Trường Cao đẳng CSND I đổi mới, nâng cao công tác giáo dục, đào tạo
Ngày 30/12/1965, Bộ Công an đã ký Quyết định số 1594-CA/QĐ thành lập Phân hiệu Cảnh sát nhân dân (CSND) thuộc Trường Công an Trung ương.
Trải qua các giai đoạn lịch sử, với nhiều tên gọi khác nhau, dù ở giai đoạn cách mạng nào, Nhà trường luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đào tạo nhiều bậc học các chuyên ngành CSND (sơ học, trung học, cao đẳng) với nhiều loại hình (bồi dưỡng, tại chức, tập trung…).
Mặc dù cơ sở đào tạo phân tán, chuyển đổi hàng chục địa điểm khác nhau nhưng vượt qua mọi khó khăn, thách thức, các thế hệ lãnh đạo, cán bộ giáo viên và học viên nhà trường đã đoàn kết, năng động sáng tạo, vừa giảng dạy, học tập, rèn luyện, vừa lao động xây dựng cơ sở vật chất, đạt được nhiều thành tựu trong sự nghiệp trồng người, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và ngành Công an giao phó.
Các đại biểu dự hội thảo khoa học nhân 55 năm Ngày thành lập Trường Cao đẳng CSND I.
Tiền thân từ Phân hiệu CSND, sau nhiều lần tách nhập, đổi tên qua các thời kỳ, Trường Cao đẳng CSND I được hình thành như ngày nay. Quá trình xây dựng, phát triển, ngày 12/4/2004, Tổng cục Xây dựng lực lượng CAND đã ra Quyết định số 342/X11(X12) xác định ngày 30/12/1965 là ngày truyền thống của nhà trường.
Sau nhiều lần thay đổi tên gọi và trụ sở đóng quân, tháng 4/2020, trường được tổ chức lại theo Quyết định số 391/QĐ-LĐTBXH ngày 6/4/2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trên cơ sở sáp nhập Trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang và cơ sở 1 Trường Trung cấp CSND VI vào Trường Cao đẳng CSND I, trụ sở làm việc đặt tại thôn Xuân Thủy, xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội.
Điểm lại những thành tựu nổi bật trong 55 năm xây dựng, trưởng thành, Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường đã quán triệt quan điểm, đường lối của Đảng, quy định của Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Bộ Công an vào chương trình kế hoạch đào tạo, đáp ứng với tình hình, yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự (ANTT) phù hợp với từng giai đoạn.
Nhà trường đã đào tạo cho Công an các đơn vị, địa phương hàng chục vạn học viên và được các cơ quan chức năng của Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đánh giá là một trong những cơ sở đào tạo có chất lượng cao.
Những năm gần đây, tỷ lệ học viên tốt nghiệp đều đạt 100%, tỷ lệ khá giỏi đạt từ 40% đến hơn 90% (tập trung ở hệ cao đẳng). Học viên ra trường được Công an các đơn vị, địa phương nhận xét đều nắm được quy trình công tác và xử lý tình huống nghiệp vụ. Nhiều học viên sau khi ra trường đã trưởng thành, được giao nhiều trọng trách của Đảng, Nhà nước, của ngành Công an; nhiều đồng chí vinh dự được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú; một số đồng chí đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Đội ngũ giáo viên của trường ngày càng trưởng thành cả về số lượng và chất lượng, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn, thực sự giữ vai trò quyết định chất lượng đào tạo. Tỷ lệ giáo viên có trình độ sau đại học là 53%. Qua các thời kỳ phát triển có 3 đồng chí được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân và 22 đồng chí được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú.
Đảng bộ Nhà trường luôn giữ vai trò lãnh đạo trực tiếp, toàn diện các mặt công tác, đã ban hành các nghị quyết chuyên đề rất cơ bản có tính đột phá như: Nghị quyết về công tác chính trị, tư tưởng, công tác cán bộ, công tác giáo dục đào tạo, công tác quản lý học viên, công tác nghiên cứu khoa học theo hướng gắn giáo dục đào tạo với thực tiễn công tác, chiến đấu của lực lượng CAND.
