Trường hợp nào không được sử dụng thuốc Molnupiravir?
Người dân không nên lo lắng, tích trữ và tự ý sử dụng thuốc, vì việc sử dụng Molnupiravir không đúng chỉ định sẽ tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe do nguy cơ về các phản ứng có hại của thuốc.
Ngày 25.2, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế có khuyến cáo về sử dụng thuốc kháng vi rút Molnupiravir trong điều trị Covid-19.
Theo đó, thuốc chứa Molnupiravir là thuốc mới, được cấp phép có điều kiện, là thuốc kê đơn, cần tiếp tục theo dõi về chất lượng, hiệu quả, an toàn của thuốc trong quá trình lưu hành. Việc sử dụng thuốc Molnupiravir phải có sự thăm khám, kê đơn và hướng dẫn của bác sĩ, nhân viên y tế.
Thuốc chứa hoạt chất Molnupiravir sản xuất trong nước đã được cấp phép lưu hành; khi sử dụng thuốc, cần có chỉ định của bác sĩ. Ảnh DUY TÍNH
Người dân không nên lo lắng, tích trữ và tự ý sử dụng thuốc, vì việc sử dụng thuốc không đúng chỉ định sẽ ảnh hưởng tới quá trình điều trị bệnh, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe do nguy cơ về các phản ứng có hại của thuốc.
Để đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, Bộ Y tế (Cục Quản lý dược) khuyến cáo người dân cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng thuốc Molnupiravir để điều trị Covid-19 như sau:
Chỉ định của thuốc
Molnupiravir được sử dụng để điều trị Covid-19 mức độ nhẹ đến trung bình ở người trưởng thành dương tính với xét nghiệm chẩn đoán SARS-CoV-2 và có ít nhất một yếu tố nguy cơ làm bệnh tiến triển nặng.
Giới hạn sử dụng
Molnupiravir dùng trên bệnh nhân có thời gian khởi phát triệu trứng dưới 5 ngày; không được sử dụng quá 5 ngày liên tiếp; không được sử dụng để dự phòng sau hay trước phơi nhiễm để phòng Covid-19.
Khuyến cáo và thận trọng khi dùng thuốc
Với phụ nữ: Molnupiravir không được khuyến cáo sử dụng trong thời kỳ mang thai. Phụ nữ có khả năng mang thai nên sử dụng biện pháp tránh thai hiệu quả trong thời gian điều trị và trong 4 ngày sau liều Molnupiravir cuối cùng.
Để đảm bảo nguồn cung ứng và tăng cường khả năng tiếp cận thuốc mới trong điều trị bệnh Covid-19, ngày 17.2.2022, Bộ Y tế đã có Quyết định số 69/QĐ-QLD cấp giấy đăng ký lưu hành có điều kiện đối với 3 thuốc chứa hoạt chất Molnupiravir sản xuất trong nước.
Video đang HOT
Cụ thể: thuốc Molnupiravir 200 mg của Công ty CP hóa – dược phẩm Mekophar; Molnupiravir 400 mg của Công ty TNHH liên doanh StellaPharm; Molnupiravir 400 mg của Công ty CP dược phẩm Boston Việt Nam. Đây là các đơn vị đầu tiên được sản xuất thuốc này tại Việt Nam.
Dựa trên khả năng xảy ra các phản ứng có hại cho trẻ sơ sinh từ Molnupiravir, không khuyến cáo cho con bú trong thời gian điều trị và trong 4 ngày sau liều Molnupiravir cuối cùng.
Với nam giới: Molnupiravir có thể ảnh hưởng đến tinh trùng, mặc dù rủi ro được coi là thấp. Vì vậy, nam giới hoạt động tình dục với phụ nữ có khả năng sinh đẻ nên sử dụng một phương pháp tránh thai tin cậy trong thời gian điều trị và ít nhất 3 tháng sau liều Molnupiravir cuối cùng.
Với trẻ em và thanh thiếu niên: Molnupiravir không được phép sử dụng cho bệnh nhân dưới 18 tuổi vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và sụn.
Bộ Y tế khuyến cáo người dân chỉ sử dụng thuốc Molnupiravir khi có đơn của bác sĩ theo đúng chỉ định, các giới hạn sử dụng và các cảnh báo, thận trọng của thuốc nêu trên.
Trong quá trình sử dụng thuốc Molnupiravir, nếu gặp phải bất kỳ phản ứng có hại nào của thuốc, cần thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn và xử trí kịp thời.
Đặc biệt lưu ý người dân không tự ý mua, sử dụng thuốc Molnupiravir trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ trên thị trường, chỉ sử dụng các thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành để đảm bảo chất lượng, hiệu quả điều trị và sức khỏe của chính mình.
