Trường lo lắng vì trò… thoát nghèo

Theo dõi VGT trên

Nhiều năm qua, Nghị định 116 của Thủ tướng Chính phủ đã hỗ trợ lớn cho học sinh DTTS, vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Nghệ An.

Trường lo lắng vì trò... thoát nghèo - Hình 1

Tổ chức bán trú là điểm tựa để giữ chân học trò vùng miền núi khó khăn.

Nhiều năm qua, Nghị định 116 của Thủ tướng Chính phủ đã hỗ trợ lớn cho học sinh DTTS, vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Nghệ An.

Điều đáng mừng này, lại là nỗi lo lớn của nhiều trường, đặc biệt đối với trường dân tộc bán trú. Bởi khi bị cắt nguồn trợ cấp, nguy cơ học sinh bỏ học lớn.

Bán trú – giữ chân trò vùng cao đến trường

Trường Phổ thông Dân tộc bán trú (PT DTBT) THCS Mường Lống (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) có 100% học sinh người Mông. Mường Lống được mệnh danh là cổng trời xứ Nghệ, vì cách xa trung tâm huyện, trong xã có nhiều bản vùng sâu, biệt lập. Tuy nhiên, chất lượng giáo dục của Mường Lống những năm qua luôn nằm trong tốp đầu của huyện và có học sinh giỏi tỉnh.

Thầy Nguyễn Quang Tuấn – Hiệu trưởng Trường PT DTBT THCS Mường Lống cho hay: Với hơn 60% học sinh bán trú, việc quản lý các em cũng như tổ chức hoạt động giáo dục của nhà trường thuận lợi, đồng bộ hơn. Đến nay, dù vẫn còn khó khăn về cơ sở vật chất, chỗ ăn ở, sinh hoạt phục vụ bán trú, nhưng nền nếp nhà trường được duy trì ổn định. Không còn tình trạng học sinh bỏ học, giảm hẳn việc tảo hôn và thành tích học sinh cả về đại trà lẫn mũi nhọn được nâng cao.

Mặc dù chưa được công nhận mô hình bán trú, nhưng 3 năm qua, Trường Tiểu học Nhôn Mai (huyện Tương Dương, Nghệ An) đã đưa hơn 70 học sinh từ bản Phá Mật, Thăm Thẳm về nuôi ở tại điểm chính. Theo thầy Vũ Đình Hùng – Hiệu trưởng, để dồn dịch điểm lẻ, tạo điều kiện thực hiện Chương trình GDPT 2018, việc tổ chức bán trú cho học sinh là nhu cầu cấp thiết. Nhôn Mai là xã vùng lòng hồ, nhiều bản cách xa trường hơn 10km đường núi, hoặc phải đi thuyền hàng giờ. Nếu không có bán trú, thì vẫn phải duy trì điểm lẻ, việc đầu tư dạy học dàn trải, không hiệu quả.

“Học sinh của trường đang được hưởng chế độ 116 với tiền ăn hơn 600 nghìn, 15kg gạo/em/tháng. Ngoài ra nhà trường trồng thêm rau, chăn nuôi để có thêm thực phẩm. Việc quản lý, chăm sóc học sinh do thầy cô tự nguyện. Từ khi đưa học sinh về trường chính, dù chúng tôi vất vả nhiều, nhưng đã nâng cao chất lượng học sinh toàn diện, từ kiến thức, kỹ năng sống, sức khỏe…”, thầy Hùng khẳng định.

Mô hình trường PT DTBT đã triển khai tại Nghệ An hơn 10 năm, đến nay đã có 33 trường được công nhận (tăng 21 trương so với năm học 2010 – 2011), với hơn 11.000 học sinh. Trong đó có 3 trường phổ thông DTBT tiểu học và THCS,9 trường tiểu học, còn lại là THCS.Số học sinh thuộc diện ăn ở tại trường là 7.000 em. Dự kiến đến năm 2022, Nghệ An thành lập thêm 35 trường bán trú tiểu học.

