Thái Nguyên: Không để tiêu cực tồn tại trong môi trường giáo dục
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng Bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 – 2025 nêu rõ nhiệm vụ, giải pháp phát triển GD-ĐT.
Ông Trịnh Việt Hùng thăm các gian trưng bày sản phẩm tại Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thái Nguyên năm 2020.
Xung quanh công tác chăm lo, phát triển GD-ĐT, ông Trịnh Việt Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã có cuộc trao đổi với Báo Giáo dục và Thời đại.
- Là 1 trong 3 trung tâm giáo dục và đào tạo lớn nhất cả nước, ông cho biết chủ trương của tỉnh Thái Nguyên trong việc phát huy thế mạnh GD-ĐT với phát triển kinh tế – xã hội địa phương?
- Chúng tôi xác định đây là lợi thế cần tiếp tục thúc đẩy, phát huy nhằm phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội địa phương, đặc biệt là đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, triển khai ứng dụng khoa học trong giai đoạn mới.
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng Bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 – 2025 nêu rõ nhiệm vụ, giải pháp phát triển GD-ĐT, đó là: Triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông mới; củng cố vững chắc và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục các cấp học, trường chuẩn quốc gia .
Đẩy mạnh xã hội hóa trong phát triển giáo dục và đào tạo. Tiếp tục quan tâm đến giáo dục ở vùng đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số miền núi. Phát huy tiềm năng thế mạnh của các trường đại học thành viên – Đại học Thái Nguyên trong nghiên cứu khoa học, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
- Tiêu cực là yếu tố nguy hại nhất ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả và niềm tin vào GD-ĐT. Quan điểm của ông về vấn đề này?
- Trong bất kì lĩnh vực nào, tiêu cực cũng là yếu tố nguy hại. Đặc biệt, với GD-ĐT, tiêu cực còn gây ra những hệ lụy lâu dài. Giáo dục và đào tạo là ngành giữ vai trò nền tảng của mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội . Sản phẩm của
GD-ĐT gắn liền với vấn đề nhân cách , trí tuệ, năng lực của con người. Vì vậy, môi trường GD-ĐT phải chuẩn mực, tích cực.
Quan điểm của chúng tôi là phải minh bạch, công khai, đúng quy định, kiên quyết không để tiêu cực tồn tại trong môi trường giáo dục .
Ông Trịnh Việt Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.
- Thái Nguyên sẽ tập trung vào những nhóm giải pháp căn bản nào để tiếp tục xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh, tích cực?
- Trước hết, tỉnh tập trung vào công tác tuyên truyền để mỗi cá nhân, cán bộ giáo viên, người đứng đầu đơn vị, học sinh, sinh viên có nhận thức đúng đắn, nắm bắt đầy đủ các quy định, hướng dẫn về phòng, chống tiêu cực trong công tác GD-ĐT.
Tiếp đó, nâng cao tinh thần trách nhiệm, nêu gương của đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo. Đây là những người trong cuộc, nếu đội ngũ này thực sự có tinh thần trách nhiệm, nêu gương sẽ lan tỏa và góp phần vào việc đẩy lùi tiêu cực, sai phạm.
Đồng thời triển khai công tác phòng, chống tiêu cực một cách sâu rộng, làm sao lan tỏa trong toàn xã hội, để từng thầy cô, phụ huynh, học sinh đều vào cuộc. Chúng ta cần xây dựng một môi trường giáo dục mà mọi người đều đồng thuận, đồng lòng, chung sức hành động. Thực hiện hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát với mục tiêu kịp thời phòng ngừa, phát hiện và xử lý sai phạm; phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả trong giáo dục.
- Những chỉ đạo cụ thể hơn về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của tỉnh Thái Nguyên?
- Tỉnh đã yêu cầu công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát phải trọng tâm, trọng điểm. Nội dung thanh tra, kiểm tra, giám sát tập trung vào việc thực hiện 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 5 nhóm giải pháp cơ bản của ngành.
Đặc biệt, cần chú ý đến 2 nội dung: Các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, sách giáo khoa và các tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập…); vấn đề bức xúc trong ngành được dư luận xã hội quan tâm (thực hiện quy chế chuyên môn; quản lý thu chi; tổ chức các kỳ thi; an toàn trường học; thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học; đạo đức, lối sống của học sinh và cán bộ, giáo viên…).
Cùng với đó, thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh, bảo đảm thực hiện quy chế dân chủ; quy định về công khai, minh bạch; quy định về chuyên môn, nghiệp vụ (kế hoạch giáo dục; kế hoạch nâng cao chất lượng dạy và học; công tác tuyển sinh đầu cấp; nền nếp giảng dạy, học tập…).
Tôi tin tưởng rằng, với truyền thống của ngành GD-ĐT tỉnh nhà, sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo tỉnh; sự chung sức, đồng lòng của toàn xã hội, môi trường giáo dục sẽ ngày càng thân thiện, tích cực, theo đó tiêu cực sẽ không có chỗ tồn tại.
- Xin trân trọng cảm ơn ông!
Xây trường chuẩn quốc gia tại Phong Thổ, Lai Châu: Hướng tới mục tiêu kép
Tuy còn nhiều khó khăn của huyện nghèo, xuất phát điểm thấp, song Phong Thổ (tỉnh Lai Châu) đang nỗ lực không mệt mỏi để xây dựng các trường đạt chuẩn quốc gia.
