Trong giáo dục cần chấp nhận thực tế đa dạng, có em học giỏi có em học kém
Nếu gặp học sinh yếu, gia đình chưa thực sự quan tâm, cộng với quy định của ngành thì cho dù học sinh không biết gì nhưng đã lưu ban thì năm học sau sẽ lên lớp!
Thông thường, hết học kỳ I của năm lớp 1 thì đa phần học sinh đã đọc thông, viết thạo. Thậm chí có những em chưa vào lớp 1 cũng đã đọc và viết được vì phụ huynh đã dạy chữ cho con sớm. Nhưng, cũng có những học sinh học hết Tiểu học, lên đến cấp Trung học cơ sở vẫn chưa đọc thông, viết thạo.
Vì thế, sự việc 6 học sinh của trường Trung học cơ sở – Trung học phổ thông Tân Mỹ (huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) không đọc trôi chảy được một đoạn văn khiến dư luận bất ngờ nhưng thực tế tình trạng này báo chí đã từng phản ánh nhiều lần trong những năm gần đây.
Nhiều người cho rằng thầy cô chưa dạy hết trách nhiệm, vì thành tích nhưng thực ra chưa hẳn là vậy. Nếu gặp học sinh quá yếu, gia đình chưa thực sự quan tâm, cộng với quy định của ngành thì cho dù học sinh không biết gì nhưng đã lưu ban thì các năm học sau dở cỡ nào cũng vẫn được lên lớp.
Trường Trung học cơ sở – Trung học phổ thông Tân Mỹ- nơi có tình trạng học sinh lớp 6 chưa đọc thông, viết thạo (Ảnh minh họa: Báo Giáo dục và Thời đại)
Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT trước đây đã hướng dẫn cho học sinh lưu ban như thế nào?
Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học có hiệu lực từ ngày 01/11/2020 hướng dẫn: ” Học sinh không được lưu ban quá 03 lần trong một cấp học “.
Còn trước ngày 01/11/2020 thì ngành giáo dục thực hiện theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT, theo hướng dẫn của Thông tư này thì ” Học sinh không được lưu ban quá 02 lần trong một cấp học “.
Như vậy, những em học sinh lớp 6 của trường Trung học cơ sở – Trung học phổ thông Tân Mỹ (huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) thực hiện theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT trước đây. Vì Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT mới có hiệu lực từ cuối học kỳ I của năm học 2020-2021.
Và, thực tế thì trong số những học sinh này cũng đã có em ở lại lớp.
Khi thông tin này được báo chí phản ánh thì có ý kiến cho rằng giáo viên, nhà trường nặng thành tích mà đẩy học sinh lên lớp nhưng thử hỏi với quy định như vậy thì giáo viên sẽ rất khó có lựa chọn nào khả thi hơn là cho học trò…lên lớp.
Lên lớp, chưa hẳn là để hết trách nhiệm mà với nhiều quy định hiện nay thì giáo viên khó có lựa chọn nào khả thi hơn. Đó là chưa kể nếu những em học sinh này mà ở cấp Tiểu học, học ở trường chuẩn quốc gia thì còn ràng buộc vào tỉ lệ trường chuẩn, phổ cập của địa phương nữa.
Khi gặp những trường hợp như thế này, dư luận thường đặt nghi nghi vấn là thầy cô dạy chưa hết trách nhiệm, nhà trường vì muốn có thành tích đẹp mà “đẩy” học sinh lên lớp….
Đúng là có tình trạng này và những thầy cô giáo, nhà trường có một phần lớn trách nhiệm ở trong đó, nhưng nếu đẩy trách nhiệm cả cho thầy cô giáo và nhà trường thì cũng thật…tội nghiệp.
Bởi, trong số những học sinh trong mỗi lớp có những học sinh học rất nhanh nhưng cũng có những học sinh học rất chậm, thậm chí có những em không biết gì cả.
Giáo viên có tận tình dạy dỗ nhưng trong các lớp học vẫn có những em không tiếp thu được bài.
