Trường học hạnh phúc – nơi học trò được học thật và chơi thật
Bàn về giải pháp xây dựng môi trường học đường thực sự hạnh phúc, chuyên gia Giáo dục – TS. Giáp Văn Dương cho rằng, thầy và trò cần cùng nhau tuân thủ mọi sự thật, từ ăn uống, vui chơi đến học hành.
Ảnh minh hoạ/INT.
Hạnh phúc trong giáo dục thực chất
TS Giáp Văn Dương chia sẻ: Trường học hạnh phúc là đích đến của thầy cô, học trò và cả phụ huynh học sinh. Bản thân tôi, khi vận hành trường học, việc đầu tiên là tôi đề ra một triết lý giáo dục nhấn mạnh vào việc tạo ra những con người tự do.
Do ảnh hưởng của nền sản xuất đại công nghiệp nên nhiều nền giáo dục trên thế giới, chứ không phải chỉ chúng ta, thường có xu hướng đào tạo con em mình tuân thủ những quy trình đã có. Tức là đào tạo ra những con người công cụ để phục vụ nhu cầu của nền đại công nghiệp và có thể các mục đích xã hội khác nữa.
Nhưng, khi bạn trở thành con người công cụ, dù là công cụ của một mô hình, một lý thuyết, hay một con người nào đó cụ thể thì bạn sẽ không còn được thật là chính mình. Mà không được là chính mình thì sẽ rất đau khổ và phản giáo dục, không thể có hạnh phúc được.
Vì thế, tôi luôn yêu cầu giáo viên và học sinh của mình phải dạy thật, học thật, thi thật, ăn thật, chơi thật, sống thật, sai thật và sửa thật.
Ví dụ như chuyện “ăn thật”: Có những em học sinh không muốn ăn vì một lý do nào đó, cô giáo sẽ động viên em đó ăn hết suất. Nhưng, nếu em đó vẫn không thể ăn được thì tuyệt đối không phải giả vờ ăn. Giả vờ chưa bao giờ là một giải pháp. Rồi chuyện ngủ cũng thế. Học bán trú, học sinh vì một lý do nào đó không thể ngủ trưa thì cũng không phải giả vờ ngủ. Có thể xuống thư viện đọc sách cơ mà.
Rồi trên hành trình giáo dục, chúng tôi cho phép thầy và trò sai thật để sau đó là sửa thật. Chúng ta trưởng thành là nhờ nhận ra cái sai và sửa chữa nó. Trẻ em được phép sai. Không sai thì làm sao có trưởng thành.
Tóm lại, trong nhà trường và gia đình, chúng tôi khuyến khích và yêu cầu mọi người sống thật. Phải sống thật thì mới dạy thật, học thật được. Tức là chữ thật phải đi vào đời sống nhà trường và đời sống gia đình một cách tự nhiên, hằng ngày. Sống thật phải là một lẽ đương nhiên. Nó đương nhiên phải thế.
Video đang HOT
Ảnh minh hoạ/INT.
Chìa khoá của hạnh phúc nơi trường học
TS. Giáp Văn Dương cho rằng: Chìa khóa của những cái thật, của hạnh phúc chốn học đường nằm ở phương pháp giáo dục. Để làm được điều này, TS Dương đã phát triển phương pháp giáo dục đồng kiến tạo và đưa vào sử dụng trong gia đình, nhà trường.
Phương pháp giáo dục truyền thống có thể gói gọn trong 4 bước: Thầy giảng giải; Trò hiểu; Trò ghi nhớ; Thầy kiểm tra sự hiểu, sự nhớ đó bằng các bài thi. Thực chất đây là một quá trình nhồi nhét kiến thức, hướng đến học để thi. Thi xong là xong.
Phương pháp đồng kiến tạo chọn một cách tiếp cận khác, cho phép học sinh hay con em mình được tham gia vào quá trình tạo ra sự trưởng thành của chính mình. Vì sao vậy? Vì không ai có thể sống thay, trưởng thành thay người khác. Mỗi người phải sống cuộc đời mình và tạo ra sự trưởng thành cho chính mình.
Thầy cô, bố mẹ là người đi trước, có thể thực hiện vai trò dẫn dắt, hỗ trợ, gợi ý nhưng tuyệt đối không áp đặt. Tất cả những gì được tạo ra trong trí óc của học sinh phải là sản phẩm đồng kiến tạo của học sinh và thầy cô/bố mẹ, chứ không phải là một sự áp đặt từ trên xuống.
Nhờ đó, học sinh dần tạo ra tri thức, nhân sinh quan, thế giới quan của chính mình. Tức là tạo ra chính mình.
“Hạnh phúc lớn nhất của một người là được sống thật với chính mình. Con đường chắc chắn nhất để sống thật với chính mình là tạo ra chính mình. Vì lẽ đó, phương pháp này cho phép học sinh và cho phép con em mình được sống thật với chính mình trong từng giây từng phút. Vì thế, có được niềm vui trong việc đến trường mỗi ngày.
Còn nếu chúng ta nghĩ rằng sẽ giúp học sinh hạnh phúc bằng cách treo một khẩu hiệu “Trường học hạnh phúc” rất to, rồi hô hào tất cả phải cùng hạnh phúc theo một tiêu chí nào đó, thì có khi chính ở nơi đó hạnh phúc lại là ít nhất” – TS Giáp Văn Dương nhận định.
Học để biết Nghĩ
Chúng ta cần nỗ lực để có một thể chế, một nền giáo dục tốt, nhằm đào tạo ra những thế hệ công dân "biết nghĩ". Rằng đó cũng chính là vấn đề căn cốt của người Việt hôm nay.