Đối với trường vùng khó khăn, để tổ chức bán trú phụ thuộc nhiều vào chính sách trợ cấp của nhà nước. Trong đó, phần lớn hỗ trợ từ Nghị định 116 của Chính phủ cho học sinh vùng đặc biệt khó khăn. Quyết định số 582/QĐ-TTg, giai đoạn 2016 – 2020 tỉnh Nghệ An có 1.175 thôn, bản nằm trong vùng đặc biệt khó khăn.

Theo đó, ngoài học sinh đang học ở các trường dân tộc bán trú, còn có hàng chục nghìn em khác thuộc những vùng này được hỗ trợ trong quá trình học tập. Chế độ hỗ trợ gồm tiền ăn, 15kg gạo và tiền ở (đối với học sinhnhà xa nhưng trường chưa có điều kiện tổ chức bán trú).

Video đang HOT

Trường lo lắng vì trò... thoát nghèo - Hình 2

Giờ học của thầy trò Trường PT DTBT Tiểu học và THCS Tân Hợp (Tân Kỳ, Nghệ An).

Thôn thoát nghèo, trò mất thẻ bảo hiểm y tế

Kết thúc chu kỳ 2016 – 2020, Quyết định 582 hết hiệu lực, danh sách các thôn, xã đặc biệt khó khăn sẽ được rà soát, công nhận lại theo quy định mới. Tại Nghệ An, qua khảo sát, dự kiến có hơn 500 xãthoát nghèo. Kéo theo đó, có ít nhất 11 trường PT DTBT THCS ở các huyện Con Cuông, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Tân Kỳ và một số trường ở các huyện Tương Dương, Kỳ Sơn… cùng hàng nghìn học sinh mất chế độ.

Năm học 2020 – 2021, Trường PT DTBT Tiểu học và THCS Tân Hợp (huyện Tân Kỳ) có 259 học sinh bán trú, đều có nhà cách xa trường, gia đình thuộc diện nghèo, cận nghèo. Thầy Trần Quốc Mạnh – Hiệu trưởng nhà trường cho biết, “Nguồn kinh phí để tổ chức bán trú cho học sinh chủ yếu từ Nghị định 116.

Ngoài ra, địa phương, nhà trường hỗ trợ thêm trong chăm sóc, quản lý hoặc bổ sung cơ sở vật chất bảo đảm ăn ở cho học sinh. Vì vậy, nếu học sinh không còn trợ cấp, việc tổ chức bán trú của sẽ gặp nhiều khó khăn. Trong khi vận động xã hội hóa thì phần lớn phụ huynh không có điều kiện đóng góp vì kinh tế vất vả”.

Cũng ở huyện Tân Kỳ, Trường THCS Giai Xuân (xã Giai Xuân) tuy không phải là trường bán trú, nhưng chiếm tới 80% học sinh là người dân tộc Thổ. Toàn trường có195 em ở xóm đặc biệt khó khăn, trong đó 21 học sinh hưởng chế độ 116.

Thầy Đinh Bạt Thể – Hiệu trưởng nhà trường cho hay: “Cuối năm 2020, chúng tôi có nghe thông tin từ năm 2021, nhiều thôn bản trong xã không còn thuộc diện đặc biệt khó khăn nữa. Tuy nhiên, đến nay trường chưa nhận được văn bản chính thức nào, và học sinh vẫn được hưởng đầy đủ chế độ đến hết năm học 2020 – 2021″.

Liên quan đến vấn đề trên, thầy Thể cũng cho rằng, khi xã, thôn “thoát khó khăn”thiệt thòi nhất cho học sinh là bảo hiểm y tế. Hiện, tỷ lệ học sinh DTTS được hỗ trợ BHYT của trường chiếm tới 80%. Nếu không còn được trợ cấp, mỗi em sẽ nộp hơn 600.000 tiền BHYT/năm. Với gia đình có 2 – 3 cùng đang đi học, đây đã là khoản chi phí lớn.