Thời gian trên lớp thì có giới hạn, hàng mấy chục học sinh nên giáo viên không thể lúc nào cũng kè kè kèm học sinh yếu được. Yếu mà học còn vào thì thầy cô cũng ráng kèm cặp nhưng nếu học không vào thì kèm cặp cũng như “nước đổ lá khoai” mà thôi.
Giải pháp nào cho những em học sinh học…không vào?
Tình trạng học sinh học đến lớp 6 mà vẫn không đọc thông, viết thạo như một số em ở trường Trung học cơ sở – Trung học phổ thông Tân Mỹ (huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) thực ra không phải là những trường hợp cá biệt mà trong các lớp học đại trà ở cấp Trung học cơ sở hiện nay vẫn có.
Video đang HOT
Bởi lý do từ cấp Tiểu học đến lớp 8 thì học sinh chưa phải trải qua một kỳ thi nào. Cấp Tiểu học thì mỗi học kỳ học sinh được kiểm tra 2 lần nhưng thông thường việc kiểm tra, đánh giá học trò không khó khăn. Vì thế, học sinh được lên lớp là tất yếu, rất hiếm học sinh phải ở lại lớp.
Muốn không lặp lại sự việc này, chúng tôi cho rằng cần phải có sự chung tay của nhiều người, nhiều lãnh đạo ngành.
Thứ nhất : giáo viên phải tận tâm với những em học sinh này, giúp đỡ trên lớp, phụ đạo cho học trò để các em có gốc ngay từ khi học lớp 1. Những em không đạt yêu cầu chuẩn kiến thức thì giáo viên mạnh dạn cho học sinh ở lại lớp.
Tuy nhiên, cái khó nhất là khi phụ đạo cho học trò trái buổi hiện nay ở các cấp học phổ thông thường rất khó khăn trong việc tính tiết dạy định mức của giáo viên. Phụ đạo cũng đồng thời sẽ phát sinh thừa tiết của giáo viên.
Trong khi, phát sinh thừa giờ theo kiểu phụ đạo học sinh yếu kém hiện nay rất khó trong việc chi trả tiền thừa giờ cho giáo viên vì gần như cấp trên không phê duyệt khoản kinh phí này.
Giải pháp của các nhà trường thường là bố trí một số giáo viên thiếu tiết đi phụ đạo cho học trò. Nhưng, nhiều khi giáo viên vào trường thì học sinh lại không đến học- đây là thực trạng xảy ra nhiều ở nhiều trường học.
Những em học giỏi thì lại rất siêng năng nhưng những em yếu kém thì giáo viên có yêu cầu vào trường trái buổi để phụ đạo thì các em cũng tìm cách lẩn tránh.
Vì thế, giáo viên, nhà trường cần báo cho phụ huynh biết để cùng phối hợp cho học sinh học phụ đạo khi nhà trường có kế hoạch.
Thứ hai : phụ huynh cũng cần chung tay với giáo viên, với nhà trường trong việc dạy dỗ, kèm cặp học trò. Để xảy ra tình trạng học sinh học đến lớp 6 nhưng đọc không thông, viết không thạo thì phụ huynh mới phát hiện ra cũng là một điều đáng…băn khoăn.
Chẳng lẽ gần 6 năm qua phụ huynh lại không một lần lật vở hay kiểm tra xem con mình học hành như thế nào hay sao?
Chẳng lẽ trong một gia đình có ông bà, cha mẹ, chú bác…mà đều không một lần để ý đến khả năng học tập của con em mình?
Vì thế, phụ huynh cũng cần đóng một vai trò quan trọng kèm cặp, dạy dỗ hoặc ít nhất là nhắc nhở con em mình học tập khi ở nhà.
Thứ ba : các nhà trường tiểu học cần thay đổi thói quen phân công giáo viên dạy lớp cố định. Chẳng hạn, năm nay lớp 2A thì sang năm vẫn lớp 2A nên giáo viên họ thừa biết là nếu để học sinh quá yếu ở lại thì sang năm học sau lại…khổ mình. Vì thế, việc học sinh lên lớp đều đều cũng là một lẽ thường.
