Trường vùng cao tạo gắn kết học sinh để chống bạo lực học đường
Nhằm góp phần giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, nhiều trường THPT ở Thanh Hóa đã xây dựng kế hoạch phòng chống bạo lực học đường từ trong hè, để khi bước vào năm học mới, sẽ thực hiện hiệu quả.
Cô và trò Trường THPT Quan Sơn (Thanh Hóa).
Nhiều biện pháp ngăn chặn bạo lực học đường
Mỗi khi bước vào đầu năm học mới, công tác tuyên truyền cho học sinh (HS) nhận thức về tránh xa với bạo lực học đường là điều rất quan trọng. Vì vậy, Ban giám hiệu Trường THPT Quan Hóa (Thanh Hóa) phải thông tin đến các bậc phụ huynh HS, với mong muốn được sự chung tay với nhà trường, nhằm ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường xảy ra.
Thầy Lê Văn Thanh – Hiệu trưởng Nhà trường cho biết, với mục tiêu hạn chế đến mức thấp nhất các hành vi vi phạm pháp luật có thể xảy ra trong trường, Ban giám hiệu đã xây dựng kế hoạch, lập nhiều biện pháp để tuyên truyền cho HS tránh xa với tình trạng bạo lực học đường.
“Công tác này được nhà trường tuyên truyền, giáo dục và tổ chức triển khai sâu rộng trong đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh học sinh. Nhà trường coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học và cũng là cơ sở để xem xét đánh giá thi đua đối với các lớp, các HS trong nhà trường”, thầy Thanh nói.
Cũng theo thầy Thanh, nhằm thực hiện tốt công tác này, Nhà trường phối hợp thường xuyên với cấp ủy, chính quyền, các cơ quan chức năng ở địa phương để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường trong HS.
Tổ chức cho HS được học tập, thảo luận về nội quy, quy định của nhà trường, đoàn trường về quyền và nhiệm vụ của người HS theo quy định của Điều lệ trường THPT. Trong đó, đặt yêu cầu cao đối với HS trong việc thực hiện và chấp hành các quy định của pháp luật.
“Ban giám hiệu yêu cầu tập thể giáo viên đặc biệt quan tâm chú ý đến việc HS gây gổ đánh nhau, kéo băng kết nhóm với thanh thiếu niên ngoài nhà trường. Nghiêm cấm việc tàng trữ, sử dụng vũ khí vật liệu nổ và các loại hung khí có khả năng gây sát thương.
Nghiêm cấm việc tự ý tổ chức đi chơi pic-nic, dã ngoại, tắm ao hồ, sông suối. Nghiêm cấm phát tán lên mạng internet những thông tin không lành mạnh, tham gia các trò chơi nguy hiểm, kích động bạo lực.
Đồng thời, Ban giám hiệu cũng giao cho giáo viên chủ nhiệm các lớp thông qua sinh hoạt 15 phút đầu giờ, sinh hoạt cuối tuần…. để thường xuyên tuyên truyền về nội quy, quy định của nhà trường, đoàn trường. Đảm bảo 100% HS ký cam kết thực hiện tốt những điều nội quy, quy định nhà trường đã đề ra”, thầy Thanh thông tin.
Video đang HOT
Thầy, cô giáo và học sinh Trường THPT Quan Hóa tham gia buổi truyền thông giáo dục đạo đức, lối sống.
Cũng theo thầy Thanh, để ngăn chặn xảy ra bạo lực học đường, nhà trường đã thành lập Ban thi đua, tổ nề nếp trật tự, đội cờ đỏ nhằm thường xuyên kiểm tra việc chấp hành nội quy, quy định của HS hàng ngày, như: Việc chấp hành về nề nếp, trang phục, đầu tóc, giày dép… Phát hiện và ngăn ngừa HS mang hung khí đến trường hoặc mang hung khí đến nhà trọ. Kiểm tra tác phong hàng ngày của HS.
Phối hợp với Công an địa phương, Công an huyện để tổ chức ít nhất 1 buổi sinh hoạt ngoại khóa, nói chuyện chuyên đề về các nội dung liên quan tới bạo lực học đường.
Lập hồ sơ theo dõi đối với những HS thường xuyên vi phạm nội quy. Thông tin kịp thời tới gia đình HS để phối kết hợp trong việc giáo dục những em này tiến bộ. Đồng thời, cung cấp danh sách những HS trên cho cơ quan chức năng để phối hợp giáo dục và có sự răn đe khi cần thiết…
Tạo sự gắn kết giữa học sinh, bạn bè
Là ngôi trường ở vùng cao, biên giới Quan Sơn (Thanh Hóa), trước kia đã từng xảy ra tình trạng nhóm HS đánh nhau. Vì vậy, Trường THPT Quan Sơn đã thành lập Ban quản lý để theo dõi, tạo sự gắn kết giữa HS với bạn bè, nhằm ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường xảy ra.