Theo thống kê của Phòng GD&ĐT huyện Tân Kỳ, trên địa bàn có gần 1.000 học sinh được hưởng chế độ 116 với số tiền hỗ trợ hàng năm là hơn 7 tỷ đồng. Trường hợp bị cắt trợ cấp, nguồn kinh phí này nếu huy động từ phụ huynh sẽ khó khả thi.

Khi Quyết định 582 đã hết hiệu lực, để gỡ khó cho các nhà trường, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 72/QDD- Ttg (ngày 16/1/2021). Theo đó, các xã, thôn vùng dân tộc thiểu số và miền núi tiếp tục được hưởng các chính sách xã hội trước khi chính phủ ban hành Quyết định mới thay thế Quyết định 582 cho giai đoạn (2021 – 2025).

Đứng trước nguy cơ chế độ cho học sinh bán trú sẽ bị cắt, nhiều trường dân tộc bán trú cũng đã báo cáo với Sở GD&ĐT Nghệ An và kiến nghị ngành có giải pháp hỗ trợ. Trước mắt, Sở đang thống kê, khảo sát để tham mưu cho tỉnh và các ban, ngành liên quan xây dựng cơ chế hỗ trợ cho các trường bán trú trên địa bàn. Tuy nhiên, lãnh đạo Sở GD&ĐT Nghệ An cũng cho rằng, giải pháp lâu dài, cần huy động nguồn xã hội hóa, đề phụ huynh chung tay cùng nhà trường, địa phương “nuôi” con em đi học.

Trước đó, từ năm 2010 – 2016, Nghệ An có 62 trường với 183 điểm lẻ được thụ hưởng dự án SEQAP. Đây là dự án “Bảo đảm chất lượng trường học”, hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, tiền ăn trưa bán trú cho trường tiểu học (chủ yếu ở vùng miền núi cao, học sinh DTTS). Nhờ dự án, tỷ lệ huy động trẻ đến trường tăng cao. Các trường linh hoạt vận động xã hội hóa, tổ chức bán trú hiệu quả, qua đó nâng cao chất lượng dạy học 2 buổi/ngày. Tuy nhiên, sau khi dự án kết thúc, qua khảo sát, những trường trên đều không duy trì được việc nấu bán trú cho trẻ.

Cô giáo trường biên giới vui mừng vì câu chuyện thật được ghi nhận, lan tỏa

"Nhận tin bài viết đạt giải, tôi mừng lắm! Đây là cuộc thi lớn, nghĩa là sẽ có nhiều người biết đến ngôi trường dân tộc bán trú ở vùng biên giới xa xôi, biết đến thầy hiệu trưởng tâm huyết, hết lòng vì học sinh".

Cô giáo trường biên giới vui mừng vì câu chuyện thật được ghi nhận, lan tỏa - Hình 1

Cô Trần Thị Thu Hiền - GV Trường PT DTBT THCS Nậm Típ (Kỳ Sơn, Nghệ An) đạt giải cuộc thi viết "Những tấm gương tâm huyết, sáng tạo học và làm theo lời Bác".

Đó là chia sẻ của cô Trần Thị Thu Hiền, một trong những tác giả đạt giải cuộc thi viết "Những tấm gương tâm huyết, sáng tạo học và làm theo lời Bác" năm học 2020 - 2021. Tác phẩm của cô mang tên "Thầy hiệu trưởng vùng cao tâm huyết với sự nghiệp trồng người". "Nhân vật" trong bài chính là thầy hiệu trưởng nơi cô Hiền dạy học - ngôi trường vùng biên giới khó khăn bậc nhất Nghệ An, nằm dưới nóc nhà của dãy Trường Sơn hùng vĩ.