Thay vì cứ phân công cố định như vậy, Ban giám hiệu các nhà trường cần luân chuyển giáo viên chủ nhiệm giữa các lớp. Năm nay lớp A thì sang năm có thể là lớp C, lớp D…để giáo viên họ không ngán ngại và cũng không thể né được học trò yếu kém.
Đồng thời, nhà trường cũng mạnh dạn, yêu cầu giáo viên cho học sinh ở lại lớp nếu quá yếu. Hiện nay, Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT đã có hiệu lựa và học sinh có thể ở lại đến 3 lần/ cấp học.
Cùng với nhà trường thì các Phòng Giáo dục cũng không nên quá đề cao thành tích hoặc ra chỉ tiêu cao ngất ngưởng khiến cho một số nhà trường, giáo viên họ phải đối phó, phải đẩy học trò yếu, kém lên lớp.
Khi mọi người chung tay vì giáo dục, lãnh đạo ngành không quá trọng vào thành tích, chỉ tiêu thì ít nhất cũng giúp cho những em học sinh dù yếu nhưng lên đến lớp 2, lớp 3 cũng có thể đọc thông, viết thạo.
Giáo dục phổ thông còn rất nhiều việc phải làm và có lẽ đã đến lúc người lớn cần chung tay trong việc giáo dục con trẻ. Đừng để tình trạng con học giỏi là tại cháu nó thông minh nhưng con học yếu là tại…thầy cô chưa dạy dỗ đến nơi đến chốn.
Mình giáo viên thôi chưa đủ mà rất cần sự chung tay, góp sức của nhiều người, đặc biệt là phụ huynh học sinh chung tay kèm cặp, quản lý, nhắc nhở, tạo động lực cho con em mình học tập lúc ở nhà.
Dạy-học theo tín chỉ rất phù hợp với chương trình phổ thông mới, nên thử
Bất cập lớn nhất của việc đánh giá theo chương trình hiện hành chính là việc học sinh học yếu một vài môn phải ở lại lớp.
Sau bài viết "Không dạy - học bậc trung học phổ thông theo tín chỉ, đổi mới còn nửa vời" của tác giả Lê Minh đã nêu quan điểm nên thí điểm dạy học theo tín chỉ ở bậc học từ trung học cơ sở trở lên để hạn chế những bất cập của chương trình hiện hành.
Đây là một ý kiến rất hay, rất đáng được nghiên cứu một cách toàn diện trong thời gian tới vì những lợi ích tích cực của việc dạy học theo tín chỉ mà tác giả Lê Minh đã nêu ra trong bài viết.
Dạy học theo tín chỉ là gì?
Hiện nay, việc học theo tín chỉ được thực hiện ở bậc đại học, qua quá trình dạy học nhiều năm đã cho thấy hình thức dạy học theo tín chỉ là hợp lý.
Nhờ học tập theo tín chỉ sinh viên được linh hoạt đăng ký môn học, linh hoạt đăng ký thời gian tốt nghiệp, sinh viên giỏi rút ngắn thời gian học tập, giảm chi phí trong học tập,...
Việc dạy và học theo tín chỉ sẽ giúp nâng cao hiệu quả giảng dạy và tư duy sáng tạo của sinh viên. Đối với hình thức này người học tự học, tự nghiên cứu, giảm sự nhồi nhét kiến thức của người dạy, và do đó, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người học.
Phương pháp đào tạo theo hệ thống tín chỉ hay gọi tắt là Hệ thống tín chỉ là một phương thức đào tạo tiên tiến trong nền giáo dục của nhiều quốc gia trên thế giới.
Nó còn được gọi là học chế tín chỉ để phân biệt với các phương pháp đào tạo ra đời trước nó như học chế niên chế, học chế học phần. Trên thế giới phương pháp này được áp dụng ở cả giáo dục phổ thông và giáo dục đại học.
Tại Việt Nam, một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30 - 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45 - 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 - 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khoá luận tốt nghiệp.
Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu được một tín chỉ sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân.