Thầy Nguyễn Minh Đạo – Hiệu trưởng Nhà trường cho biết, vào đầu năm học, khi gọi HS đến nhập học, nhà trường sẽ thực hiện việc tổ chức tuyên truyền về bạo lực học đường, an toàn giao thông…
Trước hết, giáo viên chủ nhiệm tuyên truyền cho HS tại các lớp, đặc biệt là đối với HS lớp 10 mới vào trường, để các em hiểu và nhận biết được nội quy của nhà trường. Sau đó, nhà trường thực hiện một chương trình chung, để tuyên truyền cho các em tránh xa với nạn bạo lực học đường.
Thầy và trò Trường THPT Quan Sơn tổ chức hội thi thể thao nhằm gắn kết tình bạn giữa học sinh với nhau trong trường.
“Trong những buổi tuyên truyền, giáo viên luôn phải nhắc nhở các em về những hành động cấm, không được gây gổ, tạo bè cánh, đàn đúm để khiêu khích, tham gia đánh nhau. Nếu những HS nào vi phạm, sẽ phải chịu hình thức kỷ luật của nhà trường rất nặng. Đồng thời, nhà trường cũng thông tin cho các em biết những trường hợp HS đã bị xử lý, để nhắc nhở, khuyên răn”.
Cũng theo thầy Đạo, tiếp theo đó, nhà trường xây dựng một chương trình thể dục thể thao từ đầu năm, gồm: bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông… để tất cả HS trong trường được tham gia. Qua hoạt động thể dục thể thao, sẽ gắn kết được tình bạn giữa học sinh khóa khối lớp trên với khối lớp dưới.
Nhà trường cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao các loại hình câu lạc bộ, để tạo sân chơi lành mạnh, tạo dựng môi trường học tập gần gũi, thân thiện cho HS. Thông qua học tập văn hóa để giáo dục lòng nhân ái, trang bị các kỹ năng sống cần thiết, kỹ năng ứng xử và giải quyết các tình huống trong học tập, sinh hoạt hàng ngày dựa trên lòng nhân ái, sự khoan dung, độ lượng.
Phát huy hơn nữa vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc gần gũi, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của từng HS để có thể chia sẻ những khó khăn với các em, để an ủi và động viên các em vượt khó vươn lên. Đặc biệt, nhà trường chú ý những HS có điều kiện và hoàn cảnh dễ bị tổn thương, như: Có hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, học sinh mồ côi, HS khuyết tật, HS mà gia đình bố mẹ có mâu thuẫn, rạn nứt tình cảm…
Chỉ đạo giáo viên bộ môn Giáo dục công dân tăng cường các hình thức sinh hoạt tổ, nhóm HS, nắm bắt diễn biến tư tưởng, tâm lý, tình cảm để có sự can thiệp kịp thời. Đặc biệt là tránh việc gây nên những áp lực về tâm lý, gây căng thẳng cho HS. Giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò nòng cốt trong việc giúp HS giải tỏa các căng thẳng về tâm lý, là chỗ dựa tinh thần cho các em những lúc khó khăn.
Học sinh Trường THPT Quan Sơn tham gia buổi sinh hoạt chung về phòng chống tác hại tình trạng bạo lực học đường.
“Khi các em đã có sự quen biết nhau, gắn kết với nhau từ hoạt động thể dục thể thao, thì các em sẽ không xảy ra mâu thuẫn với nhau nữa. Nhờ đó, trong những năm gần đây, việc học sinh đánh nhau to đã không xảy ra nữa”, thầy Đạo thông tin.
Đối với Ban quản lý học sinh, nhà trường yêu cầu các giáo viên chủ nhiệm đều phải tham gia, để xem xét, xử lý và ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường. Khi nhận được thông tin về việc HS xích mích đánh nhau, thì Ban quản lý sẽ lập tức có biện pháp giải hòa ngay, để tránh tình trạng xảy ra việc đánh nhau.
“Trước kia, trong trường cũng đã từng xảy ra việc nhóm học sinh của làng này đánh nhau với nhóm học sinh của bản kia. Vì thế, nhà trường phải mời phụ huynh lên, thông báo cho họ biết việc con, em đã vi phạm quy chế của nhà trường. Đồng thời, thống nhất với phụ huynh đưa ra phương pháp rèn giũa, giáo dục học sinh.
