Trưa nay ăn gì: Pad Thái “linh hồn” ẩm thực xứ sở Chùa Vàng
Pad Thái là một trong những đặc sản của Thái Lan, bất kỳ du khách nào đến đây cũng muốn thử qua. Sợi phở mềm dai, thấm nước sốt đậm đà, vị chua và ngọt hài hoà với nhau, càng bật lên hương vị riêng biệt của món ăn này.
Pad Thái được lấy cảm hứng từ món mì xào của Trung Quốc, nhưng kết hợp thêm nhiều nguyên liệu và nước sốt khác biệt. Nước sốt Pad Thái có đủ các vị chua, cay, mặn, ngọt, tạo nên sự cân bằng và hài hòa khi thưởng thức. Đầu bếp để nấu đạt chuẩn món này cần lựa chọn nguyên liệu tươi ngon và có kỹ năng nấu nướng khéo léo.
“Linh hồn” của Pad Thái nằm ở nước sốt, điều đó tạo nên sự đặc trưng khó tìm thấy trong bất kỳ món ăn nào. Theo đó, gia vị đòi hỏi phải có trước tiên là nước cốt me, nguyên liệu đem đến vị chua dịu, không quá gắt. Tiếp nữa là đường thốt nốt, loại đường này vừa có vị ngọt thanh, thơm đặc trưng, vừa tạo màu sắc hấp dẫn cho nước sốt. Theo đó, nên pha hỗn hợp này trước, như vậy gia vị mới hòa tan và thấm vào từng sợi phở.
Video đang HOT
Pad Thái sử dụng phở làm nguyên liệu chính, đôi khi biến tấu với mì hoặc bún gạo cũng không quá khác lạ. Sợi phở mềm, mỏng nhưng phải dai, tươi mới và không có mùi chua. Bên cạnh đó, tôm khô và tôm tươi được thêm vào món ăn như một truyền thống của người Thái, bởi vị ngon ngọt tự nhiên cũng như màu sắc đẹp.
Ngày nay để phục vụ thực khách nên kết hợp cùng các loại hải sản, thịt bò, thịt heo… hoặc Pad chay. Rau củ theo công thức ban đầu cũng chỉ có giá, hoa chuối và hẹ, ít cầu kỳ hơn so với những biến tấu mới. Nhưng có một nguyên liệu vẫn giữ nguyên là trứng gà, cho vào sau cùng cùng làm tăng vị béo thơm của món ăn. Đầu bếp lúc này phải nhanh tay đảo cho trứng áo đều từng sợi phở và khéo léo để phở không bị nát.
Thành phẩm món này hấp dẫn bất cứ ai với màu sắc các nguyên liệu hài hoà, mùi hẹ thơm ngon. Sợi phở nâu dai mềm, thấm nước sốt chua ngọt và trứng gà beo béo. Pad Thái dùng kèm đậu phộng giã nhuyễn, sa tế ớt cay nồng hoặc vắt miếng chanh thêm vị chua nhẹ, kích thích ăn uống.
Tại TPHCM, mọi người có thể thưởng thức món ăn này tại một số địa chỉ sau: Thaideli – Lẩu Thái & Món Thái (quận 7), Znap – Nhà hàng món Thái (quận 1), Gentlemen’s Coffee (quận 4), Lilly – Food & Drink – Cộng Hoà (quận Tân Bình), Mr.Pad Thái – Chợ Hồ Thị Kỷ (quận 10), Pad Thai – Giga Mall (quận Thủ Đức), Pad Thái, Gỏi đu đủ ba khía (quận 4), Thai ToGo – món Thái – Sư Vạn Hạnh (quận 10), Thai Express – AEON Mall Bình Tân (quận Bình Tân), Thái Tuk Tuk – Ẩm thực Thái (quận 1), Hana Thái – Ẩm thực Thái (quận 1)… Theo đó, một phần Pad Thái có giá bán khoảng 65.000 – 115.000 đồng.