Ý kiến đề nghị thí điểm cho học sinh học theo tín chỉ là một ý kiến hay. (Ảnh minh hoạ: Lã Tiến)
Hiệu trưởng các trường quy định cụ thể số tiết, số giờ đối với từng học phần cho phù hợp với đặc điểm của trường. Đối với những chương trình, khối lượng của từng học phần đã được tính theo đơn vị học trình, thì 1,5 đơn vị học trình được quy đổi thành 1 tín chỉ. Một tiết học được tính bằng 50 phút.
Trước đây cũng có một số luồng ý kiến khác nhau về việc đưa việc đào tạo theo tín chỉ cho học sinh từ trung học cơ sở trở lên (từ lớp 6 trở lên) để áp dụng cái ưu việt của việc học theo tín chỉ thành công của bậc tiểu học, hạn chế những thiếu sót của việc đào tạo hiện hành.
Học sinh học không đạt một vài môn phải học lại tất cả các môn là quá vô lý
Bất cập lớn nhất của việc đánh giá theo chương trình hiện hành chính là việc học sinh học yếu một vài môn phải ở lại lớp và điều này có nghĩa là học sinh phải học lại tất cả các môn học của lớp đó trong đó có các môn học sinh học rất tốt nhưng vẫn phải học lại.
Ví dụ một học sinh lớp 8 học khá, tốt gần như các môn, trong đó chỉ có một môn Địa lý em học rất yếu, học không thể tiếp thu được, nếu cuối năm em đó đạt điểm trung bình môn dưới 2,0 thì em đó phải ở lại hẳn hoặc từ 2,0 đến 3,4 thì em phải thi lại, nếu thi lại không đạt thì xem như em phải ở lại, phải học lại cả năm lớp 8, học lại các môn mà năm học trước có môn em đó đạt 9.0, 8.0,... và phải tốn một thời gian học lại là cả năm học, vô cùng bất cập, vô lý.
Đó chính là điều vô lý của việc đánh giá theo Thông tư 26/2020 sửa đổi, bổ sung Thông tư 58/2011 đánh giá xếp loại học sinh phổ thông hiện nay.
Chương trình hiện hành một môn học phải học cả năm học điều này làm học sinh học trước quên sau. Trong một tuần có rất nhiều môn đều này là học sinh không có thời gian đào sâu kiến thức, và phát sinh nạn dạy thêm tràn lan.
Nên thí điểm dạy học theo tín chỉ từ lớp 6
Đồng quan điểm với tác giả Lê Minh, theo cá nhân tôi, ở khối 6-9 và 10-12 nên tổ chức thí điểm cho học sinh học theo tín chỉ ở một số trường có điều kiện.
Hiện nay, việc học theo tín chỉ đã được tổ chức ở các trường đại học tuy nhiên ở phổ thông ở nước ta chưa tổ chức dạy học theo hình thức này. Dạy học theo tín chỉ có nhiều lợi ích.
Chương trình giáo dục theo tín chỉ sẽ phù hợp với nhu cầu của tất cả học sinh. Học sinh được lựa chọn các môn học mà mình yêu thích để theo học (bên cạnh những môn bắt buộc).
Tùy theo học lực của mỗi học sinh các em sẽ được lựa chọn học bao nhiêu môn trong một học kỳ, nếu học sinh có học lực tốt thì có thể tốt nghiệp sớm để lên học chương trình cao hơn.
Nếu em có học lực yếu có thể kết thúc muộn hơn.
Học tín chỉ không có khái niệm ở lại lớp như hiện tại, cũng không có khái niệm học sinh "ngồi nhầm lớp" gây bức xúc gần đây.
Học sinh học yếu môn nào sẽ phải học lại môn đó các môn đã đạt rồi thì không cần học lại.
Như trường hợp ví dụ ở trên, học sinh lớp 8 trên chỉ có một môn Địa lý không đạt thì em vẫn được tiếp tục học lên lớp 9, tuy nhiên đối với tín chỉ môn địa em phải học hoàn thành số tín chỉ của lớp 8 cho đạt thì mới được học tín chỉ môn Địa lý lớp 9 (nếu nó có liên thông, còn nếu không liên thông thì vẫn có thể cho học sinh học tín chỉ Địa lý 9 dù vẫn chưa đạt Địa lý 8), do đó học sinh học yếu có thể tốt nghiệp muộn hơn, nhưng học lại thì chỉ học môn đó mà không phải học lại tất cả các môn.