Cảm xúc từ tâm huyết của thầy hiệu trưởng

Cô Trần Thị Thu Hiền hiện là giáo viên môn Ngữ văn Trường Phổ thông DTBT THCS Nậm Típ (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An). Nhưng cô chỉ mới về đây nhận công tác hơn 1 năm. Trước đó, cô đã từng có gần 15 năm dạy học tại Na Ngoi, cũng là một xã biên giới nằm dưới nóc nhà dãy Trường Sơn.

Khi nhận nhiệm vụ ở đơn vị mới, cô Hiền không khỏi lo lắng. "Tôi có gọi cho hiệu trưởng là thầy Nguyễn Công Danh, và được thầy động viên, khích lệ "cứ sang đi, có khó khăn gì sẽ cùng nhau chia sẻ, giải quyết". Bên cạnh đó, đồng nghiệp cũng đón nhận và giúp đỡ tôi nhiệt tình từ công việc đến sinh hoạt.

Thời gian đầu, tôi được tạo điều kiện ở nhà công vụ trong trường. Sau đó, do còn nuôi con nhỏ, nên tôi ra ngoài thuê nhà dân ở gần đơn vị bộ đội biên phòng của chồng, cách trường khoảng 4 - 5km", cô Hiền cho biết.

Cô giáo trường biên giới vui mừng vì câu chuyện thật được ghi nhận, lan tỏa - Hình 2

Cô Trần Thị Thu Hiền cùng nữ đồng nghiệp tại Trường PT DTBT THCS Nậm Típ (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An)

Ngôi trường mang tên con sông Nậm Típ dành cho học sinh 2 xã Mường Típ và Mường Ải. Trường có 417 học sinh nhưng có tới 301 em ở bán trú, chiếm hơn 75%. Lớp 7B của cô Hiền chủ nhiệm cũng có tới 27/33 học sinh bán trú, chỉ có 6 em nhà gần trường tự đi về. Học sinh bán trú được hưởng chế độ theo Nghị định 116 với mức hỗ trợ bằng 50% tháng lương cơ bản và 15kg gạo/học sinh/tháng. Số kinh phí này để đảm bảo nuôi ăn ở cho học sinh từ thứ 2 đến thứ 6 rất vất vả. Đặc biệt là các em đang "tuổi ăn tuổi lớn".

Vì vậy, nhà trường tăng gia sản xuất để thêm thức ăn cho học sinh, và thầy hiệu trưởng Nguyễn Công Danh chính là người tiên phong. Để có vườn rau cho trò, thầy cô phải lội sang bên kia sông, khai hoang, cuốc đất. Chỉ ở gần sông mới có nước tưới. Thời gian rảnh, thầy Danh lại miệt mài lên nương. Vựa rau của thầy trò cứ thế ngày một rộng hơn.

Cô giáo trường biên giới vui mừng vì câu chuyện thật được ghi nhận, lan tỏa - Hình 3

Vườn rau xanh tốt do thầy cô Nguyễn Công Danh - Hiệu trưởng Trường PT DTBT THCS Nậm Típ khởi xướng và duy trì nhiều năm học

So với Na Ngoi, dù cũng là vùng biên giới, nhưng thời tiết, khí hậu ở 2 xã này khắc nghiệt hơn. Mùa hè nắng nóng, mùa mưa thường trực đối mặt với lũ quét, lũ ống. Ấy vậy mà vườn lúc nào cũng xanh tốt. Ngoài ra, trường còn nuôi hàng chục con lợn, thả gà, đào ao nuôi cá, ếch... để có thực phẩm tươi sạch cho trò.

"Tôi nhớ khi mới khai giảng xong, cũng đang vào mùa mưa lũ. Nước sông suối dâng cao, chảy xiết. Cô giáo và học sinh không dám sang bên vườn rau. Vậy mà thầy hiệu trưởng xắn quần, lội qua nước lớn để hái rau cho trò. Có lần thầy về quê ở huyện Tân Kỳ, chỉ lo mang theo 1 bì cây giống để trồng vụ mới. Hình ảnh ấy khiến tôi xúc động, ấn tượng mãi. Dù chỉ mới đến công tác ở trường, nhưng tôi cảm nhận được đó là người thầy cực kỳ tâm huyết, lo lắng cho học sinh từ những điều nhỏ nhất", cô Hiền kể.