Công tác lãnh đạo của Đảng ủy nhà trường và cấp ủy các đơn vị đã thực hiện đúng quy chế, quy định, nguyên tắc của Đảng; thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 4 khóa XI, XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với việc đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; thực hiện đúng quy định về 19 điều đảng viên không được làm và quy tắc ứng xử của cán bộ, chiến sĩ CAND.
Trường Cao đẳng CSND I không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo.
Đảng bộ nhà trường hàng năm đều được công nhận là Đảng bộ “Trong sạch, vững mạnh”. Công tác phát triển đảng viên được chú trọng nhất là trong khối học viên, đảm bảo đúng quy định của Điều lệ Đảng và hướng dẫn của Đảng ủy cấp trên. Các đoàn thể quần chúng luôn phát huy vai trò nòng cốt trong các phong trào thi đua, thiết thực khơi dậy nhiệt huyết, tính năng động, sáng tạo của đoàn viên, hội viên góp phần quan trọng hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của Nhà trường.
Với những thành tựu trong 55 năm xây dựng và phát triển, Nhà trường đã được Đảng, Nhà nước và Bộ Công an tặng nhiều phần thưởng cao quý, tiêu biểu là Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công và Huân chương Chiến công hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; Huân chương Bảo vệ Tổ quốc; nhiều lần được nhận Cờ Thi đua của Chính phủ, Cờ Thi đua xuất sắc của Bộ Công an, của Bộ Giáo dục – Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và nhiều bằng khen, giấy khen cấp trên tặng các tập thể, cá nhân cán bộ, giảng viên, học viên Nhà trường.
Video đang HOT
Những kết quả và thành tựu nêu trên của Nhà trường là sự nỗ lực của các thế hệ cán bộ, giáo viên, học viên, công nhân viên dưới sự quan tâm lãnh đạo của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; các cơ quan tham mưu trực thuộc Bộ; sự lãnh đạo sâu sát của Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường qua các thời kỳ cùng với sự phối hợp, hiệp đồng của Công an các đơn vị, địa phương; sự đùm bọc giúp đỡ của chính quyền và nhân dân nơi trường đóng quân. Đó là kết tinh cao nhất về sự đoàn kết, tinh thần nỗ lực phấn đấu liên tục của các thế hệ cán bộ, giảng viên và học viên toàn trường vì sự nghiệp “trồng người” cao quý mà Đảng, Nhà nước và ngành Công an đã tin tưởng giao cho.
Bên cạnh những thuận lợi và thành tựu đạt được như trên, kể từ khi sáp nhập trường và đặt trụ sở tại xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội vào tháng 4/2020, Nhà trường cũng gặp không ít những khó khăn trước mắt như: Cán bộ, chiến sĩ phải di chuyển xa đến nơi làm việc, ít nhiều ảnh hưởng đến hiệu quả công tác; cơ sở vật chất, các trang thiết bị dạy học, phòng học chuyên ngành, sân tập, thư viện chưa đáp ứng được ngay nhu cầu nghiên cứu, học tập của cán bộ, giáo viên, học viên Nhà trường. Một số cán bộ, chiến sĩ có bề dày kinh nghiệm giảng dạy có chuyển công tác về Công an các đơn vị, địa phương, kịp thời đáp ứng với thực tiễn công tác, chiến đấu.
Thực hiện phương châm hành động của Đại hội nhiệm kỳ 2020-2025 “Đoàn kết – kỷ cương – ổn định – phát triển”, Đảng ủy, Ban Giám hiện nhà trường cùng toàn thể cán bộ, giáo viên, học viên, công nhân viên, lao động hợp đồng thể hiện quyết tâm chính trị, ra sức phấn đấu thi đua hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Đồng thời, phát huy tinh thần “Truyền thống – hội tụ – đoàn kết – phát triển”, giữ gìn và nối tiếp truyền thống vẻ vang 55 năm Ngày thành lập trường, tô thắm thêm trang sử vàng truyền thống trong thời kỳ mới, mái trường “vừa hồng, vừa chuyên”, một trong những ngôi trường đào tạo CBCS chất lượng cao hàng đầu của ngành Công an, xứng đáng với sự quan tâm, tin tưởng và nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Bộ Công an, nhân dân giao phó.
