Trứng vịt lộn um bầu
Canh bầu nấu trứng vịt lộn mát lành thanh nhẹ, thêm vị gừng cay ấm bụng, là món ngon dân dã của người Đà Nẵng.
Nguyên liệu:
- 3 quả trứng vịt lộn
- 1/2 quả bầu
- 1 mớ nhỏ rau mồng tơi
- 1 nắm rau răm, 1 mẩu gừng, vài cọng hành lá
- Gia vị: muối, bột nêm, bột ngọt
Cách làm:
Video đang HOT
Bước 1:
- Trứng vịt lộn cho vào nồi nước, luộc 20 phút cho chín rồi bóc vỏ, để riêng. Giữ lại phần nước trong trứng.
- Bầu lựa quả non, chắc, cầm nặng tay. Gọt vỏ và bỏ bớt ruột nếu bầu già. Cắt thành từng khoanh hoặc miếng mỏng vừa ăn dày khoảng 1-1,5 cm
- Rau răm xắt nhỏ. Gừng xắt sợi, hành củ thái lát mỏng, hành lá cắt khúc.
Bước 2:
- Bắc nồi lên bếp, cho 2 thìa canh dầu ăn vào đun nóng. Cho hành củ vào phi thơm. Cho trứng vịt lộn vào đảo vài phút. Cho 200ml nước lọc vào đun sôi.
- Tiếp theo cho bầu vào, cho 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê hạt nêm. Đậy nắp và um trong 3 phút. Khi bầu mềm, cho rau mùng tơi vào. Đun sôi trở lại trong 2 phút. Nêm nếm lại cho vừa ăn, rắc rau răm, hành lá, gừng thái sợi và chút tiêu lên rồi múc ra bát, dùng nóng.
Thành phẩm:
Trứng vịt lộn rất giàu dưỡng chất, ăn cùng gừng tươi và rau răm là một bài thuốc, dùng để chữa các chứng: thiếu máu, suy nhược, đau đầu, chóng mặt… Bầu là loại quả mát, thanh nhiệt, giải độc, nấu canh ăn rất tốt. Trứng vịt lộn um bầu là món ăn không những ngon miệng mà còn bổ dưỡng.
Món ăn truyền thống có biến tấu lạ ở Đà Nẵng
Bạn có thể thưởng thức trứng vịt lộn và cút lộn ăn kèm cóc non, sữa chua thêm một chút muối... khi đến Đà Nẵng.
Trứng vịt lộn và cút lộn ăn kèm cóc non
Ảnh: @cukhoaiiiiiiii/Instagram
Trứng lộn ở Đà Nẵng được luộc chín, khi khách gọi món thì chủ quán lột vỏ ngoài để trứng trong chén còn ấm nóng, ăn kèm với rau răm, chấm muối tiêu chanh như nhiều địa phương khác. Tuy nhiên, tại một vài nơi, thực khách còn được phục vụ kèm đĩa đồ chua có cóc non, đu đủ ăn giòn, thấm vị và lạ miệng, có thể ăn được nhiều mà không bị ngán.
Bánh căn chiên
Món bánh ở Đà Nẵng được ăn như bánh khọt Vũng Tàu khi chiên ngập dầu, giòn rụm, chứ không phải làm chín bằng lò đúc như nhiều nơi khác. Bột gạo làm bánh pha thêm bột nghệ để khi chiên có màu vàng đẹp mắt. Bánh căn ở các tỉnh thành miền Trung thường mềm, màu trắng ngà, thơm mùi bánh nướng, chấm với nước cá kho nhạt. Riêng bánh căn Đà Nẵng ăn giòn, chấm với mắm chua ngọt có tỏi, ớt, thêm chút nước cốt chanh, đường. Món bánh càng hấp dẫn hơn khi được ăn kèm với với đu đủ bào sợi, rau sống các loại như xà lách, diếp cá, cải non...
Sữa chua muối
Sự kết hợp này dường như chỉ ở Đà Nẵng khiến nhiều du khách tò mò muốn thử. Sữa chua làm từ sữa đặc, hũ sữa chua mồi, nước sôi... khi hoàn thàn được chia thành các hũ nhỏ cấp đông. Khách gọi sữa chua được phục vụ thêm một đĩa muối ăn cùng. Sữa chua có vị chua dịu, mềm mịn, thêm muối vào giúp món thêm đậm đà khi thưởng thức.
Bánh tráng kẹp
Cùng với xoài, cóc, mít trộn, bánh tráng kẹp như một món ăn vặt được yêu thích ở Đà Nẵng. Cách làm bánh tráng kẹp tương tự như bánh tráng nướng Đà Lạt, có khá nhiều loại nhân cho khách chọn như pate, bò khô, ruốc, trứng, mực... thêm hành phi, hành lá, gia vị bắt mắt. Khác với bánh tráng nướng ở những nơi khác dùng trứng gà hay trứng cút tán đều mặt bánh, bánh tráng kẹp trứng Đà Nẵng chỉ dùng trứng cút và để nguyên nướng lòng đào ăn béo ngậy chấm cùng nước chấm đi kèm.
Bún mắm nêm
Ảnh: @cukhoaiiiiiiii/Instagram
Ở các tỉnh thành miền Trung, bún mắm nêm thường được ăn cùng thịt heo luộc, chả, nem và rau sống. Riêng ở Đà Nẵng, một phiên bản bún mắm nêm hoàn hảo là sự kết hợp giữa thịt heo quay giòn rụm với mít non thái nhỏ dai ngọt, rau sống ngon mát, vị béo ngậy thơm của đậu phộng rang, tương ớt cay nồng và vị mặn mà của mắm nêm. Thực khách còn được phục vụ thêm đĩa đu đủ bào sợi chua ngọt cho món ăn thêm ngon.
Món ăn "vào con không vào mẹ" dành cho bà bầu Khi mang thai, các mẹ luôn được khuyên là nên ăn nhiều hơn, ăn cho hai người để tốt cho em bé. Nhưng không phải bất kì thực phẩm nào mẹ ăn đều tốt và được em bé hấp thụ. Các chất dưa thừa sẽ được cơ thể mẹ hấp thụ và khiến mẹ tăng cân, tích mỡ. Bếp Bếp chia sẻ đến...