Mừng vì câu chuyện thật được công nhận, lan tỏa

Năm học 2020 - 2021, Bộ GD&ĐT phát động cuộc thi viết Những tấm gương tâm huyết, sáng tạo học và làm theo lời Bác. Thông tin cuộc thi cũng được Phòng GD&ĐT huyện Kỳ Sơn, Nghệ An gửi về các trường học trực thuộc. "Đọc thể lệ, tôi nghĩ ngay đến việc viết về thầy Danh. Đó thực sự là một tấm gương lớn để những giáo viên như chúng tôi noi theo", cô Hiền nói.

Cô giáo trường biên giới vui mừng vì câu chuyện thật được ghi nhận, lan tỏa - Hình 4

Ngôi trường vùng biên giới này có tới 75% học sinh bán trú

Thời gian về trường, cô Hiền thực hiện nhiệm vụ chuyên môn theo phân công và được ban giám hiệu quan tâm hướng dẫn. Đối với công tác bán trú, dù ở trọ xa trường, cô Hiền vẫn nhận lịch trực quản lý học sinh. Trường PT DTBT THCS Nậm Típ có học sinh ở cả 3 thành phần dân tộc, Khơ Mú, Thái, Mông. Trong đó hộ nghèo chiếm tới 90%. Hòa nhập vào môi trường mới, cô cho biết sự tận tâm, nhiệt huyết với học sinh của giáo viên nhà trường được truyền lửa từ thầy hiệu trưởng.

"Đến nay, gần về hưu thầy vẫn đang "cắm bản", dành phần lớn thời gian cho học sinh 2 xã biên giới Mường Típ, Mường Ải. Và cuộc thi của Bộ GD&ĐT, Báo Giáo dục và Thời đại tổ chức là dịp để tôi được nói những diều mình chứng kiến, cảm nhận. Và cứ thế tôi viết ra rất nhanh", cô Hiền nói.

Người báo tin kết quả dự thi cho cô Hiền cũng chính là thầy Danh. "Hôm đó, tôi được thầy gọi điện chúc mừng, thông báo bài viết của mình đạt giải. Lúc đó, cảm xúc của tôi khó tả lắm, không dám tin, còn hỏi lại - "Có thật không thầy, thầy có... lừa em không"! Thầy giải thích do số điện thoại của tôi không liên lạc được, nên ban tổ chức gọi về cho Phòng GD&ĐT nhờ thông báo với nhà trường và tác giả. Lúc ấy tôi mới tin bài viết của mình đạt giải, và gọi báo tin cho mọi người", cô Hiền nhớ lại.

Cô giáo trường biên giới vui mừng vì câu chuyện thật được ghi nhận, lan tỏa - Hình 5

Thầy Nguyễn Công Danh (đeo phù hiệu) giới thiệu với lãnh đạo tỉnh Nghệ An thăm bếp ăn bán trú của nhà trường

Cô Hiền cũng tâm sự, khi đặt bút viết, cô nghĩ mình chỉ là một giáo viên dạy văn bình thường ở một ngôi trường vùng sâu vùng xa. Chắc hẳn có nhiều người giỏi giang, tài năng hơn. Nhưng cô cứ viết bằng cảm xúc của mình, bằng những sự việc thực diễn ra hằng ngày. Câu chuyện về trường Nậm Típ, về thầy hiệu trưởng Nguyễn Công Danh là có thật chứ không phải hư cấu, tưởng tượng thêm vào. Khi gửi bài dự thi, cô cũng thầm ước mình được giải. Và giờ đây, điều ước đó đã thành sự thật.