Ngày 23.12.2021, Molnupiravir đã được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép sử dụng khẩn cấp để điều trị bệnh Covid-19 từ nhẹ đến trung bình ở người lớn. Trên trang web chính thức, FDA nhấn mạnh một số lưu ý quan trọng về Molnupiravir như sau:
- Không được phép sử dụng cho bệnh nhân dưới 18 tuổi.
- Không được phép sử dụng cho việc phòng ngừa trước hoặc sau phơi nhiễm với Covid-19.
- Không thể thay thế cho việc tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19.
- Không được khuyến cáo sử dụng trong thời kỳ mang thai.
Trong bối cảnh hiện nay, Bộ Y tế đã cấp phép 3 thuốc chứa hoạt chất Molnupiravir được sản xuất và lưu hành trong nước nhằm giúp người mắc Covid-19 mức độ nhẹ và trung bình có thêm cơ hội lựa chọn thuốc điều trị. Tuy nhiên không phải bệnh nhân nào cũng có thể sử dụng thuốc. Do đó, cần thận trọng khi sử dụng thuốc Molnupiravir theo đúng chỉ định của bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất để đảm bảo tính an toàn.
Chiều 25/2: Đã phân bổ gần 202 triệu liều vaccine phòng COVID-19; Chỉ còn 2 tỉnh bao phủ mũi 2 dưới 90%
Bộ Y tế cho biết trong tổng số 213,7 triệu liều vaccine phòng COVID-19 đã tiếp nhận, hiện đã phân bổ 201,9 triệu liều; Đến nay 61 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 mũi 2 trên 90%; chỉ còn 2 địa phương có tỷ lệ bao phủ mũi 2 dưới 90%.
61 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 mũi 2 trên 90%
Bộ Y tế cho biết trong tổng số 213,7 triệu liều vaccine phòng COVID-19 đã tiếp nhận, hiện đã phân bổ 201,9 triệu liều, số vaccine còn lại chưa phân bổ do mới được tiếp nhận, cần tiến hành các thủ tục để kiểm định chất lượng, xuất xưởng vaccine.
Thống kê trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 đến 13h ngày 25/2 cho biết cả nước đã tiêm gần 192,9 triệu liều vaccine phòng COVID-19, trong đó ngày 24/2, cả nước tiêm 188.654 liều vaccine.
Số vaccine phòng COVID-19 đã tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 175.726.707 liều, trong đó mũi 1: 70.743.193 liều; Mũi 2: 68.516.325 liều ; Mũi bổ sung: 13.598.820 liều; Mũi 3: 22.868.369 liều
Đến nay 61/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 mũi 2 trên 90%; chỉ còn 2/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 dưới 90% .
Đến nay 61 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 mũi 2 trên 90%; chỉ còn 2 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 dưới 90% .
Về tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi đến nay là 16.950.625 liều, trong đó mũi 1: 8.718.944 liều; Mũi 2: 8.231.681 liều.
Đến nay 52/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 vaccine phòng COVID-19 trên 90%; 11/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 dưới 90%
Bộ Y tế đề nghị các địa phương tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng, bảo đảm tiến độ tiêm vaccine; tăng cường vận động người dân tiêm vaccine, đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người để tránh bỏ sót; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh rà soát và tổ chức tiêm liều cơ bản và liều bổ sung cho người trên 50 tuổi, người có bệnh nền đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở;
Sau khi đã tiêm đủ liều cơ bản thì triển khai tiêm liều bổ sung và liều nhắc lại theo thứ tự ưu tiên; chủ động tiếp cận trước các nguồn vaccie cho trẻ em dưới 12 tuổi (trước mắt là vắc xin Pfizer theo đa số quốc gia trên thế giới).
Tiếp tục nâng cao năng lực tư vấn, hỗ trợ điều trị bệnh nhân COVID-19 tại nhà
Về công tác điều trị bệnh nhân COVID-19, các địa phương cần tiếp tục nâng cao năng lực tư vấn, hỗ trợ điều trị COVID-19, dự phòng cơ số thuốc kháng virus, thuốc hỗ trợ điều trị COVID-19, vật tư y tế cần thiết...tại các trạm y tế phường, xã, trạm y tế lưu động nhằm đáp ứng nhu cầu tự điều trị COVID-19 tại nhà của người dân và giảm tải cho các cơ sở y tế, bệnh viện tuyến trên.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tư vấn hỗ trợ người dân tự điều trị tại nhà.
Nâng cao năng lực thu dung, điều trị; giảm tối đa các trường hợp tử vong; chủ động, sẵn sàng các các biện pháp phòng, chống dịch theo diễn biến dịch bệnh trên địa bàn nhằm phát hiện sớm, điều trị sớm, hạn chế tối đa các trường hợp chuyển biến nặng, tử vong; tăng cường theo dõi, giám sát sức khỏe người nhiễm vi rút để kịp thời liên hệ với cơ sở y tế ngay khi có nhu cầu.