Dễ gì thoát được...VNEN
Các địa phương, nhà trường, giáo viên đã từng phản đối, từ bỏ, phê phán VNEN thì tới đây VNEN đã được lồng vào chương trình mới một cách khá hoàn hảo.
Công bằng mà nói, mô hình trường học mới VNEN cũng đã tạo ra được những tích cực trong quá trình học tập của học trò tại các nhà trường sau gần chục năm "thí điểm".
Một bộ phận học sinh mạnh dạn hơn trong học tập, khả năng trình bày trước đám đông được cải thiện, nhiều em có thể làm chủ được các tình huống học tập và có thêm nhiều kỹ năng cần thiết.
Tuy nhiên, bên cạnh đó thì có một bộ phận học sinh yếu càng yếu hơn vì các em tranh thủ thời gian khi nhóm thảo luận là trò chuyện với bạn bè, nhất là khi các bàn học được xếp thành từng nhóm để học sinh tiện học tập.
Ảnh chụp màn hình phóng sự: "Diễn" quá nhiều, mô hình trường học mới VNEN khiến phụ huynh phát sợ, VTV, ngày 1/9/2016. Nguồn: vtv.vn.
Hơn nữa, chính vì phương pháp thảo luận nhiều nên học sinh ít ghi chép bài vở, thành ra một bộ phận học sinh không ghi chép, học xong là quên hết kiến thức. Thế nhưng, các em vẫn được điểm cao vì điểm số thường được chấm theo từng nhóm học tập nên trong nhóm chỉ cần vài em tiêu biểu là kéo theo cả nhóm được điểm cao giống nhau.
Tại sao có những địa phương không khuyến khích các nhà trường mở rộng VNEN?
Khi Bộ Giáo dục triển khai, đa phần các địa phương đều chọn ra một số trường tiểu học và trung học cơ sở để dạy thí điểm mô hình trường học mới VNEN.
Tuy nhiên, khi mà một số nơi lên tiếng phản đối VNEN vì nhiều học sinh bị đuối dần trong việc lĩnh hội tri thức dẫn đến các Ủy ban nhân dân tỉnh (thành phố) phải họp bàn để tìm hướng giải quyết.
Bộ, Sở cũng không thể ngăn cản được sự phản đối VNEN ở nhiều địa phương nên cũng chỉ vớt vát kiểu nước đôi là các trường thực hiện trên tình thần tự nguyện, không ép buộc.
Thí dụ, tại công văn số 4068/BGDĐT-GDTrH ngày 18/8/2016 về việc triển khai mô hình trường học mới từ năm học 2016-2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ đề nghị:
1. Khuyến khích các cơ sở giáo dục đang triển khai mô hình trường học mới tiếp tục triển khai trên cơ sở tự nguyện, đảm bảo đạt hiệu quả thiết thực và duy trì trong suốt cấp học vì quyền lợi của học sinh.
2. Đối với các cơ sở giáo dục không áp dụng mô hình trường học mới, có thể lựa chọn một số thành tố tích cực của mô hình trường học mới để bổ sung vào đổi mới phương thức giáo dục đang thực hiện, đảm bảo nguyên tắc lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm. [1]
Chính vì thế, nhiều trường học sau một vài năm dạy thí điểm theo chỉ đạo của Sở, Phòng đã nhanh chóng giã từ VNEN để quay trở lại dạy chương trình năm 2000 và những phương pháp dạy học truyền thống.
Các địa phương không khuyến khích, cũng không có chủ ý triển khai mở rộng và duy trì mô hình trường học mới VNEN vì dạy chương trình này quá tốn kém cho cả ngân sách và phụ huynh.
Ngân sách địa phương phải đầu tư, trang bị thêm nhiều trang thiết bị dạy học, cơ sở vật chất, phụ huynh thì phải đầu tư bộ sách giáo khoa đắt gấp nhiều lần sách giáo khoa truyền thống, con em họ thì nhiều em không hiểu bài.
