Trong thời gian nghỉ dịch ở nhà, chỉ vì thói quen uống này mà nữ sinh trung học suýt nguy hiểm tính mạng
Tiểu Mao bắt đầu có các triệu chứng như sụt cân từ 120kg xuống 100kg, hôn mê, không tỉnh táo và được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Ngày 21/4, một nữ sinh trung học tên là Tiểu Mao sống tại tinh Giang Tô, Trung Quôc, đã phải vào bệnh viện cấp cứu do thói quen uống 1-2 lít nước ngọt mỗi ngày trong thời gian nghỉ dịch, học sinh phải học trực tuyến ở nhà.
Tiểu Mao bắt đầu có các triệu chứng như sụt cân từ 120kg xuống 100kg, hôn mê, không tỉnh táo và được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu. Kết quả kiểm tra cho thấy, nồng độ đường huyết cao đạt 41 mol/m3, được chẩn đoán Ketoacidosis tiểu đường (DKA) hay còn gọi là biến chứng nguy hại của bệnh tiểu đường.
Bác sĩ Viên Dương, phó chủ nhiệm khoa nội tiết, bệnh viện Zhongda Hospital, Southeast University cho biết: “Tiểu Mao cảm thấy không khỏe từ nửa tháng trước. Cô nữ sinh càng ăn càng sụt cân và thường xuyên buồn ngủ, tinh thần không tỉnh táo. Chiều ngày 20/4, người nhà cảm thấy sức khỏe của Tiểu Mao không bình thường, khi gọi thì nữ sinh không tỉnh dậy. Rạng sáng ngày 21/4, người nhà đã đưa cô đến bệnh viện cấp cứu”.
Bác sĩ Viên Dương, phó chủ nhiệm khoa nội tiết, bệnh viện Zhongda Hospital, Southeast University
Thời điểm đó, kiểm tra nồng độ đường huyết của Tiểu Mao đạt mức cao 41 mol/m3. Nồng độ pH trong cơ thể người bình thường là 7.3-7.4, nhưng lúc đó, nồng độ pH trong cơ thể Tiểu Mao là hơn 7.0, được xác nhận là biến chứng Ketoacidosis tiểu đường có tỉ lệ gây tử vong cao. Nếu bệnh nhân cao tuổi gặp trường hợp tương tự thì nhất định sẽ dẫn đến tử vong.
Hiện tại, Tiểu Mao đã có thể xuống giường và ăn uống bình thường. Thể trạng của Tiểu Mao trước đó vốn có nồng độ đường huyết bất thường, cộng thêm mỗi ngày nữ sinh nạp vào cơ thể thức uống có ga chứa carbon dioxide hòa tan nên bệnh tình diễn biến nghiêm trọng.
Bác sĩ Viên Dương chia sẻ, ở những bệnh nhân có nồng độ đường huyết cao sẽ có phản ứng sinh lý là thích uống nước. Nồng độ đường huyết của Tiểu Mao rất cao nên cơ thể sẽ luôn ở trạng thái thiếu hụt đường và mong muốn được đáp ứng đường trong cơ thể, do đó nữ sinh sẽ có xu hướng thích uống nước ngọt. Tiểu Mao được xem là bệnh nhân mắc tiểu đường type 2 và có thể trạng mập. Hiện nay, bệnh tiểu đường type 2 không thể điều trị dứt điểm nhưng tình trạng vẫn có thể được kiểm soát tốt và thậm chí người bệnh không cần sử dụng thuốc hỗ trợ. Hiện tại, điều nữ sinh cần làm chính là giảm cân và kiểm soát lượng đường trong máu.
Trong thời điểm dịch bệnh bùng phát, người dân ở nhà và hạn chế ra đường nên cơ thể sẽ có xu hướng nạp nhiều thức ăn và tiêu hao ít nhiệt lượng. Bác sĩ Viên Dương khuyên các bậc cha mẹ có con học trực tuyến trong mùa dịch nên nhắc nhở các em vận động cơ thể để nâng cao sức khỏe.
Ketoacidosis tiểu đường là bệnh lý gì?
Ketoacidosis tiểu đường là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường xảy ra khi cơ thể sản xuất lượng axit trong máu cao gọi là ketone. Tình trạng phát triển khi cơ thể bạn không thể sản xuất đủ insulin. Insulin thường đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp đường (glucose) nguồn năng lượng chính cho cơ bắp và các mô khác đi vào tế bào của bạn. Không có đủ insulin, cơ thể bạn bắt đầu phân giải chất béo làm nhiên liệu. Quá trình này tạo ra sự tích tụ axit trong máu gọi là ketone, cuối cùng dẫn đến nhiễm toan đái tháo đường nếu không được điều trị.
Video đang HOT
Các triệu chứng của Ketoacidosis tiểu đường là gì?
Các triệu chứng điển hình của nhiễm toan đái tháo đường bao gồm:
- Nôn, buồn nôn.
- Khát nước.
- Lượng glucose máu tăng cao.
- Hơi thở mùi hoa quả.
- Thở sâu (gọi là thở kussmaul) hoặc thở nhanh.
- Đi tiểu thường xuyên.
- Tim đập loạn nhịp.
- Nhầm lẫn và mất phương hướng.
- Hôn mê.