Sau khi phụ huynh đồng ý quan điểm, thì nhà trường kỷ luật các em bằng cách đưa đi lao động ở trường, để học sinh nhớ mà sửa chữa. Đồng thời, sẽ hạ hạnh kiểm, trừ điểm thi đua của cả lớp, chứ không riêng cá nhân học sinh vi phạm. Với cách làm như vậy, học sinh ở các lớp sẽ đồng tình và tự bảo ban nhau không vi phạm, tránh ảnh hưởng đến thi đua của cả lớp.
Bên cạnh đó, việc ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường, chúng tôi luôn coi đó là nhiệm vụ quan trọng. Hơn nữa, nếu không có sự chung tay giúp sức của phụ huynh, thì công tác này không hề đơn giản”, thầy Nguyễn Minh Đạo- Hiệu trưởng Trường THPT Quan Sơn (Thanh Hóa).
Văn hóa dạy và học xuống cấp bởi đủ thứ 'chạy'
Nguyên Phó Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương nhận định, văn hóa dạy và học biến dạng xuống cấp bởi tình trạng 'chạy trường', 'chạy điểm', 'chạy bằng tốt nghiệp','chạy' vào các cơ quan, đơn vị có nhiều bổng lộc...
Chiều nay 22/8, Bộ GD-ĐT phối hợp với Ủy ban Văn hóa Giáo dục tổ chức hội nghị đẩy mạnh công tác xây dựng văn hóa học đường. Hội nghị nhằm tập trung trao đổi, bàn luận về những giải pháp nhằm tăng cường công tác xây dựng văn hóa học đường.
Ông Đào Duy Quát, nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương cho rằng, văn hóa học đường là một phần của văn hóa quốc gia, dân tộc.
Tuy nhiên, hiện, bên cạnh những mặt tích cực, còn một bộ phận không nhỏ học sinh, sinh viên lệch chuẩn, thậm chí lệch chuẩn nghiêm trọng trong cử chỉ, lời nói, hành vi ứng xử trong các mối quan hệ cơ bản của học đường.
Theo ông Quát, tình trạng bạo lực học đường, tình trạng mua bán, sử dụng ma túy, thuốc lắc trong lớp trẻ gia tăng cả quy mô và tính chất. Văn hóa dạy và học biến dạng xuống cấp bởi tình trạng "chạy trường", "chạy điểm", "chạy bằng tốt nghiệp", sau tốt nghiệp thì "chạy" vào các cơ quan, đơn vị có nhiều bổng lộc của học sinh, sinh viên và phụ huynh.
Cùng đó là tình trạng "chạy thành tích", "chạy danh hiệu" của các nhà quản lý giáo dục, của giáo viên, giảng viên...
Theo ông Quát, đây thực sự là những "điểm nóng" của ngành giáo dục, gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Ông Đào Duy Quát, nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương chia sẻ tại hội nghị.
Ông Quát cho rằng, thực trạng yếu kém này đã ảnh hưởng đáng kể đến mục tiêu xây dựng, phát triển văn hóa học đường.
Đồng thời, kiến nghị Ban Bí thư BCH Trung ương Đảng quyết định thành lập Ban chỉ đạo xây dựng phát triển văn hóa học đường trung ương, trong đó Bộ trưởng Bộ GD-ĐT làm ủy viên thường trực. Ban chỉ đạo này có đủ thẩm quyền lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp như đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực quản lý, xây dựng đội ngũ cán bộ và tăng cường nguồn lực cho xây dựng văn hóa học đường.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, xây dựng và phát triển văn hóa học đường phải được coi là một trong những nhiệm vụ lớn, trọng tâm và quan trọng của toàn ngành giáo dục, tại mỗi địa phương và ở từng cơ sở giáo dục.
Theo ông Sơn, ngành giáo dục đang triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, tập trung phát triển phẩm chất và năng lực của người học, lấy việc dạy người làm nội dung trọng tâm. Đây cũng là giải pháp toàn diện để củng cố, gia tăng tố chất văn hóa và phát triển con người.
"Văn hóa học đường là môi trường quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục người học trở thành những con người phát triển toàn diện Đức - Trí - Thể - Mỹ, có lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, có ý thức và trách nhiệm cao với đất nước, với gia đình và cộng đồng", ông Sơn nói.
Tập trung thực hiện Chỉ thị 08 về xây dựng văn hóa học đường UBND tỉnh vừa ban hành văn bản chỉ đạo về việc thực hiện Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 1-6-2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai công tác xây dựng văn hóa học đường. Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị, địa phương thực hiện một số nội dung trọng tâm nhằm...