Giáo viên thì cực nhọc trong khâu quản lý học trò vì nếu dạy một vài tiết thao giảng để cấp trên và trường bạn đến dự giờ thì dạy được nhưng dạy suốt cả năm thì cực vô cùng.
Điều đang lo ngại nhất là có một bộ phận học sinh không có kiến thức khi học VNEN vì giáo viên không còn trả bài cũ, giáo viên không được phê bình học trò trong học tập mà chỉ có thể khuyến khích, động viên học tập.
Nhưng, học sinh đã mất kiến thức thì giáo viên khích lệ, động viên, giao việc thuyết trình sản phẩm học tập thì học sinh đó cũng đâu có thực hiện...
Thành ra, trên lý thuyết thì nói các học sinh trong nhóm sẽ thay nhau quản lý nhóm, trình bày kết quả thảo luận học tập nhưng thực tế chỉ có một vài em trong nhóm đảm nhận công việc này.
Vậy nhưng, thành quả, điểm số thì tất nhiên giáo viên phải chấm cho cả nhóm nên nhiều em chẳng có học hành, chẳng đóng góp gì trong học tập vẫn được điểm cao như thường.
Hơn nữa, sĩ số học sinh các lớp học thường rất đông, nếu không quản lý lớp tốt thì lớp học như cái chợ nên việc học chỉ tập trung được một số thành viên tích cực trong lớp học để đảm bảo thời gian, nội dung học tập trong mỗi tiết học.
Ngoài ra, việc học sinh thì ngồi suốt buổi phải quay lưng, quay cổ nhìn lên bảng nghe cô giảng và hướng dẫn cũng mệt mỏi nên cả lãnh đạo, giáo viên, học sinh và phụ huynh đều không mặn mà với mô hình trường học mới VNEN.
Những người trong cuộc ở Quảng Ngãi nói về VNEN nhu thế nào?
Ngày 23/12/2020, trên Báo Quảng Ngãi có bài viết: " Các trường miền núi gặp khó với mô hình VNEN " phản ánh về những khó khăn, áp lực khi một số trường ở huyện Trà Bồng thực hiện mô hình trường học VNEN.
Trong bài viết này, chúng tôi đặc biệt chú ý đến những chia sẻ của những người trong cuộc- họ đang là cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh có liên quan trực tiếp với mô hình trường học mới VNEN.
Bài báo đã dẫn lời cô giáo Trương Diệu Khuyên, chủ nhiệm lớp 6A, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Trà Hiệp như sau: "Học sinh phải luôn hoạt động và ra sức học tập mới lĩnh hội được kiến thức.
Bản thân giáo viên phải nỗ lực, đầu tư để có tiết dạy hiệu quả. Tuy nhiên, đồ dùng dạy học chưa đảm bảo. Học sinh còn thiếu nhiều thông tin dẫn đến việc khó tiếp cận với kiến thức mới".
Em Hồ Thị Giang, lớp 7, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Trà Hiệp thì chia sẻ: "Đây là năm thứ 7 học theo mô hình VNEN, khi học theo mô hình VNEN, chúng em có thể trao đổi và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình học tập nhóm. Thế nhưng, đấy cũng là nguyên nhân khiến em mệt mỏi khi phải ngồi như vậy trong suốt buổi học".
Ông Nguyễn Văn Hiến, Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sơn Tây thì cho biết: "mô hình VNEN thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm. Giáo viên chỉ là người giao việc, hạn chế tối đa thuyết trình, giảng giải mà tập trung vào việc quan sát, hướng dẫn, tổ chức học tập, hỗ trợ, thúc đẩy quá trình học tập của học sinh.
Học sinh tự thảo luận theo nhóm, phân công nhiệm vụ cho nhau và gặp vấn đề khó không giải đáp được mới yêu cầu sự trợ giúp của giáo viên.