Các triệu chứng của nhiễm toan đái tháo đường thường tiến triển trong khoảng thời gian 24 giờ nếu nồng độ glucose trong máu trở nên quá cao. Nếu không được điều trị kịp thời tình trạng này có thể dẫn đến hôn mê và đe dọa tính mạng người bệnh.
Điều chưa biết về căn bệnh đáng sợ hành hạ NS Chánh Tín hơn chục năm trước khi đột ngột qua đời sáng nay
Mỗi ngày có ít nhất 80 người tử vong vì biến chứng liên quan căn bệnh đang khiến 3,5 triệu người Việt phải điều trị.
Sáng 4/1, NSƯT Nguyễn Chánh Tín - nam nghệ sĩ trong phim Ván bài lật ngửa đột ngột qua đời tại nhà riêng, hưởng thọ 68 tuổi. Sự ra đi của nam diễn viên khiến nhiều người hâm mộ và đồng nghiệp sốc, tiếc thương.
Được biết, diễn viên Nguyễn Chánh Tín đã sống chung với bệnh tiểu đường (đái tháo đường) hơn chục năm qua.
Mỗi ngày ít nhất 80 người chết vì biến chứng liên quan đái tháo đường
Liên đoàn Đái tháo đường thế giới nhận định tại Việt Nam, có 3,53 triệu người đang chung sống với bệnh đái tháo đường. Gần 29.000 người tử vong hàng năm do các biến chứng liên quan tới đái tháo đường, tương đương mỗi ngày ít nhất 80 người tử vong.
Theo Hội Đái tháo đường Việt Nam, con số người Việt bị đái tháo đường có thể lên tới 5 triệu.
Đái tháo đường là một bệnh phổ biến, đặc biệt ở người cao tuổi. Biến chứng của bệnh đái tháo đường vô cùng nguy hiểm, như mù lòa, cắt cụt chân, nhồi máu cơ tim, đột quỵ và chạy thận nhân tạo.
Biến chứng loét bàn chân của người bệnh đái tháo đường
Tại Việt Nam, đái tháo đường là bệnh gây tử vong đứng thứ ba trong số các bệnh không lây nhiễm, sau tim mạch và ung thư.
Độ tuổi của người bệnh ngày càng trẻ, đặc biệt là đái tháo đường tuýp 2. Trước đây, bệnh xảy ra ở người 40 tuổi trở lên, hiện nay nhiều người mắc bệnh khi mới 25-30 tuổi, thậm chí tuổi vị thành niên. Nhiều bệnh nhân chỉ mới 10-12 tuổi đã bị đái tháo đường tuýp 2.
Gần 70% người đái tháo đường không hề biết mình mang bệnh
Điều đáng lưu ý là 63% người bệnh nhưng chưa được chẩn đoán và 70% bệnh nhân đã được chẩn đoán bệnh tuýp 2 song chưa đạt mục tiêu điều trị.
85% người chỉ phát hiện bệnh khi đã có biến chứng nguy hiểm như tim mạch, suy thận, thần kinh, biến chứng bàn chân...
Những biến chứng đáng sợ của đái tháo đường
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng ngày càng nhiều người bệnh là do chế độ ăn uống, vận động không hợp lý của lối sống hiện đại, bên cạnh yếu tố di truyền.
PGS. TS. Vũ Thị Thanh Huyền, chuyên gia về Nội Tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Lão khoa Trung ương khẳng định đây là bệnh không thể chữa khỏi. Việc điều trị bệnh bao gồm thực hiện chế độ ăn, vận động và dùng thuốc.
Đối với một số người, đặc biệt là người cao tuổi có thể đạt được mức đường huyết ổn định bằng thực hiện phương pháp điều trị bằng chế độ ăn và vận động phù hợp theo chỉ định của bác sỹ.
Trong trường hợp đó, bệnh nhân dù không dùng thuốc vẫn cần theo dõi định kỳ đường huyết ít nhất 3 tháng 1 lần để bác sỹ quyết định chế độ điều trị tiếp theo.
Các dấu hiệu cảnh báo có thể rất mờ nhạt như thường đói và mệt mỏi, đi tiểu nhiều hơn và luôn thấy khát, nhìn mờ, miệng khô ngứa da... Bệnh có thể được chẩn đoán bằng cách xét nghiệm máu định kỳ.
Để phòng bệnh, cần có lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, ăn nhiều rau xanh và chất xơ, giảm tinh bột, hạn chế thức ăn chiên xào, không ngồi quá nhiều, giảm stress... Đặc biệt, cần kiểm tra sức khoẻ định kỳ, xét nghiệm máu để biết mình bị bệnh hay không.
T.Nguyên
Theo giadinh.net
Nhân Ngày Đái tháo đường thế giới (14-11): Gia đình giữ vai trò quan trọng cải thiện sức khỏe cho người bệnh Đái tháo đường (ĐTĐ) đã trở thành đại dịch toàn cầu trong thế kỷ XXI. Hiện nay, trên toàn cầu ước tính có khoảng 425 triệu người mắc ĐTĐ, con số này sẽ tăng lên 629 triệu người vào năm 2045. Việt Nam cũng nằm trong bối cảnh chung của thế giới với hơn 3,5 triệu bệnh nhân ĐTĐ và sẽ còn gia...