Truy tố 2 “quan xã” ép người dân chi tiền làm sổ đỏ
Trong lúc giữ chức vụ Chủ tịch xã Hải Phúc, ông Hồ Xuân Hoàng (SN 1975) đã cùng với Hoàng Đình (SN 1981), công chức địa chính xã Hải Phúc, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị, đã sử dụng thủ đoạn buộc người dân phải nộp tiền mới được làm các thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Ngày 16/8, Viện KSND huyện Đakrông (Quảng Trị) đã hoàn tất cáo trạng truy tố các bị can Hồ Xuân Hoàng, nguyên Chủ tịch UBND xã Hải Phúc; Hoàng Đình nguyên công chức Địa chính xã Hải Phúc, cùng về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Theo hồ sơ vụ án, cuối năm 2018, UBND huyện Đakrông có quyết định phân bổ vốn xây dựng cơ bản tập trung năm 2019, trong đó có hạng mục điều tra, chỉnh lý hồ sơ địa chính. Thực hiện quyết định này, Phòng TN&MT huyện ký kết hợp đồng nguyên tắc với Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện về việc cấp sổ đỏ.
Nắm bắt thông tin này, Hồ Xuân Hoàng lúc đó là Chủ tịch UBND xã Hải Phúc đã đưa ra chủ trương thu tiền của những người dân có nguyện vọng được cấp sổ đỏ, mặc dù Hoàng biết rõ các thửa đất của bà con đủ điều kiện cấp sổ đỏ và theo quy định của nhà nước không phải nộp tiền.
Hồ Xuân Hoàng (bìa trái) và Hoàng Đình trong lần đối chất trước dân.
Ngày 21/11/2019, Hoàng chủ trì cuộc họp với các hộ dân trên địa bàn xã, đồng thời chỉ đạo Hoàng Đình lúc đó là công chức Địa chính xã trực tiếp thu tiền của bà con với tổng cộng 15 hộ, với tổng số tiền 213 triệu đồng.
Ngoài ra, Hoàng chỉ đạo tổ chức bán đấu giá trái phép 10.811m2 đất, thu 50 triệu đồng và lập hồ sơ đề nghị cấp sổ đỏ cho người trúng đấu giá. Chưa hết, Hoàng còn chỉ đạo xác lập hồ sơ cấp sổ đỏ đối với 4 thửa đất dự án trồng rừng vay vốn JBIC, tổng diện tích 58.941m2 và 11 thửa đất thuộc chương trình dự án 327, tổng diện tích 145.415m2.
Cả 16 thửa đất này có trị giá 686.612.410 đồng, trong đó Hoàng có 2 thửa, tổng diện tích 27.561m2, trị giá 87.919.590 đồng (theo khung giá nhà nước) trái quy định của pháp luật về đất đai.
Như Báo CAND đã phản ánh, thời điểm chưa sáp nhập vào xã Ba Lòng (trước năm 2020), hàng chục hộ dân ở xã Hải Phúc buộc phải nộp từ 2 – 30 triệu đồng để được chính quyền địa phương làm các thủ tục cấp đất sản xuất.
Tổng số tiền UBND xã Hải Phúc thu giữ của người dân lên đến hàng trăm triệu đồng, sử dụng vào mục đích trả nợ quán xá và xây dựng nhà văn hóa không đúng quy định. Thời điểm này, ông Hồ Xuân Hoàng đang giữ chức Chủ tịch UBND xã Hải Phúc và ông Hoàng Đình là công chức địa chính xã này.
Sau khi có phản ánh của người dân và báo chí, Thanh tra huyện Đakrông đã vào cuộc kiểm tra và thấy có dấu hiệu tội phạm nên đã chuyển Công an huyện Đakrông điều tra, xử lý.
Nóng: Hình ảnh Lê Tùng Vân trong phiên xét xử Tịnh thất Bồng Lai, thái độ khiến ai cũng ngỡ ngàng
Hôm nay (30/6), bị cáo Lê Tùng Vân và 5 người của "Tịnh thất Bồng Lai" đã bị áp giải đến tòa trong phiên xét xử.