Cô giáo vùng cao tâm sự thêm, dù chưa biết đạt giải gì, nhưng biết tin được giải đối với cô đã là một niềm vui to lớn, để cô chia sẻ với gia đình, đồng nghiệp, học sinh. "Cuộc thi được tổ chức trên toàn quốc, nghĩa là những gì mình viết được ghi nhận, nhiều người sẽ biết đến ngôi trường dân tộc bán trú ở vùng biên giới xa xôi, biết thầy hiệu trưởng tâm huyết, hết lòng vì học sinh. Đó cũng là ý nghĩa lớn nhất mà tôi nhận được" - cô Hiền bày tỏ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều
Sau bữa nhậu tất niên, cảnh tượng lạ tại phòng khách lúc 21h tối khiến người vợ bất ngờSau bữa nhậu tất niên, cảnh tượng lạ tại phòng khách lúc 21h tối khiến người vợ bất ngờ00:585 thanh niên nằm ngủ giữa nhà và sự xuất hiện của người đàn ông lúc rạng sáng khiến tất cả vùng dậy5 thanh niên nằm ngủ giữa nhà và sự xuất hiện của người đàn ông lúc rạng sáng khiến tất cả vùng dậy01:08Cháu trai "bắt quả tang" ông nội U70 lén làm 1 việc khi không có ai, tiết lộ sau đó khiến tất cả oà khócCháu trai "bắt quả tang" ông nội U70 lén làm 1 việc khi không có ai, tiết lộ sau đó khiến tất cả oà khóc00:29Chuyến bay delay 3 tiếng khiến người phụ nữ tình cờ chứng kiến cảnh tượng kì lạ: Đây là ông bố bà mẹ hiếm có!Chuyến bay delay 3 tiếng khiến người phụ nữ tình cờ chứng kiến cảnh tượng kì lạ: Đây là ông bố bà mẹ hiếm có!00:32Phương Nhi đang nhặt rác ở biển thì được mai mối, con dâu tỷ phú có màn đối đáp được khen EQ kịch trầnPhương Nhi đang nhặt rác ở biển thì được mai mối, con dâu tỷ phú có màn đối đáp được khen EQ kịch trần00:23Camera ghi lại diễn biến hãi hùng khi xe máy phóng tốc độ kinh hoàng ngay ngã tưCamera ghi lại diễn biến hãi hùng khi xe máy phóng tốc độ kinh hoàng ngay ngã tư00:12Clip thanh niên tông người phụ nữ văng ra đường rồi lên xe bỏ chạy, dân mạng tìm ra chi tiết khó thoátClip thanh niên tông người phụ nữ văng ra đường rồi lên xe bỏ chạy, dân mạng tìm ra chi tiết khó thoát00:35Camera ghi cảnh đôi vợ chồng làm ngân hàng ngã ra sàn nhà sau khi nhận thưởng Tết, biết con số mà thèmCamera ghi cảnh đôi vợ chồng làm ngân hàng ngã ra sàn nhà sau khi nhận thưởng Tết, biết con số mà thèm00:45Bắt quả tang hành động xấu hổ của nam shipper, chủ nhà thốt ra 2 chữ khiến nhiều người giật mìnhBắt quả tang hành động xấu hổ của nam shipper, chủ nhà thốt ra 2 chữ khiến nhiều người giật mình00:56Lên TikTok thấy tất cả đều hỏi 1 câu "Tại sao anh Pakistan lại gọi cho Ny bằng số điện thoại": Chuyện gì đang xảy ra?Lên TikTok thấy tất cả đều hỏi 1 câu "Tại sao anh Pakistan lại gọi cho Ny bằng số điện thoại": Chuyện gì đang xảy ra?00:16Clip nửa đêm của gia đình bỗng viral: Mẹ đẻ em bé nhưng người trầm cảm là chị hai, chăm em đầu bù tóc rối!Clip nửa đêm của gia đình bỗng viral: Mẹ đẻ em bé nhưng người trầm cảm là chị hai, chăm em đầu bù tóc rối!01:09