Quảng Bình: Ca COVID-19 mới lại tiếp tục gia tăng, 24h qua ghi nhận 1.266 F0
Theo thông tin tổng hợp từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Bình, trong 24 giờ qua (từ 6 giờ ngày 24/2/2022 đến 6 giờ ngày 25/2/2022), Quảng Bình ghi nhận thêm 1.266 ca mắc mới COVID-19 (tăng 48 ca so với ngày trước đó), trong đó có tới 998 ca cộng đồng; có 2 ca tử vong.
Đến nay tổng số ca COVID-19 của Quảng Bình là 19.837 ca; tổng số ca khỏi là 12.321; số đang điều trị tại bệnh viện là 401 ca; 6.702 F0 đang điều trị tại nhà; có 32 trường hợp tử vong.
Trong ngày 23/2, các điểm tiêm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã tiêm 698 liều vaccine phòng COVID-19.
Hiện 98,57% người trên 18 tuổi ở Quảng Bình đã tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 1; mũi 2 là 94,62%; Có 97,30% người trên 50 tuổi tại Quảng Bình tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19; Tỷ lệ người trên 18 tuổi tiêm đủ 3 mũi vaccine là 33,99%;
Hiện tỷ lệ tiêm mũi 1 vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình là 97,51%; tỷ lệ tiêm đủ 2 mũi là 86,65%.
Số ca tử vong do COVID-19 ở Vĩnh Long giảm mạnh
Theo thống kê, trung bình trong 14 ngày gần nhất, tỉnh Vĩnh Long chỉ ghi nhận trung bình 3 ca COVID-19 tử vong/ngày, thậm chí có những ngày Vĩnh Long không ghi nhận ca tử vong. Trong khi đó, thời điểm trước Tết Nguyên đán, tỉnh ghi nhận từ 10-14 ca tử vong/ngày.
Toàn tỉnh hiện có 78 F0 đang điều trị tại các cơ sở y tế, trong đó có 7 trường hợp nặng và 5 trường hợp rất nặng. Ngành Y tế tỉnh đang tích cực triển khai các giải pháp nhằm tiếp tục kéo giảm tỷ lệ tử vong, giúp người dân sớm phục hồi và trở lại với gia đình.
Tại Trung tâm Hồi sức tích cực bệnh nhân COVID-19 tỉnh Vĩnh Long, trong những ngày gần đây, số lượng bệnh nhân mắc COVID-19 nặng cần điều trị tích cực giảm mạnh, tỷ lệ tử vong cũng giảm. Hiện Trung tâm đang điều trị 10 trường hợp, trong đó có 6 trường hợp cần phải theo dõi sát về tình hình sức khỏe, các trường hợp còn lại đang ổn định sau giai đoạn hồi sức tích cực.
Lý do số ca cần điều trị tích cực giảm mạnh là do tỉnh đã nâng độ bao phủ vaccine người dân trong độ tuổi, đồng thời các Bệnh viện Dã chiến đã có kinh nghiệm, thực hiện hiệu quả công tác điều trị ở tầng 2, kiểm soát được diễn biến tình hình sức khỏe bệnh nhân.
Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Vĩnh Long, số ca COVID-19 mắc mới những ngày qua có xu hướng giảm, số ca mắc trung bình trong 14 ngày gần nhất là 52 ca/ngày. Tỉnh Vĩnh Long đang ở cấp độ dịch cấp 1 (nguy cơ), có 8 huyện, thị xã, thành phố ở cấp độ 1, có 99 xã, phường thị trấn ở cấp độ 1 và 8 xã, phường, thị trấn ở cấp 2 (nguy cơ trung bình).
Toàn tỉnh có 99,9% dân số từ 18 tuổi trở lên đã được tiêm mũi 1, hơn 99,8% được tiêm mũi 2 và 33,6% được tiêm mũi nhắc lại, hơn 287.000 người tiêm mũi bổ sung. Đối với trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi, tỉnh đã có hơn 99,8% được tiêm mũi 1 và hơn 95% được tiêm mũi 2.
Bộ Y tế công bố chi tiết giá thuốc Molnupiravir "made in Việt Nam" Giá thuốc Molnupiravir sản xuất trong nước sẽ dao động từ 11.550 đồng đến 12.500 đồng/viên, tùy theo hàm lượng 200 hay 400mg. Theo đó, một liều điều trị không vượt quá 300.000 đồng. Chiều 23/2, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã chính thức công bố giá thuốc chứa hoạt chất Molnupiravir điều trị Covid-19. Cụ thể: - Thuốc Molravir 400...