Trong giờ học tại Trường Tiểu học Đoàn Kết (huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu).
Đó là mục tiêu kép mà địa phương muốn hướng đến để vừa có môi trường giáo dục tốt, vừa hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Khó khăn chồng chất
Tuy là huyện có tiềm năng nhất định để phát triển kinh tế vì có cửa khẩu Ma Lù Thàng, song địa phương này lại có nhiều xã vùng cao thuộc diện đặc biệt khó khăn. Nơi đây có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, sự quan tâm đến việc học của con em chưa đủ lớn khiến công tác phát triển giáo dục ở đây luôn gặp không ít trở ngại.
Trường PTDTBT Tiểu học Đoàn Kết (Tiểu học Đoàn Kết) có hơn 300 học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn xã Ma Li Pho. Đây là ngôi trường mới sáp nhập thêm 4 bản vùng khó của xã Huổi Luông. Dù đối mặt với khó khăn về cơ sở vật chất, trình độ của giáo viên còn nhiều hạn chế nhưng tập thể nhà trường vẫn đặt ra mục tiêu phấn đấu xây dựng trường đạt chuẩn trong 5 năm tới.
"Khó khăn còn nhiều, tuy vậy, chúng tôi đang tràn đầy quyết tâm khắc phục để xây dựng trường chuẩn, phấn đấu có môi trường giáo dục tốt, góp phần nâng cao dân trí", cô Trần Thị Hằng - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đoàn Kết chia sẻ.
"Ngày trước, một số xã vùng cao tỷ lệ học sinh ra lớp học chữ đạt chừng 70%, thầy cô phấn khởi lắm rồi. Phụ huynh chẳng thiết tha với việc học của con em. Nhưng thầy cô cứ miệt mài vận động, ngành GD-ĐT cũng phối hợp với cấp ủy, chính quyền các xã, bản thường xuyên vận động... giờ đây người dân đã nhận thức được tầm quan trọng của việc học chữ. Vì thế, tỷ lệ học sinh đến trường đạt khoảng 95%. Đây là thành công ngoài mong đợi", ông Nguyễn Vương Hùng - Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Phong Thổ chia sẻ.
Công tác xã hội hóa để cải thiện môi trường trường học ở Phong Thổ gặp nhiều khó khăn.
Đồng lòng vượt khó
Ông Nguyễn Vương Hùng cho biết: Đứng trước yêu cầu về đổi mới căn bản toàn diện của GD-ĐT, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài; thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của huyện trong những năm tiếp theo, xây dựng trường chuẩn quốc gia là cần thiết.
"Chúng tôi đặt ra mục tiêu kép: Xây dựng trường chuẩn vừa tạo được môi trường sư phạm tốt, có chất lượng, góp phần nâng cao dân trí; cùng với địa phương hoàn thành tốt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Bởi vậy, toàn ngành quyết tâm sẽ hoàn thành tốt mục tiêu này trong giai đoạn tới", ông Nguyễn Vương Hùng giãi bày.
Từ chỗ có hơn 60 đơn vị trường học, sau thời gian sáp nhập, huyện Phong Thổ hiện có 48 trường với 907 lớp và 23.135 học sinh. Giai đoạn 2016 - 2020, Phong Thổ có 14 trường được công nhận mới, công nhận lại đạt chuẩn quốc gia. Giai đoạn 2021 - 2025, cùng với việc duy trì kết quả sẵn có, địa phương này phấn đấu sẽ có 14 trường học đạt chuẩn.
Theo quan điểm của Phòng GD&ĐT huyện Phong Thổ, ngành GD-ĐT huyện sẽ tập trung xây dựng hệ thống trường mầm non, tiểu học, THCS đạt chuẩn quốc gia theo hướng "chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa", nâng tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia trên 58%.
Cũng theo ông Hùng, xây dựng các trường đạt chuẩn đã khó, việc duy trì còn khó khăn hơn. Vì thế, chúng tôi xác định cùng với việc đầu tư cơ sở vật chất trường lớp học cần quan tâm xây dựng cảnh quan, môi trường giáo dục tốt. Chúng tôi sẽ chú trọng đến các tiêu chí trường chuẩn quốc gia để củng cố, cải thiện. Trong đó, sẽ đặc biệt chú ý đến việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên. Đây là yếu tố hết sức quan trọng, bởi chúng tôi lấy phương châm "chất lượng của người học là tấm gương phản chiếu những nỗ lực và năng lực của người dạy". Vì vậy, toàn ngành cùng chung tay, trách nhiệm thì không lý do gì chất lượng dạy và học lại không phát triển.
Thái Nguyên: Dành nguồn lực chăm lo học sinh dân tộc thiểu số Với sự đầu tư nâng cấp, mở rộng quy mô hệ thống các trường dân tộc nội trú, công tác giáo dục, chăm sóc học sinh dân tộc thiểu số của Thái Nguyên đạt nhiều kết quả tích cực. Khu nội trú trường PTDTNT THCS Đồng Hỷ. Nâng cấp các trường dân tộc nội trú Vào năm học 2014 - 2015, với 1730...