Tin đang nóng

1 cặp đôi phim giả tình thật sắp kết hôn: Nhà gái là nữ thần trẻ mãi không già, nhà trai cả sắc lẫn tài đều hoàn hảo tuyệt đối1 cặp đôi phim giả tình thật sắp kết hôn: Nhà gái là nữ thần trẻ mãi không già, nhà trai cả sắc lẫn tài đều hoàn hảo tuyệt đối
23:45:20 24/01/2025
Cuộc sống của NSND Lệ Thủy ở tuổi U.80Cuộc sống của NSND Lệ Thủy ở tuổi U.80
23:19:57 24/01/2025
Bắt quả tang hành động xấu hổ của nam shipper, chủ nhà thốt ra 2 chữ khiến nhiều người giật mìnhBắt quả tang hành động xấu hổ của nam shipper, chủ nhà thốt ra 2 chữ khiến nhiều người giật mình
21:25:21 24/01/2025
Lan Ngọc sượng trân khi MC không cho lên thảm đỏ, phản ứng ra sao mà ai cũng ủng hộ?Lan Ngọc sượng trân khi MC không cho lên thảm đỏ, phản ứng ra sao mà ai cũng ủng hộ?
23:31:07 24/01/2025
Kaity Nguyễn chính thức lên tiếng vụ bị bạn diễn nam cưỡng hôn trên thảm đỏKaity Nguyễn chính thức lên tiếng vụ bị bạn diễn nam cưỡng hôn trên thảm đỏ
20:52:20 24/01/2025
Thảm đỏ hot nhất hôm nay: Diệp Lâm Anh - Thùy Tiên đẹp sáng bừng khung hình, 1 nàng hậu lột xác quá gắt chấn động cõi mạngThảm đỏ hot nhất hôm nay: Diệp Lâm Anh - Thùy Tiên đẹp sáng bừng khung hình, 1 nàng hậu lột xác quá gắt chấn động cõi mạng
23:51:44 24/01/2025
Gameshow bị dừng lên sóng, động thái khác lạ của Ninh Dương Lan Ngọc và sự khó hiểu của nhà sản xuấtGameshow bị dừng lên sóng, động thái khác lạ của Ninh Dương Lan Ngọc và sự khó hiểu của nhà sản xuất
21:57:08 24/01/2025
Nghệ sĩ cải lương Diệp Tuyết Anh qua đờiNghệ sĩ cải lương Diệp Tuyết Anh qua đời
23:12:34 24/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

MC Mai Ngọc lộ bụng bầu sau 1 tháng kết hôn với thiếu gia Bắc Giang

MC Mai Ngọc lộ bụng bầu sau 1 tháng kết hôn với thiếu gia Bắc Giang

Sao việt

06:49:35 25/01/2025
Theo nguồn tin của chúng tôi, Mai Ngọc đang mang thai, cô nghỉ việc để dành toàn tâm toàn ý cho hành trình ý nghĩa này.
Tình trạng vợ chồng Justin Bieber giữa tin đồn ly hôn

Tình trạng vợ chồng Justin Bieber giữa tin đồn ly hôn

Sao âu mỹ

06:43:38 25/01/2025
Hailey Bieber dù không lên tiếng, nhưng cũng khéo léo flex rằng cuộc hôn nhân của cô và Justin Bieber vẫn đang tốt đẹp.
Dự báo những xu hướng quân sự chính trong năm 2025

Dự báo những xu hướng quân sự chính trong năm 2025

Thế giới

06:26:29 25/01/2025
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã sử dụng mối đe dọa vũ khí hạt nhân trong suốt cuộc xung đột Ukraine để giảm bớt sự hỗ trợ của Mỹ đối với Kiev.
Phim ngôn tình đứng top 1 toàn cầu: Thống trị 143 quốc gia, nữ chính xinh đẹp tuyệt trần càng ngắm càng yêu

