Trường Đại học Mở TPHCM trao bằng cho 196 Tiến sĩ và Thạc sĩ năm 2021
Có 7 Tiến sĩ và 189 Thạc sĩ vừa chính thức được Trường ĐH Mở TPHCM trao văn bằng trong năm 2021.
GS Nguyễn Minh Hà (phải)- Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TPHCM trao bằng cho một tân Tiến sĩ
Nhà trường cấp phát 6 văn bằng tiến sĩ chuyên ngành Quản trị Kinh doanh, 1 văn bằng tiến sĩ Kinh tế học và 189 văn bằng thạc sĩ thuộc các chuyên ngành.
Tại buổi lễ, Ban giám hiệu nhà trường khen thưởng tốt nghiệp 2021 cho 4 học viên có thành tích tốt nhất trong khóa học và bảo vệ luận văn tốt nghiệp được khen thưởng thuộc chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Tiếng Anh, Kinh tế học.
Kể từ ngày đầu tiên đào tạo bậc sau đại học chương trình trong nước vào năm 2003 đến nay, Trường ĐH Mở TPHCM đã phát triển vượt bậc về qui mô, số lượng các ngành đào tạo.
Video đang HOT
Hiện nay, nhà Trường được Bộ GD&ĐT cấp phép đào tạo 12 chuyên ngành bậc thạc sĩ là Quản trị Kinh doanh, Kinh tế học, Tài chính-Ngân hàng, Kế toán, Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn tiếng Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc, Kỹ thuật xây dựng, Quản lý xây dựng, Khoa học Máy tính, Luật Kinh tế, Xã hội học, Công nghệ sinh học.
Từ những kết quả đào tạo bậc thạc sĩ đầy khích lệ đạt được trong nhiều năm, năm 2012 Bộ GD&ĐT đã cấp phép cho trường đào tạo bậc Tiến sĩ chuyên ngành Quản trị Kinh doanh. Đến nay, chương trình đào tạo tiến sĩ phát triển lên 5 chuyên ngành: Quản trị kinh doanh, Kinh tế học, Tài chính – Ngân hàng, Kỹ thuật xây dựng, và Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn tiếng Anh.
Buổi lễ được thực hiện với sự trang nghiêm, công tác phòng chống dịch nghiêm ngặt
Tính đến năm 2021, tổng số bằng tiến sĩ được nhà trường cấp là 16 và tổng số bằng thạc sĩ được cấp là 2.699 cho các chuyên ngành.
Các nghiên cứu sinh, học viên cao học của Trường ĐH Mở TPHCM là cán bộ viên chức, chuyên viên trung – cao cấp của các cơ quan ban ngành, các công ty, doanh nghiệp của Nhà nước, của nước ngoài, liên kết với nước ngoài, các doanh nghiệp tư nhân và giảng viên của các viện – trường đến từ TPHCM và nhiều tỉnh thành khác trong cả nước.
Nhiều học viên sau khi tốt nghiệp đã và đang theo học các chương trình tiến sĩ, hoặc đang gặt hái những thành công nhất định trong sự nghiệp.
ĐH Quốc gia Hà Nội ươm tạo nhà khoa học trẻ
ĐH Quốc gia Hà Nội đặt mục tiêu đến 2025 sẽ có 1.000 suất học bổng đại học và thạc sĩ, 300 suất học bổng tiến sĩ và sau tiến sĩ, 500 người được học tập và thực tập ở các đối tác quốc tế
ĐH Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) vừa xây dựng Đề án "Ươm tạo nhà khoa học trẻ tại ĐHQGHN".
Theo đó, đề án được triển khai đồng bộ từ việc hướng nghiệp và thu hút học sinh giỏi từ các trường THPT, đào tạo đại học, sau đại học, sau tiến sĩ tại ĐHQGHN và các đối tác quốc tế, tuyển dụng, bố trí sử dụng và phát triển.
ĐH Quốc gia Hà Nội đặt nhiều kỳ vọng vào đề án "Ươm tạo nhà khoa học trẻ tại ĐHQGHN"
Cụ thể, sẽ phát hiện và thu hút các mầm ươm khoa học từ 3 nhóm.
Nhóm một là từ các em học sinh, đặc biệt là học sinh trong hệ thống các trường chuyên, năng khiếu để đưa vào chương trình ươm tạo nhà khoa học từ trình độ đại học, định hướng trở thành các nhà nghiên cứu trình độ sau đại học. Nhóm này bao gồm những học sinh lớp 12 có học lực giỏi, xuất sắc có nguyện vọng và được tuyển chọn tham gia chương trình ươm tạo từ trình độ đại học.
Nhóm hai gồm sinh viên và học viên giỏi, xuất sắc, thạc sĩ, giảng viên trẻ chưa là tiến sĩ có nguyện vọng và được tuyển chọn tham gia chương trình ươm tạo trở thành nhà khoa học có trình độ tiến sĩ.
Nhóm ba là giảng viên và nhà khoa học trẻ đã đạt trình độ tiến sĩ có nguyện vọng tham gia chương trình ươm tạo nhà khoa học trẻ trình độ sau tiến sĩ, và/hoặc được tuyển dụng vào làm việc tại ĐHQGHN.
Theo PGS-TS Nguyễn Hiệu, Phó Giám đốc ĐHQGHN, ươm tạo nhà khoa học trẻ tại ĐHQGHN vừa là mục tiêu, vừa là động lực để tăng cường các nguồn lực chất lượng cao, phát triển đội ngũ giảng viên và nghiên cứu viên, cộng tác viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học đang giảng dạy, nghiên cứu, học tập tại ĐHQGHN và các trường đại học uy tín. Hướng tới việc nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
ĐHQGHN sẽ xây dựng, thực hiện các gói chính sách hỗ trợ tài chính, bảo trợ khoa học đối với các đối tượng tham gia các chương trình ươm tạo, bảo đảm các đối tượng tham gia có cơ hội tiếp cận, được hưởng các chương trình học bổng của đơn vị đào tạo, của Chính phủ hoặc của nước ngoài trong quá trình nghiên cứu, đào tạo; có được sự bảo trợ khoa học từ nhà khoa học có uy tín, từ cơ sở đào tạo, nghiên cứu trong hay ngoài nước để có thể thực hiện các chương trình đào tạo, nghiên cứu tiếp theo.
Mục tiêu của đề án là đến năm 2025 dự kiến sẽ có 1.000 suất học bổng đại học và thạc sĩ; 300 suất học bổng tiến sĩ và sau tiến sĩ; 500 người được học tập và thực tập ở các đối tác quốc tế; 500 người được tuyển dụng.
Úc cam kết thêm suất học bổng chính phủ cho ứng viên Việt Nam Các ứng viên Việt Nam sẽ có thêm nhiều cơ hội du học bậc thạc sĩ, tiến sĩ với 60 suất học bổng toàn phần thuộc chương trình Học bổng Chính phủ Úc (AAS) dự kiến được trao trong năm 2022. Thượng nghị sĩ Marise Payne, bộ trưởng ngoại giao, bộ trưởng về phụ nữ của Úc, chia sẻ về cơ hội du...