Việc học sinh chưa đạt môn học nào đó chỉ được xem là điều kiện để được cấp chứng nhận hoàn thành bậc trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Nếu các em đã hoàn thành hết các bộ môn ở lớp 9, 12 tuy nhiên vẫn còn nợ môn nào thì phải hoàn thành học môn đó để có thể cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình. Việc cấp giấy chứng nhận này do hiệu trưởng cấp và được cấp linh hoạt.
Nếu học theo tín chỉ thì học sinh chỉ cần lại thời gian chỉ ngắn, nếu học theo chương trình hiện hành thì học sinh phải học lại cả năm, vì mỗi tuần học chỉ học 1,2 tiết, trong khi học theo tín chỉ là học liên tục hết học phần môn này sẽ được học học phần môn khác.
Tôi cho đây là việc đổi mới rất hay, tiến bộ, một số nước có nền giáo dục tiến bộ đã áp dụng và có hiệu quả từ bậc phổ thông.
Học sinh học tốt có thể học vượt và ra trường sớm. Việc tốt nghiệp sớm hay muộn phụ thuộc vào sức học của học sinh.
Cũng sẽ hạn chế tối đa việc giáo viên dùng quyền o ép để dạy thêm, vì học sinh có thể lựa chọn được học với giáo viên khác hoặc học lại học phần đó với giáo viên khác miễn sao việc kiểm tra đủ điều kiện để kết thúc học phần, đạt yêu cầu tín chỉ.
Dạy học theo tín chỉ yêu cầu người học phải có tinh thần tự học cao. Thời gian lên lớp rút ngắn học sinh có điều kiện tự học, có điều kiện tham gia rèn luyện thể lực, sinh hoạt đoàn hội phát triển kỹ năng sống cho học sinh.
Dạy học theo tín chỉ học sinh được lựa chọn môn học được lựa chọn giáo viên. Điều này tạo áp lực giáo viên phải không ngừng học tập, đổi mới phương pháp, rèn luyện chuyên môn để thu hút học sinh học lớp của mình.
Học theo tín chỉ thì kiến thức học sinh sẽ được tích lũy qua các môn học. Việc đánh giá học sinh dựa trên điểm tích lũy cả quá trình học điều này giúp đánh giá tốt học lựa của người học. Không có việc phân biệt giữa môn chính môn phụ, việc học theo tín chỉ giúp phân hóa học sinh tốt hơn.
Nếu việc dạy học theo tín chỉ được nghiên cứu và triển khai thí điểm là rất tốt, nếu chưa thực hiện được rất mong Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi quy định về điều kiện lên lớp nếu học sinh học yếu chỉ 1 và môn mà phải học lại tất cả các môn. Chỉ nên quy định học sinh học yếu, chưa đạt môn nào phải được học bổ sung kiến thức của môn đó (hình thức tập trung, trực tuyến hoặc tự học).
Ý kiến về dạy học theo tín chỉ ở bậc phổ thông là một quan điểm mới. Thông qua bài viết, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp, trao đổi của các thầy công đồng nghiệp và bạn đọc xa gần ngõ hầu làm sáng tỏ những lợi ích cũng như khó khăn, giải pháp khi tổ chức dạy học theo tín chỉ ở bậc phổ thông.
Không biết đọc vẫn lên lớp, cứ giao ban giám hiệu phụ đạo để hiểu thực tế Ban giám hiệu trực tiếp dạy kèm học sinh đọc viết yếu sẽ hiểu hơn có những học sinh cần được lưu ban, có những em dù cố gắng hết sức cũng không thể theo kịp... Học sinh ngồi nhầm lớp thì bậc học nào cũng có nhưng dễ nhận biết nhất là bậc tiểu học. Bởi, học yếu những môn học khác...