Sáng ngày 30/6, TAND huyện Đức Hòa, tỉnh Long An xử sơ thẩm bị cáo Lê Tùng Vân (90 tuổi) và 5 đồng phạm trong vụ án xảy ra tại Tịnh thất Bồng Lai,
Các đồng phạm bao gồm: Lê Thanh Hoàn Nguyên (32 tuổi), Lê Thanh Nhất Nguyên (31 tuổi), Lê Thanh Trùng Dương (27 tuổi) và Lê Thanh Nhị Nguyên (24 tuổi) và Cao Thị Cúc (62 tuổi).
Các bị cáo bị truy tố về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân theo Điều 311 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) xảy ra tại Thiền Am bên bờ vũ trụ (hay còn gọi Tịnh thất Bồng Lai).
Theo đó, có rất nhiều người dân địa phương, người quan tâm đến ồn ào tại Tịnh thất Bồng Lai và các YouTuber tập trung về TAND huyện Đức Hòa để theo dõi phiên xử này.
Chủ tọa phiên tòa hôm nay là ông Nguyễn Khắc Linh Duy - Phó chánh án TAND huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, Trao đổi với PV, Ông Duy cho biết có 5 luật sư bảo vệ quyền, lợi ích cho 6 bị cáo đã có đơn kiến nghị hoãn phiên toà. Tuy nhiên, hôm nay TAND huyện Đức Hoà mở phiên toà như quy định và sẽ xem xét đơn kiến nghị của các luật sư.
Qua đó, 7 giờ sáng, các bị cáo được áp giải đến tòa án trên 2 xe đặc chủng của cảnh sát. Đến 8 giờ sáng nay, ông Lê Tùng Vân cùng nhóm luật sư đến toàn trên ô tô. Ông Vân xuất hiện với vẻ ngoài tiều tụy, phải có người diu đỡ vào phòng xử án.
8h20, thư ký TAND huyện Đức Hòa kiểm tra những người được mời tham dự, phổ biến nội quy phiên tòa và thông báo mở phiên xử. (Đang tiếp tục cập nhật...)
Cáo trạng của Viện KSND tỉnh Long An ban hành đã cáo buộc, những người sống tại "Tịnh thất Bồng Lai" hay có tên khác là "Thiền am bên bờ vũ trụ" (đóng tại số 191A, ấp Lập Thành, xã Hoà Khánh Tây, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An), do ông Lê Tùng Vân làm chủ mưu, chỉ đạo đã có những hành vi vi phạm pháp luật.
Theo cáo trạng của Viện kiểm sát, từ năm 2016, các bị cáo trên cùng một số người khác đến ở tại số 191A ấp Lập Thành, xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, Long An do bị can Cao Thị Cúc làm chủ hộ.
Bị cáo Lê Tùng Vân biến nơi đây thành cơ sở tu tại gia theo Phật giáo lấy tên Tịnh thất Bồng Lai nhưng không được các ngành chức năng và Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tỉnh Long An công nhận. Do đó bị cáo Vân đổi tên cơ sở này thành Thiền am bên bờ vũ trụ để tiếp tục hoạt động.
Trong thời gian này, xuất phát từ động cơ lợi dụng quyền tự do ngôn luận để viết, chia sẻ đăng tải, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, rong khoảng thời gian từ năm 2019 - 2021, các bị cáo đã sử dụng các phương tiện điện tử như máy tính, điện thoại di động để đăng tải trên mạng xã hội Facebook và YouTube cá nhân được đăng ký sử dụng có chứa đựng thông tin sai sự thật, bịa đặt, xuyên tạc nhằm tuyên truyền, kích động xúc phạm uy tín của Công an huyện Đức Hòa (Long An), xúc phạm Phật giáo, xúc phạm danh dự và nhân phẩm ông Trần Ngọc Thảo (pháp danh Thích Nhật Từ), gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội ở địa phương.
Cú "bắt tay" của bố vợ và con rể khiến Nhà nước thất thoát nghìn tỷ đồng Ngay sau khi thành lập Công ty Âu Lạc và trực tiếp điều hành, Nguyễn Đại Dương đã chỉ đạo ký hợp đồng hợp tác với Tổng Công ty Bình Dương do bố vợ Dương là bị cáo Nguyễn Văn Minh làm đại diện, đồng thời thành lập liên doanh Công ty Tân Phú với mục đích nhận chuyển nhượng khu đất "vàng"...