Ảnh minh họa.
LTS: Quý bạn đọc đang theo dõi bài viết của Phó Giáo sư Dương Quốc Việt, nhà toán học, giảng viên cao cấp, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Đại số - Khoa Toán Tin, Đại học sư phạm Hà Nội.
Bài viết này, thầy Việt muốn bày tỏ quan điểm, góc nhìn của ông về vấn đề triết lý giáo dục, để góp thêm một tiếng nói trả lời cho câu hỏi: Học để làm gì?
Người Việt chúng ta, nhất là các cụ xưa, dù ai học nhiều, người học ít, đều hay sử dụng chữ "biết nghĩ". Người ta khen một người trẻ biết nghĩ, như ghi nhận một sự trưởng thành nào đó.
Ngược lại, chê một người ở độ tuổi trưởng thành mà chưa biết nghĩ, cũng có nghĩa là, lời chê ấy đã ẩn chứa cả sự thất vọng.
Hơn nữa, dường như những lời khen-chê như thế, thường có sự cân nhắc, và đôi khi còn bao hàm cả sự chân thành của chủ thể.
Đặc biệt, sự "biết nghĩ", còn được xã hội sử dụng làm thước đo, cho mức độ "tấn tới", của những kẻ được cắp sách đến trường.
Những người làm cha mẹ , chắc chắn sẽ rất hạnh phúc, khi thấy được những đứa con của mình, trước hết là biết nghĩ cho cha mẹ.
Bởi khi biết nghĩ đến cha mẹ, kẻ làm con sẽ hiểu được phải làm và sống như thế nào, để cha mẹ khỏi phiền lòng và sẽ cảm thông sâu sắc được, những kỳ vọng mà cha mẹ gửi gắm nơi họ.
Rằng đó còn là nền tảng, để ít nhất sẽ dẫn dắt họ-làm tròn bổn phận "đạo làm con".
Một người đàn ông biết nghĩ , là một tiền đề căn bản, để anh ta có thể dẫn dắt gia đình đến bến bờ hạnh phúc.
Bởi thế, truyền thống của người Việt xưa nay, khi con gái lấy chồng, thì tiêu chí hàng đầu để kén rể là "một người đàn ông biết nghĩ".
Và thật may mắn cho những "cặp uyên ương", nếu cả hai đều là những người biết nghĩ. Rằng điều đó, sẽ giúp họ xây dựng một gia đình, không chỉ hạnh phúc, mà còn thành đạt.
Một công dân biết nghĩ , sẽ ý thức được đầy đủ: những bổn phận của mình, nghĩa vụ với tổ quốc, ý thức chính trị, sự hiểu biết và chấp hành pháp luật...
Một đất nước, có nhiều thế hệ công dân biết nghĩ, chắc chắn sẽ là một đất nước, có tương lai phát triển cao.
Bởi đó là nền tảng để xây dựng một nền dân chủ thực sự. Cũng như để tuyển lựa ra được, những đội ngũ quan chức giàu phẩm chất tinh hoa.
Và rõ ràng, không thể có một nền hành chính lành mạnh, nếu các quan chức hành chính không biết nghĩ đến dân.
Bởi những nền hành chính-không biết nghĩ cho dân, sẽ trở thành những cỗ máy "hành là chính", như người ta đã từng gặp ở nhiều thể chế.
Chưa kể, chính những nền hành chính này, còn sản xuất ra biết bao điều luật của bộ ngành, địa phương, những thứ bủa vây, kìm hãm người dân, gây tổn hại cho các nguồn nhân lực, góp phần làm cho quốc gia thêm chậm phát triển.
Thật dễ dàng nhìn thấy, những giá trị lớn lao do sự "biết nghĩ" mang lại. Cũng như không khó để nhận ra, sự tàn phá ghê gớm-hệ lụy do những hành xử và việc làm thiếu suy nghĩ, không biết nghĩ gây ra.
Từ việc học hỏi thiếu suy nghĩ, đến việc máy móc vận dụng các lý thuyết, các quy trình nào đó... đều dẫn con người ta đến với những thất bại thê thảm. Qua đó để thấy sự "biết nghĩ", đóng vai trò quan trọng-sống còn như thế nào.
Ngoài ra, trong thời đại ngày nay, một quốc gia muốn phát triển, nhất định phải có một nền khoa học-công nghệ vững chắc, một nền hành chính kỷ cương và linh hoạt.
Vì thế, đối với những quốc gia còn lạc hậu, muốn vươn lên, thì nhất thiết phải đào tạo cho được những thế hệ công dân chất lượng cao, tương thích.
Bởi vậy, chúng ta cần nỗ lực để có một thể chế, một nền giáo dục tốt, nhằm đào tạo ra những thế hệ công dân "biết nghĩ". Rằng đó cũng chính là vấn đề căn cốt của người Việt hôm nay.
Và thiết nghĩ, nên chăng trên cái mặt bằng chung: " Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình ", như tổ chức Unesco đã khởi xướng, người Việt chúng ta nên coi HỌC ĐỂ BIẾT NGHĨ, là một tiêu chí cốt lõi cho triết lý giáo dục Việt Nam hiện nay!
Thầy trò cùng hạnh phúc để yêu thương được trân trọng Những năm qua, thầy và trò trường Tiểu học Mường Than, huyện Than Uyên (Lai Châu) đã cùng nhau nỗ lực thay đổi để xây dựng một mái trường hạnh phúc. Trường Tiểu học Mường Than. Thầy trò cùng thay đổi Năm học này, Trường Tiểu học Mường Than có 961 học sinh theo học ở 32 lớp. Với tinh thần "mỗi ngày...