TS. Từ Ngữ: Chăm sóc sức khỏe là giải pháp dài hạn để chung sống an toàn với dịch Covid-19
Trong vấn đề chăm sóc sức khỏe, người ta chia làm 2 yếu tố: Một là vệ sinh và hai là chế độ dinh dưỡng. Đây cũng là điều nên chú ý hơn khi phải chung sống với dịch Covid-19.
Mới đây, trên mạng xã hội Lotus.vn xuất hiện bài viết của TS. Từ Ngữ với tựa đề: Chăm sóc sức khỏe là giải pháp dài hạn để chung sống an toàn với dịch Covid-19, nhấn mạnh về chế độ dinh dưỡng và lối sống là vấn đề chúng ta nên ưu tiên.
Chúng tôi xin đăng tải bài viết này để quý vị độc giả có thêm thông tin tham khảo.
BS. TS. Từ Ngữ, Phó Chủ tịch – Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam nhấn mạnh, thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh cũng như nâng cao việc chăm sóc sức khỏe là giải pháp hữu hiệu giúp chúng ta vượt qua mùa dịch Covid-19 an toàn.
Đâu là yếu tố cốt lõi để sống chung an toàn với dịch Covid-19?
Điều đầu tiên, chúng ta cần đặc biệt lưu tâm trong thời gian sống chung an toàn với dịch Covid-19 là chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, nâng cao sức đề kháng để có được một cơ thể khỏe mạnh. Đây là giải pháp quan trọng và cần thiết với mọi lứa tuổi.
Trong vấn đề chăm sóc sức khỏe, người ta chia làm 2 yếu tố: Một là vệ sinh và hai là chế độ dinh dưỡng.
Trong yếu tố vệ sinh, bao gồm vệ sinh ngoài cơ thể (phân, nước, rác, không khí…) và vệ sinh thân thể (những yếu tố bên trong, trên thân thể như: răng, tóc…), tức là tắm rửa như thế nào mới đúng cách, đi ngoài ra sao, tập thở… để đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể.
Các bệnh truyền nhiễm có thể lây bằng nhiều đường trong đó có đường tiêu hoá. Do đó, tập thói quen giữ gìn vệ sinh ăn uống: không ăn quả xanh, không uống nước lã, không ăn thịt động vật hoang dã… Vệ sinh dụng cụ ăn uống bằng nước sôi, đặc biệt chú trọng đến việc sử dụng đũa trong bữa ăn.
Thói quen dùng đũa của chúng ta cũng tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh. Khi cho đũa vào miệng gắp đồ ăn sẽ có nước bọt, chấm chung sẽ tạo điều kiện cho virus trong nước bọt hòa vào bát gia vị và lây bệnh cho người khác. Do đó, chúng ta nên thay đổi thói quen, ăn đũa hai đầu, một đầu gắp thức ăn và một đầu đưa cơm vào miệng.
Video đang HOT
Về yếu tố dinh dưỡng, đây là mối liên quan giữa thực phẩm và con người. Nếu ăn thực phẩm này thì tốt cho hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng và ngược lại. Đồng thời, một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ và cân bằng cũng là cách giúp cơ thể hấp thụ các chất một cách tốt nhất. Do đó, ăn uống chính là một yếu tố cốt lõi, nền tảng của sức khỏe.
Cùng với đó, chúng ta phải tạo lập một lối sống khỏe mạnh, bằng cách thường xuyên rèn luyện vận động, tập thể dục thể thao, chơi những bộ môn yêu thích để tăng sức bền, dẻo dai cho cơ thể.
Ngoài ra, luôn giữ tinh thần được thoải mái, để tránh rơi vào những trạng thái lo âu, căng thẳng, mệt mỏi…. Những thói quen này cần được xây dựng, tạo lập mỗi ngày và trong suốt cả cuộc đời.
Cho đến thời điểm hiện tại, tình hình dịch bệnh Covid-19 ở trong nước đang được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, diễn biến trên thế giới vẫn đang phức tạp, tiềm ẩn những yếu tố khó lường. Nguy cơ dịch bệnh thâm nhập vào trong nước vẫn còn hiện hữu, do đó chúng ta cần phải xác định sống chung an toàn với dịch bệnh.
Muốn chung sống an toàn chúng ta phải hiểu được về dịch bệnh này, sự nguy hiểm của nó và cơ chế lây lan. Từ đó, quán triệt thực hiện thật tốt tất cả các quy định, hướng dẫn liên quan đến cơ chế lây lan của virus SARS-CoV-2.
Bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch mạn tính cần lưu ý gì trong mùa dịch Covid-19?
Dịch bệnh Covid-19 diễn biến với nhiều chiều hướng phức tạp. Dù đang được kiểm soát tốt, nhưng mọi người không thể lơ là cảnh giác với dịch bệnh đặc biệt đối với các bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch mạn tính cần chủ động chăm sóc sức khỏe tại nhà.
Lời khuyên dành cho bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch trong khi dịch Covid-19 đang diễn ra, người bệnh cần được ở nhà, giữ an toàn cho bản thân hạn chế những nguy cơ đối với sức khỏe.
1. Chuẩn đoán bệnh suy giãn tĩnh mạch
Muốn chuẩn đoán suy giãn tĩnh mạch thường dựa vào những đoạn tĩnh mạch bị kéo giãn, ngoằn nghèo, da đổi màu. Ngoài ra, tình trạng rối loạn dinh dưỡng, các u máu xuất hiện cũng có thể là triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch.
Cách chuẩn đoán suy giãn tĩnh mạch bạn có thể sờ để biết được độ cứng của phần mềm. Vùng xương trước chày có thể so sánh cả hai bên với nhau. Lúc sờ có thể thấy cả một đoạn tĩnh mạch cứng, phù nề, các cục thuyên tắc và xác định nhiệt độ của da.