Trưa nay ăn gì: nạp thêm năng lượng từ món phở xào tôm lạ miệng
Phở là món ăn truyền thống của người Việt Nam. Trong các biến thể của món phở xào thì nguyên liệu tôm sẽ là một sự gợi ý khá thú vị cho bữa trưa giữa tuần.
Bánh phở làm từ bột gạo nên vừa có độ dai, mềm nhất định, vừa trắng thơm tự nhiên và phở tươi thường được ưa chuộng hơn loại khô. Cách chọn phở ngon là quan sát màu sắc cũng như bề mặt, sợi phở phải láng mịn, không bị đen, bở nát, không có mùi chua khó chịu.
Nếu có điều kiện thì có thể đến lò làm phở hoặc mua ở những nơi uy tín để đảm bảo chất lượng phở tươi mới, an toàn cho sức khỏe. Cũng chính vì phở tươi mềm, khi xào nấu cần sử dụng chảo chống dính, xốc chảo để trộn các nguyên liệu và hạn chế dùng đũa, như vậy phở sẽ ít bị nát hơn.
Tôm là loại hải sản phổ biến, dễ ăn và chứa chất dinh dưỡng, cung cấp protein, canxi, omega-3. Ngoài chú ý lựa chọn tôm tươi, cách sơ chế cũng ảnh hưởng đến hương vị món ăn. Tôm sẽ được bóc vỏ, cắt râu, chừa đuôi, tiếp đến xẻ đường dọc lưng tôm để lấy chỉ đen ra, việc này đồng thời làm tôm "bung nở" trông đẹp mắt hơn khi nấu chín.
Nước sốt cho món này đơn giản từ nguyên liệu đến công thức, gồm những gia vị quen thuộc ở mỗi căn bếp. Tùy khẩu vị mà có thể pha nước tương, nước mắm, đường... với nhau để mặn ngọt hài hòa, hợp với phở và tôm. Nếu thích chua thì nước cốt me hoặc lát chanh tươi có thể được thêm vào. Khi xào thì đợi tôm chín, sợi phở tơi ra mới cho nước sốt vào, rưới đều và đun sôi để các nguyên liệu thấm vị đậm đà.
Ngoài ra, món này phải có rau củ để chống ngán, đồng thời bổ sung đủ chất cho cơ thể, đó có thể là rau cải ngọt, giá đỗ, cà rốt... Muốn đa dạng hơn thì thêm thịt heo, bò, mực hoặc trứng chiên cắt sợi beo béo. Thành phẩm cho ra món phở xào dai mềm, đủ màu sắc bắt mắt từ tôm, trứng, rau củ và hẹ xanh, ớt đỏ.
Món phở xào tôm tuy có cách làm đơn giản nhưng đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho buổi chiều làm việc. Tại TPHCM, mọi người có thể thưởng thức món phở này tại một số địa chỉ sau: Phở Hà - Hải Triều - Since 1990 (quận 1), Asian Kitchen - Nhà hàng Á Âu (quận 1), Nhà hàng Tuấn & Tú (quận 1), Phở Đoàn - Xa lộ Hà Nội (quận 9), Phở gia truyền Hà Nội - Hồng Hà (quận Tân Bình), Phở Bắc Hải - Thành Thái (quận 10), Phở Gia Bảo Hà Nội (quận Bình Tân), Phở Bắc Hải - Phạm Hùng (quận 8), Phở Lý Quốc Sư - Bùi Thị Xuân (quận Tân Bình)... Theo đó, một phần phở xào tôm có giá bán khoảng 55.000 - 95.000 đồng.
Trưa nay ăn gì: thưởng thức miến trộn gà xé dân dã, đậm đà Miến trộn dai mềm cộng thịt gà ngon ngọt, rưới thêm nước sốt mặn ngọt, chua chua kích thích vị giác người ăn. Món này vừa giúp chống ngán vào bữa trưa, vừa cung cấp đủ các chất cần thiết cho cơ thể. Ảnh minh họa: amthucthongthai Miến có dạng sợi khô, được làm từ bột đậu xanh, bột sắn, bột khoai... mỗi...