Phim ngôn tình đứng top 1 toàn cầu: Thống trị 143 quốc gia, nữ chính xinh đẹp tuyệt trần càng ngắm càng yêu

Phim châu á

05:53:02 25/01/2025
Vào ngày 24 tháng 1, nền tảng OTT toàn cầu Rakuten Viki đã công bố thông tin về dự án phim Motel California đang rất nổi tiếng trên nền tảng này.
Cách làm khoai tây đút lò, phủ kem béo ngậy, ăn một lần mê ngay

Cách làm khoai tây đút lò, phủ kem béo ngậy, ăn một lần mê ngay

Ẩm thực

05:52:07 25/01/2025
Món ăn này không chỉ bắt mắt mà còn đầy đủ dưỡng chất, chắc chắn sẽ chinh phục mọi thực khách ngay từ lần thử đầu tiên.
Song Hye Kyo 2 thập kỷ thất bại?

Song Hye Kyo 2 thập kỷ thất bại?

Hậu trường phim

05:51:27 25/01/2025
Nhận nhiều kỳ vọng, thế nhưng nội dung của Nữ tu bóng tối lại nhận những phản hồi không mấy tích cực sau buổi chiếu sớm.
Phim hài Tết mới chiếu liền gây sốt MXH, dàn cast nhìn thôi đã "choáng"

Phim hài Tết mới chiếu liền gây sốt MXH, dàn cast nhìn thôi đã "choáng"

Phim việt

05:50:49 25/01/2025
Chưa biết chất lượng phim ra sao nhưng riêng sự xuất hiện của dàn cast đông đảo với nhiều gương mặt hot đã khiến khán giả phấn khích.
"Đỉnh của chóp" sự kiện hợp tác Free Fire x Naruto Shippuden, từ game thủ cho đến fan anime đều không nên bỏ lỡ

"Đỉnh của chóp" sự kiện hợp tác Free Fire x Naruto Shippuden, từ game thủ cho đến fan anime đều không nên bỏ lỡ

Mọt game

23:48:25 24/01/2025
Liệu tựa game súng sinh tồn nổi tiếng bậc nhất và một trong những anime đình đám nhất mọi thời đại sẽ mang đến điều đặc biệt nào cho game thủ.
Triệu Lộ Tư gây sốc khi tiết lộ quá trình điều trị đau đớn, phải uống một loại thuốc mới giữ được mạng sống

Triệu Lộ Tư gây sốc khi tiết lộ quá trình điều trị đau đớn, phải uống một loại thuốc mới giữ được mạng sống

Sao châu á

23:47:34 24/01/2025
Triệu Lộ Tư cho biết cô từng coi thường bệnh tật và luôn nghĩ bản thân là gánh nặng. Sau đó, nữ diễn viên phải đối diện với khoảng thời gian đen tối nhất.
Khởi tố Giám đốc Trung tâm Giám định Y khoa Thanh Hóa

Khởi tố Giám đốc Trung tâm Giám định Y khoa Thanh Hóa

Pháp luật

23:34:53 24/01/2025
Ngày 24/1, nguồn tin của phóng viên cho hay, ông Nguyễn Văn Tài - Giám đốc Trung tâm Giám định Y khoa Thanh Hóa đã bị cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố do có hành vi sửa, thay đổi kết luận giám định y khoa.
Chàng trai hát nhạc Hoàng Thi Thơ khiến danh ca Thái Châu khóc nức nở

Chàng trai hát nhạc Hoàng Thi Thơ khiến danh ca Thái Châu khóc nức nở

Tv show

23:17:49 24/01/2025
Chọn ca khúc Mái tranh chiều để trình diễn, chàng trai trẻ khiến danh ca Thái Châu bật khóc khi kể câu chuyện về nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ nơi xứ người.