Nếu thăm khám bác sĩ, các thầy thuốc chuyên khoa có thể áp dụng một số thủ thuật để đánh giá tình trạng van tĩnh mạch như thủ thuật Schwarz, thủ thuật ho, thủ thuật Trendelenburg và thủ thuật Perthe.
Ngoài ra, tình trạng suy giãn tĩnh mạch còn có thể được chuẩn đoán bằng siêu âm Doppler màu mạch máu, với phương pháp này có thể xác định được rối loạn huyết động học, tình trạng của các van tĩnh mạch với múc độ giãn của tĩnh mạch và các cục thuyên tắc trong lòng mạch để từ đó có thái độ điều trị đúng đắn với bệnh suy giãn tĩnh mạch.
2. Bệnh nhân điều trị nội khoa
Những bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch mạn tính đang được điều trị nội khoa cần lưu ý những vấn đề sau để đảm bảo sức khỏe bản thân:
- Nghiêm túc uống thuốc đầy đủ, đủ liều, liên tục theo toa của bác sĩ. Ngoài ra, không tự ý dừng uống thuốc dù các triệu chứng của bệnh đã thuyên giảm.
- Cần đeo thêm tất ép, đây là loại tất (vớ) y tế, vớ áp lực, vớ nén, vớ tĩnh mạch,...) Sử dụng các loại vớ có nhiều áp lực khác nhau sẽ đem lại hiệu quả điều trị bệnh khác nhau. Đây là phương pháp điều trị hiệu quả dành cho người bệnh bị suy giãn tĩnh mạch mạn tính.
- Những loại vớ người bệnh suy giãn tĩnh mạch cần đeo khi tập thể dục, đi tàu xe, đi máy bay hoặc đi làm, khi phải tĩnh ở một tư thế trong thời gian dài hoặc những hoạt động đứng, ngồi để làm việc trong khoảng thời gian dài.
- Khi nghỉ ngơi người bệnh suy giãn tĩnh mạch có thể tháo vớ đang đeo ra.
- Lúc ngủ cần kê cao chân bằng gối mềm, đây là biện pháp hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị giãn tĩnh mạch ở người bệnh.
3. Thay đổi lối sống, tập thể dục nâng cao sức khỏe
Muốn có sức khỏe tốt, con người cần phải có lối sống lành mạnh, nâng cao sức khỏe bằng cách tăng cường hệ miễn dịch để bảo vệ cơ thể. Thay đổi lối sống lành mạnh, nâng cao sức khỏe bằng cách:
- Hạn chế tối đa việc đứng hoặc ngồi một vị trí quá lâu. Đặc biệt xảy ra với người làm việc văn phòng, ngồi liên tục một vị trí trong thời gian dài. Để bảo vệ sức khỏe bạn cần đứng dậy, đi lại sau 20 đến 30 phút ngồi liên tục để máu vùng chậu - mông được lưu thông.
Nếu phải đứng để làm việc lâu, bạn cần di chuyển thường xuyên, không đứng lâu ở một tư thế. Bắt buộc phải đứng làm việc cần dồn lực lên 2 chân đều nhau. Điều này sẽ khiến máu lưu thông tốt, làm hạn chế tình trạng máu đọng ở chân và làm giảm tình trạng bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.
- Nên lựa chọn những loại quần áo có độ co giãn tốt, mềm mại và thoáng khí.
- Thường xuyên tập thể dục, cần tập thể dục vừa sức, không tập quá sức. Đối với người bệnh suy giãn tĩnh mạch cần lựa chọn những bài tập phù hợp.
Thực hiện các động tác tập thể dục như trên mỗi ngày từ 2 đến 3 lần có thể bảo vệ đôi chân của bạn khỏi nguy cơ suy giãn tĩnh mạch. Những nhân viên văn phòng, công nhân viên đều cần có thời gian và điều kiện luyện tập hạn chế nên những động tác và tư thế ngồi làm việc cần được ngồi đúng, có thể phối hợp với các động tác tập luyện khi về nhà.
- Muốn bảo vệ khỏi nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch, phòng bệnh hiệu quả mỗi người cần tránh các tư thế ngồi, đứng quá lâu. Khi làm việc nếu phải đứng lâu bạn có thể thực hiện vài động tác nhún nhẩy đơn giản từng chân, hành động này sẽ giúp máu lưu thông về tim tốt hơn.
- Tránh những tư thế không tốt như ngồi vắt chéo chân, ngồi bó gối hoặc ngồi xổm,...
- Điều trị những triệu chứng tê mỏi, chuột rút bắp chân hay đau tức sưng cổ chân khi đi lại thì lựa chọn phẫu thuật lột bỏ tĩnh mạch nông nếu tĩnh mạch to và ngoằn nghèo. Ngoài ra bạn có thể mang vớ tĩnh mạch, loại vớ có áp lực từ đùi đến cổ chân nếu bị suy van tĩnh mạch sâu.
Nắng Mai
Bí quyết sống khỏe của Viện sĩ 90 tuổi: Nhờ 2 loại củ "rẻ bèo" ai cũng mua được ngay Viện sĩ Trần Khả Ký, 90 tuổi nói "bách bệnh sinh ra từ tức giận, chăm sóc sức khỏe trước tiên phải tịnh tâm, hơn nữa phải biết cách ăn uống, biết cách vận động". Viện sĩ Trần Khả Ký, năm nay đã 90 tuổi, nhưng cơ thể ông vẫn rất khỏe mạnh. Là một người có chuyên môn rất cao trong lĩnh...