hơn cá tươi. Cá tươi tốt hơn cá ươn. Cá ươn thì luôn tốt hơn cá thối.
Khoa học và thực tế đều chứng minh rằng, tất cả các loại nấm, ký sinh trùng, virus gây bệnh cho cá hoàn toàn không gây bệnh cho con người. Chỉ còn lại vi khuẩn, thì nếu chế biến ở nhiệt độ cao cũng sẽ bị phân hủy.
Cụ thể là khi nấu ở nhiệt độ 72 độ C trong 3,5 phút hoặc 90 độ C trong 90 giây thì vi khuẩn sẽ chết hết. Và những loại vi khuẩn sống dưới nước đa phần là được chấp nhận trong an toàn thực phẩm. Còn vi khuẩn trên bờ xâm nhập như trong quá trình bảo quản, vận chuyển bị nhiễm thì ở nhiệt độ trên cũng bị tiêu hủy.
Cũng theo TS Nguyễn Tử Cương, trong quá trình nuôi, có thể thức ăn cho cá có kháng sinh. Điều này có thể dẫn đến cá bị tồn dư chất kháng sinh khi bán ra thị trường. Trong trường hợp này, dù con cá có chết, tồn dư chất kháng sinh này vẫn "nằm im" trong đó. Dù người ta có xào nấu, nướng luộc, những chất độc này cũng không bị thải loại.
Thế nhưng nếu con cá còn sống, những chất này có thể được thải loại dần. Đó là lý do để người ta đưa ra những khuyến cáo như trước khi xuất bán, phải dừng cho cá ăn các loại thức ăn có chứa tồn dư chất kháng sinh, để trong thời gian này, cá có thể tự phân giải chất độc. Những thực phẩm còn tồn dư chất nhưng dưới ngưỡng gây độc thì vẫn được phép sử dụng làm thực phẩm.
Cá biệt có một số loài cá mà mối nguy của nó đem đến cho người sử dụng là những độc tố có sẵn trong mình nó như cá nóc, cá thịt đỏ. Những độc tố này, nếu gặp điều kiện thuận lợi, hoặc trong điều kiện bảo quản không đảm bảo quy trình kỹ thuật thì làm các chất này biến tính.
Thậm chí là các axit amin có trong chúng cũng bị biến tính thành chất độc. Điều này đã được cảnh báo nhiều, người sử dụng khi ăn các loại cá này cần có những kỹ năng loại bỏ độc tố, tránh tình trạng bị nhiễm độc.
"Con cá còn sống, thịt cá không có vi khuẩn. Con cá mới chết, thịt sẽ bị nhiễm khuẩn. Cá chết lâu (ươn, thối) thì vi khuẩn đã xâm nhập và phân hủy thịt, đó là nguyên tắc không bao giờ thay đổi", TS Nguyễn Tử Cương nhận định.
Cá là nguồn đạm quý với đủ các axit amin cần thiết, trong đó hàm lượng lysin, tyrosine, tryptophan, systin, methionine còn cao hơn thịt. Chất đạm của cá tươi lại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu hơn so với thịt. Hơn nữa, cá là nguồn tốt nhất cung cấp chất độc, dưỡng chất có ích cho sức khỏe giúp giảm nguy cơ trầm cảm, đau tim và suy giảm nhận thức.
Việc sử dụng cá vào các bữa ăn hàng ngày rất tốt cho sự phát triển trí não của trẻ em, tăng cường sức khỏe cho người già. Việc lựa chọn và chế biến cá không quá phức tạp, nhưng cần có kiến thức để nhận biết có chất độc để hóa giải chúng.
Đây là sai lầm nghiêm trọng khi ăn cơm của nhiều phụ nữ, không mau thay đổi bạn sẽ tăng cân nhanh và mắc đủ thứ bệnh Nhiều chị em cho rằng cơm là nguyên nhân gây béo phì, tăng đường huyết, vì vậy quyết định "nhịn miệng" và thay thế bằng các loại đồ ăn vặt mà không biết đây là một cách ăn gây hại cho sức khỏe. Việt Nam gắn liền với nông nghiệp lúa nước nên gạo trở thành món chính trong hầu hết các bữa...