Thế nhưng, nhiều học sinh chưa có ý thức cao trong việc tự học, còn hạn chế khi tham gia thảo luận nhóm. Trong một nhóm từ 5 - 7 em, nhưng chỉ một vài em có ý thức học, biết hợp tác, các em khác còn thiếu tập trung...".
Cũng vấn đề này, ông Đỗ Văn Phu, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi cho rằng: "Mô hình VNEN là bước chuyển tiếp để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. [2]
Khi chương trình giáo dục phổ thông mới triển khai đồng bộ và toàn diện thì mô hình VNEN sẽ được lồng ghép một số phương pháp dạy học vào chương trình mới. Các trường dựa vào tình hình thực tế của địa phương để có quyết định tiếp tục giảng dạy theo mô hình VNEN hay xin dừng thực hiện".
Như vậy, qua những chia sẻ của cán bộ, giáo viên, học sinh ở nơi đang giảng dạy mô hình trường học mới VNEN thì chúng ta thấy rõ được những khó khăn và áp lực mà thầy trò các nhà trường đang phải đối mặt.
Nhưng, cũng từ chia sẻ của vị Giám đốc Sở Giáo dục và một số lãnh đạo ngành giáo dục đã nói lâu nay, cùng với thực tế mà các địa phương đang tập huấn đại trà cho giáo viên thì bóng dáng VNEN đã đang hiện hữu rất rõ nét trong chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Chương trình 2018 sẽ kế thừa các hoạt động dạy học và phương pháp dạy của VNEN
Hiện nay, đa phần giáo viên phổ thông đã và đang tự bồi dưỡng trực tuyến và tập huấn trực tiếp modul thứ 2 của chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Ở mỗi modul đều có phần bài tập bắt buộc các nhà trường phải thực hiện nhóm là soạn giáo án. Nếu như modul1 là mục tiêu bài học thì modul 2 là phương pháp dạy học.
Điều mà giáo viên nào cũng đang chứng kiến là trong 5 hoạt động dạy học của chương trình mới được kế thừa nguyên vẹn từ VNEN.
Các phương pháp dạy học mà giáo viên đang được tập huấn cũng được lấy từ VNEN sang, cộng thêm một số phương pháp truyền thống nữa.
Chính vì thế, cho dù là các trường học đã bỏ hoặc chưa bao giờ dạy VNEN thì khi dạy chương trình giáo dục 2018 cũng bắt buộc phải trải qua các hoạt động dạy học như VNEN và các phương pháp dạy học cũng được kế thừa từ VNEN.
Vậy nên, dù muốn, dù không thì giáo viên sẽ phải làm quen và thực hiện dạy học theo phương pháp VNEN mà đúng ra là mấy năm qua thi lãnh đạo ngành đã định hướng và thực hiện ở các tiết thao giảng hội đồng bộ môn và các kỳ thi giáo viên giỏi các cấp.
Và bây giờ, các hoạt động dạy học, phương pháp dạy học VNEN sẽ được áp dụng rộng rãi trên tất cả các trường học, các cấp học với một cái tên hoàn toàn mới là chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Vì thế, dù các địa phương, nhà trường, giáo viên đã từng phản đối, đã từng từ bỏ, đã từng phê phán thì tới đây VNEN đã được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông mới nên không thể nào "thoát" VNEN được!
Tài liệu tham khảo:
[1]http://thaithuy.edu.vn/cong-van-van-ban/van-ban-trung-uong/cv-4068-bgddt-gdtrh-cua-bo-gd-dt-ve-trien-khai-mo-hinh-truon.html
[2]http://baoquangngai.vn/channel/2027/202012/cac-truong-mien-nui-gap-kho-voi-mo-hinh-vnen-3036006/
Nhà giáo thương binh "sâu nặng ân tình" Sức khỏe yếu do nhiều lần bị thương trong chiến trường, nhưng nhà giáo Trần Ngọc Sơn vẫn nỗ lực, trọn đời cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Cuộc thi chung kết kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tại Trường THCS Vĩnh Thành. Ảnh: NVCC Khi được nghỉ hưu, ông lại nhiệt tình tham gia xây dựng phát...