Trung Quốc tăng cường cắt điện luân phiên để giảm khí phát thải
Trung Quốc đang mở rộng chính sách cắt điện luân phiên và giảm sản lượng của các nhà máy do gặp trở ngại về nguồn cung điện, cũng như muốn thúc đẩy mục tiêu giảm khí phát thải.
Chính sách cắt điện của Trung Quốc gây tác động đến sản lượng của các doanh nghiệp. Ảnh: Reuters
Tờ Bloomberg đưa tin biện pháp hạn chế sử dụng điện năng này đã được áp dụng tại trên 10 tỉnh ở Trung Quốc, trong đó có những đầu tàu kinh tế như Giang Tô, Chiết Giang và Quảng Đông. Một số doanh nghiệp đã báo cáo tác động của việc bị cắt điện vào hồ sơ trên các sàn chứng khoán đại lục.
Chính quyền tại các địa phương đang yêu cầu cắt điện để tránh bị lỡ mục tiêu về cắt giảm năng lượng và cường độ phát thải. Tháng trước, nhà hoạch định kinh tế hàng đầu của đất nước đã chỉ ra 9 tỉnh bị gia tăng phát thải nửa đầu năm nay trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch.
Trong khi đó, giá than cao kỷ lục đang khiến nhiều nhà máy điện hoạt động không có lãi, khiến thiếu hụt nguồn cung ở một số tỉnh. Nếu không thể khắc phục, ảnh hưởng từ việc thiếu nguồn cung sẽ còn tồi tệ hơn khi phải cắt giảm điện tại nhiều vùng trên cả nước vào mùa hè tới.
Tại Chiết Giang, khoảng 160 công ty tiêu thụ nhiều năng lượng, chủ yếu trong lĩnh vực dệt may, nhuộm vải và sợi hóa học, đã được lệnh ngừng sản xuất. Gần 80% các công ty đang ở Maan phải ngừng sản xuất từ ngày 21/9 đến ngày 30/9.
Tỉnh Vân Nam cũng hủy bỏ ưu đãi giảm giá điện từ 16 – 22% cho các nhà máy luyện nhôm. Công ty Yunnan Aluminium tuần trước cho biết sản lượng của họ trong những tháng cuối năm sẽ giảm đáng kể, do các biện pháp kiểm soát tiêu thụ năng lượng của tỉnh.
Việc cắt điện diện rộng cũng tác động đến ngành nông nghiệp, buộc một số nhà máy chế biến dầu đậu nành ở Giang Tô và Thiên Tân phải đóng của.
Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc COVID-19 mới
Ngày 28/7, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 27/7, trong đó có 55 ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Nam Kinh, Trung Quốc, ngày 24/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo số liệu của NHC, trong số các ca lây nhiễm trong nước mới được ghi nhận có 48 ca ở tỉnh Giang Tô, 3 ca ở Tứ Xuyên, trong khi Vân Nam và Liêu Ninh mỗi nơi có 2 ca mắc mới. Ngoài ra có 31 ca mắc nhập cảnh, trong đó 16 ca ở Vân Nam; các tỉnh Phúc Kiến và Quảng Đông mỗi nơi có 3 ca và 2 ca ở Tứ Xuyên. Không có thêm trường hợp tử vong vì COVID-19 nào được ghi nhận tại Trung Quốc trong ngày 27/7.
Tính tới ngày 27/7, Trung Quốc đại lục ghi nhận tổng cộng 7.317 ca mắc COVID-19 nhập cảnh, trong đó 6.690 bệnh nhân đã được xuất viện và vẫn còn 627 ca đang được điều trị. Tổng số bệnh nhân COVID-19 đã được ghi nhận tại Trung Quốc là 92.762 người, trong đó 4.636 người đã tử vong và 87.264 bệnh nhân đã bình phục.
Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) tính tới cuối ngày 27/7 đã ghi nhận 11.979 ca mắc, trong đó có 212 ca tử vong. Khu hành chính đặc biệt Macao (Trung Quốc) xác nhận 59 ca mắc, trong khi số ca mắc ghi nhận tại Đài Loan (Trung Quốc) là 15.99 ca, bao gồm 787 ca tử vong. Tổng cộng 11.705 bệnh nhân mắc COVID-19 đã được xuất viện tại Hong Kong, trong khi con số này ở Macao và Đài Loan lần lượt là 53 người và 12.664 người.
Cũng trong ngày 28/7, Bộ Y tế Ấn Độ thông báo số ca mắc COVID-19 tại nước này đã tăng lên 31.484.605, với 43.654 ca mắc mới được ghi nhận trên toàn quốc trong 24 giờ qua. Số ca tử vong vì COVID-19 cũng tăng lên 422.022 người sau khi có thêm 640 bệnh nhân không qua khỏi.
Hiện vẫn còn 399.436 ca mắc COVID-19 đang được điều trị trên cả nước, tăng 1.336 ca trong 24 giờ qua. Nước này cũng ghi nhận thêm 41.678 bệnh nhân mắc COVID-19 được xuất viện, nâng số người được chữa khỏi lên 30.663.147 người.
Anh tặng 9 triệu liều vaccine cho thế giới Ngoại trưởng Anh cho biết quốc gia này sẽ bắt đầu chia sẻ 9 triệu liều vaccine AstraZeneca đầu tiên cho các nước, trong đó có Việt Nam. Ngoại trưởng Dominic Raab hôm nay cho biết Anh sẽ phân phối 5 triệu liều thông qua Covax, sáng kiến vaccine toàn cầu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dẫn đầu, trong khi...